Tăng nhận biết thương hiệu: thông qua số lượng like fanpage, doanh nghiệp nên đặt ra các chỉ số đạt được cụ thể trong các tháng tiếp theo, ví dụ: có thêm 200 khách hàng tiềm năng trong vòng 2 tháng tới. Mở rộng cộng đồng, thiết lập cộng đồng fan trung thành (cộng đồng ủng hộ): thông qua số lượng người tương tác trên facebook, doanh nghiệp cần tạo lòng tin và sự thích thú của người xem nhằm kích thích sự tương tác thường xuyên của khách hàng trên fanpage. Thể hiện cá tính của doanh nghiệp: dùng facebook để thể hiện các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, đó có thể là các sự kiện trong quá khứ và cả sự kiện sẽ diễn ra trong hiện tại, tương lai của doanh nghiệp.
Thu thập dữ liệu: thông qua facebook, doanh nghiệp có thể phân loại đối tượng khách hàng theo độ tuổi, nghề nghiệp, nhu cầu, sở thích, thị hiếu và phản ứng của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bán hàng: bán hàng trực tiếp trên facebook là cách tiết kiệm và hiệu quả vì khách hàng có thể tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ thông qua việc hỏi đáp trực tuyến cùng doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể nhanh chóng giải đáp thắc mắc của nhiều khách hàng trong cùng 1 thời điểm. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên đăng thông điệp bán hàng trên facebook quá thường xuyên mà tốt hơn hết nên cung cấp những thông tin thật sự hữu ích cho khách hàng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.