Lương, nhất là lương cứng luôn là 1 khoản đầu tư vào con người nhưng về khía cạnh “nào đó” thì nó đúng là chi phí:
Không phải vị trí nào trong doanh nghiệp cũng được nhận lương cứng, vì có những vị trí hoàn toàn theo %. Hầu hết các vị trí lương cứng cao đều thuộc nhóm nhân sự: Có tài không trung thành, có tài và trung thành
Các công ty sẽ luôn tìm cách tăng thưởng, tăng phúc lợi (biến phí) chứ rất ngại tăng lương cứng, vì sợ định phí tăng nhưng khi gặp tình huống doanh thu giảm thì định phí giữ nguyên gây rủi ro cho doanh nghiệp.
Bài viết này sẽ bật mý cho bạn bí quyết tăng lương hiệu quả nhưng sếp lại vỗ tay đen đét
– Tình huống: giả sử bạn là 1 nhân viên chạy quảng cáo Google Adw, FB ads, hoặc lập trình, Designers, hoặc 1 tư vấn Marketing, PR, kế toán, luật, trưởng/phó bộ phận kinh doanh, chuyên viên nhân sự…và điểm chung của các bạn là đang có lương giả sử 8tr/ tháng. Bài toán đặt ra là bạn muốn lên mức lương 12tr/ tháng bạn phải làm thế nào?
– Không hề đơn giản đúng không? Dù bạn có nghĩ thoải mái các giải pháp, kể cả chí phèo xin nghỉ việc đi nữa cũng không chạm tới mức lương đó được. Vậy cách làm như thế nào? Thực ra tôi đã viết 1 lần rồi, giờ viết tỷ mỷ hơn thôi.
“Lương cao trách nhiệm lớn”, đó là hiển nhiên. Thực tế các ông chủ ngay cả Việt Nam cũng rất muốn trả lương cao, rất cao, chẳng qua ứng viên đa phần lởm hoặc cam phận, nên các CEO trong nước luôn thiếu và thèm nhân viên khủng.
Có 4 bước vàng như sau:
Bước 1: Gặp gỡ sếp và đưa ra “bản đàm phán hấp dẫn” không thể cưỡng lại, với những con số KPIs mới, kết quả mới cùng vai trò chức năng nhiều hơn, cao hơn. Lưu ý: kỹ thuật ở đây là bạn phải làm cho sếp cảm thấy mức lương 12tr là Thấp so với các Kpis mới bạn có thể đạt được. “Lương luôn thấp hơn năng lực” – đó là nhân sự hiếm, và luôn chiếm được tình cảm sếp, kể cả khủng hoảng cũng ko bị sa thải.
Bước 2: Nếu làm đúng bước 1 thì sếp sẽ ok ngay, vỗ đùi đen đét thậm chí ko giấu diếm: nếu chú/ cô làm được như cam kết này anh trả mẹ luôn 14,15tr/ tháng chứ đừng lói 12tr. Bởi vì…
Bước 3: Bởi vì mục tiêu mới, trách nhiệm mới ko hề dễ thực hiện 1 tý nào. Nó đơn thuần nhỏ thì là nâng cao kết quả chuyên môn, lớn thì thay đổi cả công ty. Và để đat được những điều tuyệt vời đó phải tính bằng Đơn Vị Tháng. 1 tháng là phi thực tế, đừng ép quả xanh phải xanh chính, trừ khi ngâm thuốc Tàu. Tức chính bạn phải vượt qua giới hạn bản thân rất nhiều, và quan trọng có 1 điều khoản rất hấp dẫn với sếp là….
Bước 4: là bước 4, nhưng lại vẫn là các điều khoản trong đàm phán với sếp, khiến sếp ko thể cưỡng lại. BẠN PHẢI CAM KẾT ĐẾN KHI ĐẠT 100% KPI MỚI MỚI NHẬN LƯƠNG MỚI, còn 99% ĐI NỮA VẪN LƯƠNG CŨ, tức 8Tr. Việc của bạn là phải vượt qua 100% so với những KPI mới.
Ví dụ: tháng 7/2016 bạn gặp sếp và trình bày 4 bước trên với mong muốn tăng lương từ 8 lên 12tr/ tháng với 1 bộ KPIs mới.
Tháng 8 bạn nỗ lực thay đổi bản thân và tập trung công việc, phá vỡ các giới hạn cũ, và bạn đạt 35% KPI mới, vẫn nhận lương 8tr, sếp vui.
Tháng 9/2016 trên đà tiến tới, nhưng cuối tháng cũng chỉ đạt 68% KPis mới, vẫn lương 8tr.
Đến tháng 10, do nỗ lực hết sức dựa trên thói quen mới, bạn đat 89% KpIs, ảnh hưởng rõ rệt công ty, vẫn lương 8tr, sếp nể vãi và thưởng, lấy hay không tuỳ bạn, nhưng mục tiêu tháng 11 phải đạt.
Tháng 11/2016, do chưa tính toán kỹ ” điểm cực hạn” và những khó khăn không lường tới, khiến mục tiêu vượt 100% tháng trước đề ra ko đạt, bạn chỉ đạt 97%, vẫn lương 8tr nhưng ảnh hưởng rất lớn, sếp ngưỡng mộ tý khóc bảo thôi cứ để anh trả em 12tr, bạn cần từ chối, làm đúng cam kết.
Tháng 12/2016, bạn vượt 100% đơn giản, các kỹ năng đã được rèn luyện qua 5 tháng, 150 ngày, sếp hoàn toàn tâm phục khẩu phục, ký lương 12tr/ tháng. Chúc mừng bạn đã thêm được 4x 12 = 48tr/ năm nữa, may mắn hơn thì các mức thưởng và phúc lợi đều tăng hơn, và cái quan trọng nhất: TẦM bạn đã khác, và công ty có thêm 1 nhân tài.
Tất nhiên loay hoay mấy tháng không làm đươc thì bạn vẫn lương 8tr như cũ, vì chưa xứng đáng.
Đương nhiên kỹ thuật trên cũng sử dụng được khi muốn có thêm phúc lợi, thưởng mới, chỗ làm việc mới rộng hơn, thời gian làm việc tốt hơn…nếu bạn biết đàm phán.
Nào, giờ các bạn còn chần chừ gì nữa. Nếu muốn thay đổi hãy găp ngay sếp để đàm phám đi, sếp đang rất thèm nghe những câu phi thường đó. Việt Nam luôn thiếu nhân sự “chịu chơi” như này. Công ty sẽ được nhờ bởi những người như bạn, sếp yêu mến bạn, còn bạn được rèn luyện để nâng lên tầm cao hơn.