Site icon Dịch vụ SEO – Dich vu SEO – Công Ty Seo Lên Top

Học Facebook ads từ A đến Z cơ bản

I. CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU.
– Giới thiệu về FACEBOOK ADS
– Để chạy quảng cáo Facebook Ads cần có cái gì? (Fanpage, tài khoản chạy quảng cáo, thẻ visa, nội dung và ảnh, website nếu muốn triển khai thêm các hình thức khác không thì thôi,…)
– Cách tạo page như thế nào? Nuôi page ra sao cho hiệu quả và nhiều tương tác
– Vài cái tips, tricks chọn thẻ nào, add thẻ như thế nào để tránh khóa. Nếu khóa thì mở như thế nào. Cách nâng ngưỡng thanh toán ra sao?
A/B testing là gì, hướng triển khai A/B testing ra sao
– Các bước setup 1 chiến dịch quảng cáo (Chiến dịch – nhóm quảng cáo – quảng cáo)
– Cách xem,đọc báo cáo của Facebook sau khi test. Các hướng tối ưu. Cách Scale những thằng tốt. Chôn những thằng chết hoặc lôi ra test lại ra sao

II. Nâng cao tí hơn xem nào.
– Các cách phân tích hành vi, sở thích phù hợp với sản phẩm định bán: Dùng Audience Insight, lookup-id, vào profile khách hàng để lọc sử thích,
– Cách vẽ ma trận, chân dung khách hàng,…….
– Cách gắn thẻ Pixel vào web (code view, code conversion)
– Đối tượng tùy chỉnh, đối tượng tương tự
– Cách up tệp đối tượng có sẵn để chạy quảng cáo
– Cách tạo và chạy remarketing(vào web, tương tác với page, inbox page,….), dynamic ads, lookalike,…..
– Chia sẻ vài tool tăng like,seeding
– Chia sẻ kinh nghiệm của thằng dạy.

 

III. Cao hơn nữa đi xem nào.
Bắt đầu là tới các khóa học phải đi kèm và có mối liên quan với Facebook Ads.Hoặc tư duy triển khai Facebook Marketing.
– Content marketing là gì? Viết sao cho hay cho thu hút,….các bước để có được content marketing thu hút.
– Cách sáng tạo hình ảnh ra sao? Các link web để tạo cảm hứng sáng tạo ảnh
– Tổng quan triển khai chiến dịch chạy quảng cáo Facebook Ads: Trước, trong và sau. Từ việc vẽ kế hoạch triển khai, thực hiện triển khai, đo đếm và scale hoặc chôn
– Bắt đầu ngoài Facebook Ads chút này: Với tay sang các bộ phận khác. Cách nghiên cứu nên chọn sản phẩm gì để bán? Contacts Facebook Ads kiếm ra được sử dụng như thế nào. Nó đi những đâu và được lên những level gì? (Chắc gì giá cmt rẻ mà đã là hay đấy? Khi chốt đơn và tỷ lệ chuyển thành đơn hàng lại kém)
– Tổng thể để tự kinh doanh như thế nào: Nguồn hàng – Marketing – Sales – Vận đơn – CSC. Output của bộ phận này được làm Input của bộ phận khác ra sao? (Bắt đầu dạy tư duy về hệ thống, tư duy về con số và tư duy về kiểm soát).


– Cách xây dựng các file để kiểm soát từng bộ phận. Đánh giá từng bộ phận trên con số và tỷ lệ để join vào sửa chữa khi có vấn đề.
– Xây dựng hệ sinh thái (Group, profile thương thiệu, page vệ tinh) những người đã mua hàng, những người tiềm năng sẽ mua hàng. Để thực hiện những kế hoạch bán hàng với chi phí MKT 0đ, cross sale, up sell,..

TẠI SAO? – Các sản phẩm luôn phải làm THƯƠNG HIỆU?
TẠI SAO? – Làm MAKETING thường phải tạo phễu trải nghiệm, dùng thử FREE ở 1 giai đoạn hoặc cả sản phẩm?

Cùng phân tích chút bộ não của con người nhé.
Bộ não con người chia ra thành:
– Ý THỨC
– TIỀM THỨC
– VÔ THỨC
Ý THỨC: Con người = CON + NGƯỜI. Phần CON trong mỗi con người là việc đói phải ăn, khát phải uống,….là việc đi ngoài đường thấy GÁI XINH, trong đầu luôn này sinh những ý đồ đen tối, tưởng tượng vô vàn thứ. Còn phần NGƯỜI giúp chúng ta biết cách suy nghĩ, suy luận, phân biệt đúng sai để không lao vào mà hấp diêm cô ta :D.

TIỀM THỨC: Là những kinh nghiệm, kiến thức chúng ta học hỏi được trong suốt cuộc đời từ sách vở, được nghe chia sẻ, trải nghiệm,…. mà đúc rút được

VÔ THỨC: Là những thói quen được ẩn sâu trong bộ não của chúng ta xảy ra một cách tự động, không thể dùng ý chí để điều khiển.

Lan man về bộ não quá, quay lại việc phân tích bộ não này ảnh hưởng gì đến việc KINH DOANH và MARKETING nhé:
+ Tâm lý con người luôn là sợ những thứ LẠ thích tập trung ở trong vùng an toàn: sản phẩm LẠ, người LẠ, môi trường LẠ,…. . Tập trung nhiều vào nguy cơ hơn là cơ hội. Nên những nội dung shock, sex, sến, chém giết, hiếp, tại nạn,…. lại được người dùng hay đọc và chia sẻ nhiều hơn.


+ Sợ tiếp cận với sản phẩm mới vì không biết nó có tác dụng không, mình dùng có hiệu quả không vì họ luôn nghĩ đến nguy cơ nhiều hơn. Đó là khi sản phẩm của bạn lần đầu tiên tiếp cận đến 1 người. Phần Ý THỨC được tiếp cận đầu tiên, phần Ý THỨC sẽ suy nghĩ, suy luận và phân tích. Sau đó chuyển tới phần HỒI HẢI MÃ (nằm giữa phần Ý Thức và Tiềm thức). Hồi hải mã sẽ chuyển thông tin xuống TIỀM THỨC và VÔ THỨC nhưng 2 phần này cũng rỗng tuếch, không có chút thông tin, cảm nhận, ký ức gì về việc trải nghiệm sản phẩm này nên nó sẽ trả lại thông tin rỗng. Kiến phần Ý THỨC nghi ngại trong việc đưa ra quyết định có mua và dùng hay không.
Vì vậy trong việc làm MKT hoặc KINH DOANH. Hay sử dụng việc làm thương hiệu hoặc trải nghiệm FREE sản phẩm để trong phần TIỀM THỨC và VÔ THỨC của người dùng có thông tin đưa ra kết luận về sản phẩm cũng như bước đầu tiên đánh lừa Ý THỨC trong việc sợ thứ LẠ và tập trung quá nhiều vào nguy cơ: sợ mất tiền, sợ không hiệu quả, ……….

HIỂU THẤU TÂM LÝ KHÁCH HÀNG LÀ ĐIỀU TIÊN QUYẾT TRONG VIỆC LÀM MARKETING

Đỗ Văn Tài

Exit mobile version