Site icon Dịch vụ SEO – Dich vu SEO – Công Ty Seo Lên Top

Kế hoạch làm SEO cho người mới bắt đầu

Featured Snippet là gì?
Sau đây là những yếu tố bạn cần phân tích – Kế hoạch làm SEO cho người mới bắt đầu:
1. Tuổi đời tên miền (domain): Tên miền càng lâu thì càng tốt cho quá trình SEO
2. Cấu trúc website, trang chủ, danh mục, bài viết… đã chuẩn SEO chưa?
3. Website đã được tối ưu onpage tốt chưa?
4. Tốc độ tải trang nhanh hay chậm
5. Website của bạn đã có Sitemap và Robots.txt chưa?
6. Website của bạn là “www” và “no www” hay “http và https” không để chạy cùng lúc, nếu có hãy nhờ kỹ thuật code chuyển redirect 301.
7. Kiểm tra web “index, noindex”
8. Url đường dẫn không chứa tham số động ( chứa các kí tự đặc biệt : = ,%,$,#,?,!,@
9. Thứ hạng từ khóa Website hiện tại có chưa?
10. Hệ thống backlink như thế nào?
11. Page speed tốt hay chưa
12. Thứ hạng website hiện tại
13. Thống kê thứ hạng website hiện tại, đánh giá lợi thế và hạn chế của dự án.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một khâu vô cùng quan trọng và không được làm chiếu lệ hay hời hợt vì nếu bạn nghiên cứu không kỹ về thị trường thì rủi ro cao sẽ ập đến với bạn bất cứ lúc nào gây lãng phí nguồn lực và dẫn đến chiến dịch của bạn bị thất bại. Đây chắc chắn là điều mà bạn sẽ không mong muốn gặp phải đúng không nào?
Sau đây tôi sẽ chỉ ra cho bạn những công việc cần làm khi nghiên cứu thị trường để đạt được hiệu quả cao nhất.
1. Xác định mục tiêu và vấn đề: Bạn cần xác định đúng vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải và mục tiêu bạn mong muốn là gì? Nếu xác định sai, mọi dữ liệu của bạn sẽ trở nên vô nghĩa, do đó bước 1 rất quan trọng.
2. Chọn phương pháp nghiên cứu: Mối phương pháp sẽ phù hợp để nghiên cứu một vấn đề nhất định, vậy nên tùy vào mục tiêu, quy mô, nguồn lực mà bạn sẽ chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. Một số phương pháp có thể sử dụng như: quan sát hành vi, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu, thử nghiệm…
3. Chuẩn bị bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường: Câu hỏi càng cụ thể thì bạn sẽ thu về câu trả lời rõ ràng, vậy nên hãy chuẩn bị một bộ câu hỏi thật tốt để có thể thu được những thông tin chất lượng nhất.
4. Tiến hành thu thập thông tin: Đây là lúc bạn sẽ ra ngoài thực tế và trực tiếp tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu của mình để phỏng vấn lấy ý kiến, quan sát, thử nghiệm.
5. Thu thập dữ liệu: Những dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được tổng hợp vào bảng dữ liệu hoàn chỉnh, sau đó sử dụng các phần mềm như Excel, SPSS, Minitab,… để tạo đồ thị một cách trực quan giúp cho quá trình phân tích dữ liệu dễ dàng hơn và mang lại cho doanh nghiệp kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
6. Đánh giá thị trường: Sau khi trải qua một quá trình nghiên cứu, đây là lúc bạn và những người cộng sự của mình cùng ngồi xuống và đánh giá năng lực hiện tại và nhân định xu hướng trong tương lai. Từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển trong tương lai.
Bước 3: Phân tích đối thủ
Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” rồi đúng không nào? Việc lựa chọn đối thủ cũng rất quan trọng, nếu bạn chọn sai đối thủ thì bạn sẽ bị chệch hướng khiến cho chiến dịch SEO của mình không mang lại hiệu quả như kỳ vọng.
Sau đây những những bước bạn cần làm để có thể phân tích đối thủ của mình:
Đầu tiên bạn sẽ chọn ra một vài chủ đề chính liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà mình đang kinh doanh sau đó sẽ bỏ các keyword lên Google để tìm kiếm đối thủ cạnh tranh.
Để lên được Top cao trên Google bạn sẽ phải chọn những đối thủ nằm từ TOP 1 – TOP 5 Sau khi chọn ra từ 3-5 đối thủ bạn sẽ vào từng trang web để bắt đầu phân tích về chất lượng website, nội dung họ đang triển khai.
Sau đây sẽ là ví dụ cụ thể để bạn có thể hình dung rõ hơn về cách phân tích đối thủ.
Mình sẽ chọn keyword: “thiết kế nội thất văn phòng” để tiến hành phân tích đổi thủ
-Bước 1: Mình bỏ keyword lên Google và nhấp tìm kiếm (hình 1)
-Bước 2: Mình sẽ chọn từ 3-5 đối thủ Top đầu để tiến hành phân tích
Sau khi click vào từng trang mình có một số đánh giá về chất lượng nội dung của các website như sau:
-Đối thủ 1: Nội dung tốt, có đầu tư về mặt hình ảnh
-Đối thủ 2-3: Chất lượng nội dung ổn
-Đổi thủ 4-5: Dàn trang chưa được đẹp, chưa tối ưu trải nghiệm người dùng
Tiếp đến bạn sẽ phân tích một số yếu tố kỹ thuật như cách đặt backlink, từ khóa,…
Sau đó, quay lại bảng phân tích, mình nhận thấy:
-Đối thủ 1: chèn Keywords đều bài viết, cách đi link hợp lý tạo thuận lợi cho con box Google index.
-Đối thủ 2-3: chèn đa dạng các loại keyword nên keyword bài viết lên top khá đồng đều.
-Đối thủ 4-5: có Traffic không cao do đặt backlink không có chất lượng.
Sau khi phân tích tổng quan thì bạn cũng đã có những nhìn nhận và đánh giá chung để thực bắt tay thực hiện một số công việc cần làm sau khi phân tích đối thủ.
Thế nhưng, đây mới chỉ là các đánh giá tổng quan mang tính chất tương đối. Để có thể phân tích cụ thể hơn bạn có thể tham khảo thêm các yếu tố sau đây.
Phân tích nội dung
– Bài viết: bố cục bài viết có dễ đọc không? Thông tin cung cấp có chuẩn xác không? Văn phong có thủ hút không?
– Unique Content: Đánh giá xem đối thủ có đầu tư viết mới content không hay là copy content.
-Nhịp độ đăng bài: Sử dụng câu lệnh “site:domian từ khóa” sau đó click CÔNG CỤ ⇒ MỌI LÚC và chọn các mốc thời gian tương ứng.
– Index: Sử dụng câu lệnh “site:domian từ khóa” để kiểm tra xem website có bao nhiêu bài viết được index liên quan đến từ khóa chính. Tuy nhiên bạn cần kiểm tra kỹ vì đôi khi lượng index sẽ nhiều hơn so với số lượng bài viết liên quan thực tế.
– Internal link: Có kích thích người đọc click vào không?
Phân tích onpage
-Landing Page: đối thủ đứng TOP bằng đường dẫn nào? Xác định từ khóa đối thủ SEO ở đâu?
-Thứ hạng từ khóa: Đối thủ có nhiều từ khóa được lên Top không? -Từ khóa nào đang được lên Top?
-Cấu trúc web: Cấu trúc website có chuẩn SEO không? Cách điều hướng link như thế nào?
-Tối ưu: Tối ưu các yếu tố như tiêu đề, thẻ H1-2-3, meta, alt, title,… có được tối ưu không? Sử dụng addon Web Developer để kiểm tra.
-Trải nghiệm người dùng: trải nghiệm người dùng trên trang có được tối ưu không?
Phân tích offpage
-Số lượng backlink hiện tại
-Link trỏ đến đâu?
-Hệ thống site vệ tinh (nếu có)
-Link mua hay link tự làm?
-Link đến từ website vệ tinh hay diễn đàn?
-Link còn sống và chết là bao nhiêu?
-Link có chất lượng không?
-Tình hình hoạt động mạng xã hội
-Traffic hiện tại là bao nhiêu?
-Lọc domain mà đối thủ đặt link, xem có bao nhiêu domain chất thì -giữ lại tạo thành kênh làm cho website của mình
-Rút ra được số lượng link thực tế của đối thủ và có cần làm thêm link hay không, cần làm thêm bao nhiêu.
Một số công cụ các bạn có thể sử dụng để phân tích đối thủ:
1. Công cụ phân tích traffic:
-Ahrefs: https://ahrefs.com/ (hoặc giờ có thể là SEMrush
-SimilarWeb: https://www.similarweb.com/
Tốc độ tải trang:
-Sử dụng Pagespeed Insight để phân tích các chỉ số kỹ thuật
Các yếu tố onpage:
-addon Web Developer để kiểm tra.
-SEOquake
Bước 4: Nghiên cứu từ khóa
Công việc nghiên cứu từ khóa đòi hỏi ở người nghiên cứu phải có sự am hiểu về sản phẩm và cả những kiến thức SEO như vậy mới tìm ra được bộ từ khóa đắt giá có khả năng chuyển đổi khách hàng cao.
Ngoài ra, để nghiên cứu từ khóa tốt bạn cũng phải thấu hiểu khách hàng của mình. Họ là những ai? Hành vi của họ là gì? Họ đang gặp vấn đề gì? Đặt ra các câu hỏi và tự đi tìm câu trả lời sẽ giúp bạn bóc tách từng vấn đề khác nhau xoay quanh việc nghiên cứu từ khóa.
Sau đây mình sẽ chia sẻ đến bạn các cách để có thể nghiên cứu được một bộ từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao.
Xác định lĩnh vực
Xác định đúng lĩnh vực và đối tượng khách hàng của mình để tiến hành nghiên cứu từ khóa. Chọn đúng lĩnh vực sẽ giúp bạn có khả năng tìm được những từ khóa đắt, vừa đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, vừa tăng khả năng lên top Google.
Thật tiếc nếu bạn đang có những từ khóa xuất hiện trong trang nhất và ở những top đầu nhưng lại không tạo ra chuyển đổi, khi đó top và traffic cũng không còn ý nghĩa nữa.
Xác định Parent Keyword
Xác định đúng Parent Keyword có nghĩa là bạn xác định chính xác keyword nào là gốc sử dụng làm mồi để tìm kiếm những keyword khác.
Để chọn được đúng Parent Keyword bạn phải tìm kiếm xung quanh những lĩnh vực, sản phẩm và đối tượng khách hàng của mình như vậy mới chọn Parent Keyword phù hợp. Ví dụ mình cung cấp dịch vụ SEO HCM thì website sẽ xoay quanh chủ đề SEO HCM, làm SEO.
Tiếp đến, mình sẽ sử dụng một số công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa như: Ahrefs, SEMrush, Kwfinder, Google suggestion … để tìm kiếm thêm nhiều từ khóa liên quan. Bằng cách bỏ Parent keyword SEO HCM vào công cụ và tiến hành tìm từ khóa.
Kiểm tra độ khó từ khóa
Thông tin về độ khó từ khóa cho chúng ta biết từ khóa nào có khả năng lên top cao trên kết quả tìm kiếm Google.
Thông thường những từ khóa ngắn là những từ khóa có độ khó cao còn với những từ khóa dài thì bạn sẽ có khả năng cao để đánh bại đối thủ, vươn lên vị trí dẫn đầu và mang về nhiều traffic cho website. Đối với những website mới, thì đây là cách làm phù hợp giúp bạn vừa đi nhanh mà lại an toàn.
Tuy nhiên, mỗi một công cụ lại cho ra những chỉ số về độ khó khác nhau, vậy nên hãy coi đó là những thông tin để tham khảo.
Phân nhóm từ khóa
1. Buyer Keyword
Buyer Keyword là những keyword nằm ở cuối phễu trong hành trình mua hàng. Đây là giai đoạn người dùng có ý định mua hàng vậy nên những từ khóa nằm ở giai đoạn này có tỷ lệ chuyển đổi rất cao.
2. Information Keyword
Đây là loại từ khóa thông tin nằm ở giai đoạn đầu trong phễu hành trình mua hàng. Hầu hết người dùng ở giai đoạn này đều có mục đích là tìm kiếm thông tin chứ không có ý định mua hàng. Những từ khóa thông tin thường sẽ có các từ như: cách, mẹo, bí quyết, bí kíp… đây là dấu hiệu để bạn có thể nhận diện các từ khóa loại này.
Mặc dù nằm ở giai đoạn đầu phễu và không có tỷ lệ chuyển đổi cao, nhưng vai trò của dạng từ khóa này vẫn rất quan trọng, giúp tạo nhận diện thương hiệu với khách hàng và khi họ xuất hiện ý định mua hàng rất có thể họ sẽ nhớ đến bạn.
Để có thể tối ưu tốt cho dạng từ khóa này bạn nên chọn những từ khóa có lượng search volume cao và độ cạnh tranh thấp giúp tăng khả năng rank top.
3. Navigational Keyword
Đây là loại từ khóa thương hiệu. Thương hiệu sẽ nằm trong keyword, khi người dùng muốn tìm kiếm sẽ gõ luôn tên thương hiệu. Ví dụ khi người dùng gõ các keyword như “Instagram”, “Tiktok” để tìm kiếm đến trang Instargram.com hay Tiktok.con. Có nghĩa là họ đang biết được đích đến cuối cùng trước khi search các key này.
Bước 5: Công cụ tìm kiếm từ khóa và nhóm từ khóa
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công cụ để giúp bạn có thể nghiên cứu từ khóa như: Ahrefs, Google Keyword Planner, Keyword Tool… Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách để có thể lấy từ khóa từ một số công cụ phổ biến.
Ahrefs
Ahrefs theo mình đánh giá đây là một công cụ toàn năng (mỗi tội mắc ), nhưng mình vẫn khuyến khích sử dụng tool này, mọi người có thể sử sử dụng Ahrefs để có thể làm rất nhiều việc khác nhau để tối ưu website lên Top Google và trong đó có việc nghiên cứu từ khóa.
Để search từ khóa từ Ahref bạn sẽ thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Bạn truy cập vào Ahrefs và chọn tính năng Keywords Explorer
Bước 2: Bạn điền từ khóa cần nghiên cứu và chọn khu vực cần tìm kiếm
Bước 3: Bấm search: 
Sau khi bấm Tìm kiếm, Ahrefs sẽ trả về kết quả như hình dưới đây: (hình 3)
Tiếp đó bạn sẽ click chọn danh mục Matching terms và Phrase match (hình 4)
Việc tiếp theo là bạn chỉ cần Export các từ khóa này xuống rồi tiến hành lọc từ khóa.
Bước 4: Sau khi export, mở file excel ra, chỉ giữ lại các cột keywords và volume, lược bỏ các cột còn lại, đồng thời thêm 3 cột là: Phân loại, chuyển đổi và funnel.
Keyword Tool
Đây là một công cụ thường được sử dụng để nghiên cứu các từ khóa dài.
Các bước để có thể nghiên cứu từ khóa :
Bước 1: Truy cập vào công cụ Keyword Tool và chọn Google
Bước 2: Bạn nhập từ khóa và chọn vị trí, ngôn ngữ
Bước 3: Nhấn Lấy dữ liệu: (hình 5)
Sau đó, bạn nhận được kết quả: (hình 6)
Google Search
Đây là một công cụ vô cùng tiện dụng và bạn sẽ không phải mất phí để có thể sử dụng chúng, vậy nên đừng bỏ qua công cụ này để có thể nghiên cứu từ khóa.
Với công cụ này thì bạn sẽ không thấy được lưu lượng tìm kiếm hay độ canh tranh, nhưng có một số thứ rất thú vị.
Thông thường khi bạn nhập một vài từ vào thanh tìm kiếm thì ngay lập tức Google sẽ đưa ra các gợi ý tìm kiếm ngay với từ khóa bạn gõ vào (Google Suggestion):
Google đưa ra các gợi ý về từ khóa cho người dùng
Với những từ khóa được gợi ý từ Google sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng có được kết quả tìm kiếm. Như vậy, chúng ta cũng có thể thấy sự thấu hiểu của Google đối với người dùng là như thế nào rồi đúng không? Chắc chắn đây là những từ khóa liên quan được nhiều người truy cập nên Google mới gợi ý cho bạn.
Dựa vào những gợi ý từ Google bạn có thể dự đoán nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, và chuẩn bị các nội dung đáp ứng các truy vấn tốt hơn.
Bên cạnh đó, sau khi nhập từ khóa và chọn lệnh tìm kiếm, bạn tiếp tục kéo xuống phía dưới chân trang, google sẽ đưa ra các từ khóa liên quan còn được gọi là từ khóa LSI.
(hình 8 ) Google tiếp tục gợi ý cho bạn những từ khóa tìm kiếm liên quan
Đây là dạng từ khóa được Google đánh giá là có mức độ liên quan cao đến từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm. Qua đây chúng ta có thể biết được Google có thể xếp hạng tốt hơn cho nội dung nào làm thỏa mãn thêm các truy vấn này
Nhóm từ khóa
Có rất nhiều cách nhóm từ khóa khác nhau, tuy nhiên mô hình hoạt động khá tốt cho mục đích này là mô hình Topic Cluster. Hình thức nhóm từ khóa này là bạn có một trang trụ cột gọi là Pillar và các trang hỗ trợ gọi là Cluster. Các bài viết Cluster sẽ bổ trợ cho bài viết Pillar giúp làm rõ chủ đề bạn đang muốn nói đến.
Việc liên kết theo hô mình Pillar – Cluster sẽ giúp công cụ tìm kiếm hiểu về mối quan hệ của chúng với cùng một chủ đề.
Lựa chọn trong danh sách từ khóa của mình, từ khóa nào là chủ đề lớn có tính bảo quát thì bạn sẽ lấy chúng để xây dựng các trang trụ cột (Pillar page) của mình xung quanh. Sau đó sẽ lấy các từ khóa có mức độ liên quan theo các khía cạnh khác nhau của chủ đề.
Sau khi nhóm từ khóa theo mô hình Pillar – Cluster bạn sẽ tiếp tục nhóm từ theo các giai đoạn của hành trình khách hàng
Tùy thuộc vào giai đoạn nào của hành trình khách hàng, họ tìm kiếm những thứ khác nhau và sử dụng các thuật ngữ tìm kiếm khác nhau.
Nhóm các từ khóa của bạn ở bước trước, bạn có thể nhận thấy rằng các từ khóa trong mỗi nhóm của bạn bao gồm các ý định tìm kiếm khác nhau.
Bước 6: Xây dựng cấu trúc website
Sau khi đã hoàn thành công việc nghiên cứu từ khóa và đã xuất ra được một bảng từ khóa hoàn chỉnh chúng ta sẽ tiến hành xây dựng cấu trúc web dựa trên bảng đó.
Thông thường trong một website sẽ có 4 loại đường dẫn lên top Google đó là: trang chủ (homepage), chuyên mục (category), bài viết (post) và thẻ tag. Với những từ khóa mà bạn nhóm ở các bước trên, bạn cần xếp nhóm các từ khóa và xác định vị trí SEO cho từ khóa đó.
Với bộ từ khóa trên, cách xác định vị trí SEO cho từ khóa như sau:
1. Từ khóa trang chủ: chọn từ khóa chính khó nhất và SEO từ khoá đó ở trang chủ
2. Từ khóa chuyên mục: chọn các từ khóa chính quan trọng và SEO ở các chuyên mục.
3. Từ khoá bài viết: các từ khoá về sản phẩm, dịch vụ, tin tức sẽ SEO ở bài viết
4. Từ khoá dành cho thẻ tag
Với mỗi nhóm từ khóa sẽ phục vụ cho một đối tượng đọc nhất định, để các bài viết cung cấp đúng với đối tượng của mình bạn nên đề nghị các bạn Content Writer viết nội dung theo đúng hướng.
Sau khi phân chia từ khóa, lập bảng từ khóa cần SEO và xác định đường dẫn SEO, bạn sẽ hình thành được hệ thống nội dung trên website. Từ bảng từ khoá đã lập, hãy xác định cấu trúc silo phù hợp với website của bạn.
Bước 7: Đặt mục tiêu cho kế hoạch SEO
Việc đặt mục tiêu cho kế hoạch SEO sẽ giúp bạn kiểm soát được tiến độ công việc và đo lường được hiệu quả của kế hoạch SEO. Từ đó bạn sẽ có những điều chỉnh cho hợp lý nhằm đi đúng với mục tiêu ban đầu đã đề ra.
Tùy vào nguồn lực và thời gian mà bạn sẽ đặt những mục tiêu khác nhau, dưới đây là một số mục tiêu cần có để đạt được hiệu quả tưởng trưởng website như sau:
-Tăng lượng truy cập website lên 500 người/ngày
-Tăng số trang Pageview lên 700 người/ngày
-Có từ 3-4 khách hàng tiềm năng liên hệ qua website mỗi ngày (phone, email,.. )
-Traffic sẽ tăng lên 5000 traffic
-Giảm tỷ lệ thoát trang xuống 80%
-10 % từ khóa lọt Top 5 trên trang tìm kiếm Google
-20 % từ khóa lọt Top 10 trên trang tìm kiếm Google
-30% từ khóa lọt Top 20 trên trang tìm kiếm Google
Đây là một số mục tiêu quan trọng để đo lường sự tăng trưởng của một website. Đây chỉ là một số mục tiêu chính, tiếp đó bạn sẽ chia ra thành các mục tiêu nhỏ hơn theo từng tháng hay từng quý với một lộ trình cụ thể để có thể đạt được các mục tiêu cuối cùng.
Bước 8: Hoạch định ngân sách và phân bổ nhân sự
Sau khi đã hoạch định được khối lượng công việc bạn sẽ phải làm (tối ưu những gì, viết bao nhiêu bài, làm bao nhiêu link, hoạt động mạng xã hội) trong chiến dịch này. Việc tiếp theo bạn cần làm để có thể vận hành được kế hoạch SEO chính là phân bổ ngân sách và nhân sự để triển khai dự án SEO.

Chi phí hạ tầng, công nghệ khi thực hiện SEO Website

Chi phí cho việc xây dựng hạ tầng công nghệ là chi phí không thể thiếu để tạo dựng nên một website chuẩn chỉnh. Các khoản chi gồm có: chi phí xây dựng, tối ưu website, các công cụ, xây dựng web vệ tinh.
1. Chi phí xây dựng/tối ưu website:
Cấu tạo cơ bản của một website là domain (tên miền) hosting, đây là 2 thứ bạn phải bỏ tiền ra để mua. Mức giá cho domain và hosting rất đa dạng, tùy vào nhu cầu mà bạn sẽ chọn loại phù hợp.
Đối với tên miền mức giá sẽ dao động từ 750.000 đến 770.000 VNĐ/ năm. Còn Hosting dao động từ 130.000 đến 142.000 VNĐ/ tháng, như vậy một năm sẽ mất khoảng 1.560.000 VNĐ.
Sau khi có được tên miền với hosting bạn còn phải đầu tư chi phí để thiết kế nên một website hoàn chỉnh và chuẩn SEO. Bạn sẽ trả mức phí 6.800.000 VNĐ đến 7.000.000 VNĐ cho người lập trình web.
Như vậy, đâu đó mức chi phí sẽ rơi vào khoảng 9.330.000 VNĐ để xây dựng và tối ưu website.
2. Chi phí mua công cụ
Khi triển khai một dự án SEO, để thực hiện tốt công việc bắt buộc bạn phải sử dụng đến các công cụ hỗ trợ. Vậy nên chi phí dành cho việc mua công cụ cũng sẽ được tính vào. Các cụ bạn cần có để làm SEO gồm: công cụ nghiên cứu từ khóa, công cụ check thứ hạng từ khóa, công cụ audit website,…
Dưới đây sẽ là một số công cụ phổ biến mà doanh nghiệp phải mua để dùng như:
1. Công cụ nghiên cứu keyword Ahrefs (hoặc SEMrush)
2. Công cụ nghiên cứu keyword Keyword tool.io
3. Công cụ check thứ hạng từ khóa Serp Robot
Ngoài ra còn một số công cụ khác mà doanh nghiệp cần phải trang bị thêm, nhất là khi website đã lớn mạnh sau này như: Screaming Frog, Onlywire,…
Đối với doanh nghiệp mới khởi nghiệp thì thì chi phí là một trong những vấn đề cần cân nhắc rất kỹ. Để tiết kiệm chi phí các doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ mua chung công cụ.
Chỉ tốn từ vài trăm nghìn là bạn đã có thể sử dụng được một số công cụ trên. Ước tính sơ, mức giá trung bình cho một gói đầy đủ là khoảng 200.000 VNĐ cho đến 350.000 VNĐ/tháng. Như vậy 1 năm sẽ là: 4.290.000 VNĐ.
Như vậy tổng cộng các chi phí cho công cụ SEO nằm trong khoảng: 9.810.000 VNĐ/ năm.
Chi phí xây dựng web vệ tinh
Xây dựng hệ thống website vệ tinh giúp bạn có thêm được nguồn truy cập từ các trang khác đổ về. Bên cạnh việc tạo các trang web vệ tình thì bạn cần bỏ thêm chi phí để mua backlink từ các trang web chất lượng đã có sẵn.
Để tạo thành một hệ thống những website vệ tinh manh và chất lượng đòi hỏi bạn phải đầu tư mua khá nhiều tên miền và con số rời vào khoảng từ 5 đến 7 web.
Chi phí ước tính cho website vệ tinh nằm trong khoảng: 41.000.000 VNĐ/năm ( Bao gồm tên miền, hosting, thiết kế)
Từ 3 chi phí thành phần trên, tổng cộng chi phí hạ tầng công nghệ, bạn phải trả là: 50.810.000 VNĐ.
Chi phí cho nhân sự làm SEO (nếu có)
Nhân sự để thực hiện chiến dịch SEO sẽ có các vị trí như sau:
Leader SEO:
Một Leader SEO sẽ thực hiện các công việc như: xây dựng mục tiêu SEO, quản lý nhân sự trong dự án của mình, lập kế hoạch cho dự án SEO, chịu trách nhiệm cho dự án SEO. Mức lương của SEO Leader sẽ là 15.000.000/ tháng. Như vậy tiền lương cho SEO Leader sẽ là: 180.000.000 VNĐ/1 năm (chưa kể tăng lương, tiền thưởng).
Chuyên viên SEO:
Công việc mà một chuyên việc SEO sẽ làm gồm: trực tiếp triển khai các công việc SEO do leader SEO phân công; nghiên cứu, phân tích sản phẩm, khách hàng, đối thủ; nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa, hỗ trợ xây dựng website chuẩn SEO; làm việc với content SEO triển khai các nội dung; xây dựng chiến lược link building; theo dõi phân tích, tối ưu SEO; thực hiện các báo cáo với leader SEO.
Mức lương cho một chuyên viên SEO sẽ là 10.000.000/tháng như vậy một năm sẽ mất 120.000.000 VNĐ ( chưa kể tăng lương, tiền thưởng).
Content SEO:
Thực hiện làm nội dung cho doanh nghiệp bao gồm: content SEO, content fanpage, content youtube,… Mức lương trung bình cho một content hiện nay là: 7.000.000/tháng như vậy 1 năm sẽ là 84.000.000 VNĐ (chưa kể chi phí tăng lương, thưởng).
Như vậy, tổng cộng mức chi phí nhân sự ước tính cho doanh nghiệp tự triển khai SEO là: 384.000.000 VNĐ.
Chi phí rủi ro
Rỏ ro là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vậy nên chuẩn bị chi phí phòng khi rủi ro là không thừa một chút nào. Trường hợp xảy ra rủi ro thường sẽ xuất hiện ở 2 khía cạnh là rủi ro về nhân sự và rủi ro về kết quả đạt được.
Rủi ro về nhân sự
Không dễ tìm được một SEO Leader, chuyên viên Marketing, Content Marketing giỏi. Điều này có thể khiến nhân sự trong công ty không đạt được chất lượng như mong đợi và dĩ nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả SEO.
Ngoài ra, các nhân sự làm việc tại công ty có thể thôi việc giữa chừng và bạn lại phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc để thuê mới nhân sự.
Rủi ro về kết quả
Các trường hợp không đạt kết quả có thể kể đến như: keywords không lên top, website bị Google phạt, website bị đánh sập. Sẽ rất vất vả để có thể để tối ưu lại website, website mất traffic làm giảm tỷ lệ chuyển đổi, giảm doanh thu của công ty.
Sau các bước trên và mình đã có đầy đủ các thông tin mới chuyển qua bước cuối cùng là lập một bản kế hoạch SEO chi tiết theo từng tháng. Nếu mọi người quan tâm mình sẽ chia sẻ về nội dung đó trong bài tiếp theo nhé!
Exit mobile version