Site icon Dịch vụ SEO – Dich vu SEO – Công Ty Seo Lên Top

Hướng dẫn làm SEO Entity

Contents

Entity seo là gì

Làm SEO, chắc hẳn ít nhiều bạn đã nghe đến thuật ngữ entity (thực thể). Entity SEO là gì và vì sao nó ngày càng được các chuyên gia SEO quan tâm? Hãy cùng tìm hiểu tại sao nó là xu hướng trong SEO bây giờ và sau này ngay trong bài viết này.

Entity là gì?

Google định nghĩa entity là “một sự vật, khái niệm có sự tồn tại độc lập, duy nhất, được xác định rõ ràng và có thể phân biệt được”. Sự vật ở đây không nhất thiết phải cầm nắm được, mà nó có thể là màu sắc, ý tưởng, ngày giờ…

Có ba yếu tố quan trọng cần quan tâm khi xếp hạng, đó là:

Chúng ta hãy cùng phân tích thêm về ba yếu tố này.

Nội dung

Theo quan điểm của SEO, nội dung  sự kết nối các entity lại với nhau bằng mối quan hệ.

Ví dụ, Ngọc Trinh nói “anh Trình Nguyễn thật là đẹp trai” thì có entity “Trình Nguyễn”, entity “đẹp trai”, mối liên hệ giữa hai thực thể “Trình Nguyễn” và “đẹp trai”, và sự hướng tới quan hệ được nhắc đến. Về cơ bản, tất cả nội dung đều được hình thành như thế.

 

 

Liên kết (Link)

Link là sự liên kết giữa các entity seo, thông báo mối quan hệ và sự hướng tới giữa các trang với nhau. Các trang đó là thực thế, chứa những entity khác.

Entity của anchor text được liên kết bởi mối quan hệ với một chủ đề (đồng thời là một entity) và thực thể chủ đề đó sẽ được kết nối thông qua link dẫn tới entity của trang đích.

RankBrain

RankBrain không phải là yếu tố xếp hạng mang tính truyền thống. Nó không đóng vai trò của một tín hiệu (signal), mà sẽ chịu trách nhiệm xem xét tín hiệu nào mang lại hiệu quả.

Ví dụ, đối với truy vấn “quà giáng sinh”, RankBrain sẽ phiên nghĩa để kết luận tín hiệu nào là câu trả lời phù hợp nhất.

Thời gian cũng là entity. Với truy vấn “Bí mật hậu cung” thì việc xếp hạng dựa trên độ uy tín sẽ được đánh giá cao hơn mức độ tươi mới của bài viết.Nói một cách đơn giản, RankBrain xác định chỉ số entity (metric) và mối quan hệ nào là quan trọng nhất trong một truy vấn.

Xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa trên chỉ số entity

Xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa trên chỉ số entity là tiêu đề của bằng sáng chế của Google vào năm 2015. Theo đó, thứ hạng của entity sẽ dựa trên bốn yếu tố, bao gồm:

Mức độ liên quan:

Độ liên quan được xác định khi các thực thể xuất hiện cùng lúc.

Về cơ bản, nếu hai entity được thường xuyên tham chiếu trên web, ví dụ “Donald Trump” và “Tổng thống”. Khi đó, ta sẽ nhận kết quả sau:

Kết quả này có được là do hai entity này thường xuyên tồn tại cùng lúc và trên các trang có độ uy tín cao. Khi tìm kiếm dưới dạng số nhiều (các đời tổng thống), quá trình liên kết cũng tương tự.

Mỗi nhân vật là một thực thể và có liên hệ với entity “tổng thống”. Vì vậy, khi tìm kiếm truy vấn dưới dạng số nhiều, chúng ta thấy đầy đủ tất cả các thực thể.

 

 

Mức độ chú ý:

Google sử dụng công thức khá đơn giản để xác định mức độ chú ý. Nếu không sử dụng công thức, entity có giá trị càng cao (được xác định bởi link, review, sự liên quan), giá trị danh mục hoặc chủ đề đang cạnh tranh càng thấp thì mức độ gây chú ý càng cao.

Có thể hiểu một cách hình tượng thế này: nếu bạn là con cá lớn trong một cái ao nhỏ thì bạn sẽ được chú ý nhiều hơn là con cá lớn giữa đại dương.

Mức độ đóng góp:

Sự đóng góp được xem xét bởi tín hiệu bên ngoài (link, review) và là thước đo mức độ đóng góp của entity cho một chủ đề.

Review từ nhà phê bình ẩm thực nổi tiếng sẽ có sức nặng hơn là lời bình luận giá cả vu vơ của tác giả là ai đó không có danh tiếng, bởi đóng góp cho ngành của entity nhà phê bình đó có mức độ cao hơn.

Giải thưởng:

Chỉ số giải thưởng là thước đo cho những giải thưởng mà entity nhận được.

Có thể là giải Nobel, Oscar… Phân loại giải thưởng sẽ quyết định sức ảnh hưởng. Giải thưởng càng lớn thì giá trị gắn với entity càng cao.

Chúng ta hãy cùng tham khảo quy trình xử lý khi người dùng yêu cầu thông tin về một entity. Lấy ví dụ “những diễn viên nữ xuất sắc nhất”. Google sẽ tiến hành quy trình theo thứ tự sau:

Trả lời câu hỏi bằng cách tham chiếu entity trong dữ liệu phi cấu trúc (unstructred data)

Mỗi thực thể được gán một định danh duy nhất trên internet (liên quan đến việc Google mua lại Metaweb vào năm 2010).

Bằng cách thiết lập các entity xuất hiện nhiều nhất trong top 10 kết quả sẽ xác định entity nào có khả năng được người dùng tìm kiếm nhất.

Ví dụ: nếu người dùng tìm “Trình Nguyễn”, hầu hết kết quả đứng top đều liên quan đến “Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”. Và đó là entity được sử dụng cho knowledge panel của Google.

Nhằm hạn chế việc phải xử lý kết quả tìm kiếm hàng đầu mỗi khi có truy vấn, đã có một cơ sở dữ liệu để lưu trữ và mối liên hệ giữa chúng. Hãy xem đó là cơ sở dữ liệu link, nhưng dùng cho entity.

Các entity được xếp hạng dựa theo điểm chất lượng, bao gồm mức độ tươi mới, nhóm lựa chọn trước đó của người dùng, các link đến và link đi. Tuy nhiên, đừng kết nối tới mọi trang bạn tìm được.

 

 

Khi tiến hành truy vấn cho một entity, mức độ liên quan của các truy vấn khác nhau được xác định để cho ra kết quả.

Ví dụ, đối với truy vấn “Trình Nguyễn”, search engine cần biết chỉ số nào liên quan mật thiết nhất với nó. Các entity quan trọng bao gồm ngày sinh, anh em, công việc, chức vụ… và những yếu tố khác đủ quan trọng để tạo knowledge graph. Tuy nhiên, thông tin con thứ mấy trong gia đình lại không phải quan trọng, mà nó chỉ đóng vai trò minh họa cụ thể hơn thôi.

Có rất nhiều phương pháp để Google suy ra ngữ cảnh cho nhiều truy vấn với cùng tên gọi. Hoa Hồng có thể là một loài hoa, một con đường hoặc tên một bộ phim. Nếu hỏi “where”, tức là đang nói về đường phố. Hỏi “ai là diễn viên của” tức là đang nói về bộ phim. Hỏi “hương thơm” là đang nói về loài hoa.

Cách thức này cho phép Google dễ dàng hiểu các entity và mối quan hệ của chúng khi dữ liệu chưa được cấu trúc (liên quan đến thông tin không có mô hình dữ liệu hoặc không được sắp xếp theo cách được xác định trước).

Phương pháp này đồng thời giúp Google tìm hiểu các entity mới và quan hệ giữa chúng, cộng với sự tiến bộ trong việc hiểu ngôn ngữ, công nghệ máy học.

Entity có liên quan

Lại một lần nữa, chúng ta thấy có sự xác thực lên cơ sở dữ liệu của các thực thể. Cơ sở dữ liệu này không chỉ chứa danh sách được nhắc đến bên trên mà còn thể hiện chúng có liên hệ ra sao với các entity khác.

Ví dụ “Trình Nguyễn” có liên hệ với các entity khác bằng các mối liên hệ sau:

Vân vân và mây mây. Tất cả những mối liên hệ này đều nằm trong cơ sở dữ liệu.

Có một cơ chế để xác định mức độ ưu tiên của mối quan hệ. Như đã lưu ý bên trên, thứ tự ngày sinh ra trong gia đình được xem là một entity, thế nhưng lại không được ưu tiên so với các entity khác có khả năng được người dùng quan tâm hơn.

Những trang mạnh như Wikipedia cho thấy mối kết hợp mạnh mẽ hơn giữa các entity. Ví dụ, trang Wikipedia khi cung cấp thông tin về Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ đạt Trạng Nguyên sẽ liên kết “Nguyễn Bỉnh Khiêm” và “Trạng Trình” lại với nhau.

Vì sao entity quan trọng với SEO?

Không có máy học, Google không thể hiểu đủ rõ để giải thích các trang và quan hệ giữa các thực thể. Không có máy học và RankBrain, Google không biết nên ưu tiên tín hiệu nào và điều chỉnh các ẩn số một cách chính xác.

Entity đem lại những giá trị sau:

Link vẫn đóng vai trò là tín hiệu xếp hạng, nhưng sẽ theo cơ chế đơn giản để tạo nên giá trị entity. Để tối ưu hóa, chúng ta nên thay đổi cách nhìn nhận về website và cách tiếp thị ra bên ngoài.

Nếu muốn xếp hạng cho bất kỳ từ khóa nào, ta cần xem xét Goolge có thể hiểu tất cả những entity liên quan đến từ khóa hay không, và thứ tự thông tin xuất hiện đáp ứng chính xác mục đích người dùng.

Việc cần phải làm là xác định thực thể nào bạn cần trên website và chúng được thể hiện ra sao để tối đa hóa khả năng Google hiểu mục đích của bạn trong việc đáp ứng mục đích của người dùng so với đối thủ cạnh tranh.

Để hiểu rõ và áp dụng hiệu quả Entity vào chiến lược SEO của mình, các bạn tìm hiểu thêm khóa đào tạo seo của Foogleseo để biết chính xác từng bước phải làm để tối ưu thời gian, tiết kiệm chi phí đầu tư các kĩ thuật offpage. Ngoài ra, Foogleseo còn làm dịch vụ seo cung cấp gói entity building chuẩn, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa hoặc cập nhật thêm thông tin để có kết quả cao nhất cho website của bạn.

Đối với các chuyên gia SEO, thay đổi trong liên kết là điều quan trọng. Xu hướng mới của Link sẽ đóng vai trò kết nối entity. Vậy tại sao lại cần thiết để truyền tải giá trị khi ta đã có được mọi tín hiệu và sự thấu hiểu mối quan hệ giữa các thực thể?

Google sẽ dựa trên bối cảnh tìm kiếm, sẽ hiểu truy vấn được tham chiếu đến đối tượng nào. Bất kể bạn đang triển khai loại nội dung nào cũng phải xem xét mối liên hệ ngữ nghĩa hợp lý. Khi viết nội dung, hãy nghĩ đến những thành phần nên xuất hiện trên trang. Tham khảo top 10 để thu thập các entity khác trên những trang top đó.

Khi xây dựng link, hãy nghĩ đến những entity có liên quan đến bạn và lấy link từ những trang đó, thậm chí nếu các link đó bị giảm giá trị, bạn vẫn không bị ảnh hưởng.

Ví dụ bạn đang bán bất động sản tại Q2 ư? Hãy nhận link không chỉ từ các trang bất động sản mà cả những trang liên quan đến Quận 2.

 

 

Tăng giá trị cho entity – Dễ hay khó?

Sau đây là một số gợi ý thực hiện để tối đa hóa tính hiệu quả cho entity:

Sử dụng structured markup để giúp Google hiểu rõ hơn nội dung

Schema markup hay structured markup là một trong những triển khai mà Google đang thúc đẩy để giúp họ xử lý tốt hơn dữ liệu được trình bày trên web.
Bằng cách đặt một nhãn trên mọi thứ, bạn có thể nói rõ ràng cho các máy tính biết mỗi từ có nghĩa là gì. Bạn có thể giúp Google xây dựng thư viện thực thể của họ.
Có thể khai báo schema (đánh dấu lược đồ) cho tất cả mọi thứ, hoặc ít nhất là hầu hết mọi thứ. Từ sản phẩm, tổ chức, đánh giá đến mẩu bánh mì, dịch vụ, địa chỉ … Để biết chính xác schema là gì? bạn có thể tham khảo đầy đủ tại: http://schema.org/docs/documents.html
Bằng cách sử dụng đánh dấu lược đồ, chúng tôi, những người tạo nội dung cần nỗ lực tìm kiếm cơ sở dữ liệu dày đặc cho hàng trăm và hàng ngàn nhãn lược đồ chính xác để sử dụng và cũng cập nhật chúng cho phù hợp mỗi khi thêm quy tắc mới.
Đó là một số công việc khó khăn khá chuyên sâu. Nhưng đó là những gì bạn cần làm nếu bạn muốn có thêm lợi thế trong thế giới SEO ngày càng cạnh tranh cao.
Google cung cấp một công cụ miễn phí có tên là trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc, nhưng bạn vẫn cần một số hiểu biết cơ bản về mã hóa để triển khai chúng một cách chính xác.
Chọn một trong 12 loại dữ liệu được cung cấp sẵn phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Sau đó, tùy chọn để đặt vào mã HTML hoặc URL.

Hi vọng những thông tin tổng quan về entity seo là gì chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm và có thể ứng dụng hiệu quả hơn trong SEO.

Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về Entity và tự mình triển khai kỹ thuật này cách chuẩn xác trên website và các dự án công ty. Hãy nhớ rằng không phải ai cũng biết đến Entity và hơn 90% website trên thế giới  triển khai không đúng kỹ thuật này. Vì thế, nếu là 10% còn lại thấu hiểu và triển khai đúng cách thì chẳng phải bạn đã nắm trong tay lợi thế rất lớn sao?

Exit mobile version