Site icon Dịch vụ SEO – Dich vu SEO – Công Ty Seo Lên Top

Làm marketing online nên bắt đầu từ đâu

Contents

Làm marketing online bạn nên bắt đầu tư đâu? Làm marketing online bắt đầu học như thế nào?

Thực tế mỗi 1 người làm marketing online sẽ có những tư duy khác nhau về cách thức nghiên cứu và thực hiện, sẽ không có 1 nguyên tắc nào cho ngành năng động này. Rồi lại quay trở lại con số 0 khi nhận 1 dự án bất kì.

1. TƯ DUY PHỄU MARKETING

Để bắt đầu 1 dự án marketing bất kì các bạn cần xác định được 1 cái PHỄU khách hàng đủ lớn cho sản phẩm và dịch vụ. Qua mỗi tầng của phễu đều thu hẹp theo các tỉ lệ % nhất định do đó Đầu phễu càng lớn số lượng khách hàng cuối cùng càng nhiều.

Phễu làm marketing online

A/ Tầng 1: Miệng phễu

Miệng phễu được xác định bằng cách ước lương tập khách hàng trong thị trường của mình. Ở đây một loạt các công cụ hỗ trợ tìm kiếm, tiếp xúc, lọc (phân loại) khách hàng tiềm năng được áp dụng. Có thể chia thành 4 loại hình như sau: (mình giải nghĩa thuật ngữ tương ứng với môi trường online –nếu là offline thì vẫn cùng bản chất nhưng sẽ khác ví dụ đi kèm):

+ Social Media (Truyền thông cộng đồng – truyền thông xã hội): với môi trường online chính là các kênh: Facebook, Zalo, Youtube, Forum… , là những cộng đồng đông đảo xung quanh thương hiệu (Phễu chỉ riêng trên internet có thêm loại hình này) – “Tôi chăm sóc cộng đồng của tôi.”

+ Earned Media (Truyền thông lan truyền): nói tốt cho doanh nghiệp từ phía khách hàng hoặc 1 bên thứ 3 nào đó (VD: báo chí, đơn vị truyền thông) có thể kể đến như việc các khách hàng tự giới thiệu nhau về sản phẩm, 1 bloger nào đó nói tốt cho thương hiệu, báo chí, TV đưa tin về doanh nghiệp… bằng các hình thức đó thương hiệu được lan truyền đi. – chú ý là DN không mất phí (để phân biệt với hình thức Paid Media) – “Tôi tốt tự nhiên có người biết đến & sẽ nói tốt cho tôi.”

+ Owned Media (Truyền thông sở hữu): Là các kênh truyền thông mà doanh nghiệp sở hữu có thể tiếp cận được khách hàng của mình: VD: Fanpage, website, Blog doanh nghiệp, kênh báo chí riêng (nếu có)… hoàn toàn không mất chi phí để tiếp cận khách hàng. – “Tôi có sở hữu nên tôi có quyền tự nói tốt cho tôi”

+ Paid Media (Truyền thông trả phí): Đây là nơi đa phần hoạt động quảng cáo doanh nghiệp được phô diễn bao gồm (mua banner trên các trang báo mạng, chạy quảng cáo facebook, google, thuê KOLs (Key Opinion Leaders – người nổi tiếng có sức ảnh hưởng tới cộng đồng) nói tốt về thương hiệu… – “Tôi trả tiền để họ nói tốt cho tôi”

Tất cả các loại hình trên được áp dụng nhịp nhàng phù hợp trong chiến lược marketing online để phục vụ duy nhất 2 mục đích lớn: PHỦ RỘNG NHẤT – TIẾP CẬN CHÍNH XÁC NHẤT.

B/ Tầng 2: Cổ phễu

Phần này được mô tả chính là những khu vực chứa đầy đủ thông tin nhất về thương hiệu, về dịch vụ, về sản phẩm, chắc chắn những kênh tiếp cận ở miệng phễu phải dẫn dắt điều hướng những người quan tâm (khách hàng tiềm năng) đến một nơi cung cấp thông tin chi tiết & đầy đủ nhất. Có thể kể đến chính là Website của doanh nghiệp, là những trang Blog, Fanpage, landing page… 
Từ miệng phễu là các kênh, các hoạt động thì cổ phễu chính là miền đất hứa, nơi làm khách hàng bắt đầu thích thú, quan tâm, đưa lại cơ hội, những giải pháp cho vấn đề hiện tại của khách hàng.

Để gia tăng cơ hội có được khách hàng tiềm năng ở tầng này, các thông tin doanh nghiệp cung cấp phải mang lại GIÁ TRỊ HỮU ÍCH cho người quan tâm. Một khi thông điệp truyền thông ở tầng miệng phễu không ăn khớp với những thông tin lý giải ở tầng cổ phễu thì việc khách hàng bỏ đi không quan tâm là chuyện không tránh khỏi. VD: Tầng miệng phễu các bạn đưa thông điệp truyền thông: “Đặc trị dạ dày 7 ngày khỏi hoàn toàn” thì ở tầng cổ phễu: Bạn đưa ra các dẫn chứng chứng minh thuốc an toàn có nguồn rõ ràng, có người dùng tốt và đã khỏi trong chính khoảng thời gian đó…”

Một lưu ý với môi trường online là giao diện website phải thân thiện với người dùng, lượng thông tin cung cấp ngắn gọn nhưng đầy đủ nhất. Càng tăng sự trải nghiệm của khách hàng bao nhiêu cơ hội khách đi theo tiếp xuống các tầng phễu tốt bấy nhiêu. (các tiêu chuẩn SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – áp dụng ở đây là hoàn toàn phù hợp).

Các hoạt động ở tầng này mục đích duy nhất là có được “THÔNG TIN LIÊN HỆ CỦA KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG”

C/ Tầng 3: Thân phễu

Đây là khu vực chăm sóc khách hàng tiềm năng để trở thành khách hàng chính thức của doanh nghiệp, các hình thức thực hiện ở đây chính là sự trao đổi chăm sóc trực tiếp hoặc những cam kết với khách hàng trước khi họ sử dụng sản phẩm dịch vụ. Các công cụ sử dụng chính là việc chat trực tiếp với khách, lắng nghe vấn đề của họ, chăm sóc qua email marketing hoặc tin nhắn điện thoại (SMS)…
Quay trở lại với ví dụ bán thuốc đặc trị dạ dày ở trên, khu vực này chính là việc bạn cung cấp cho khách hàng những giấy tờ chứng nhận đảm bảo chất lượng thuốc, những cam kết từ phía công ty phân phối về hiệu quả sử dụng. Cách thức để khách hàng nhận sự hỗ trợ nhanh chóng…

Với môi trường online để gia tăng cơ hội khách hàng tiềm năng lưu lại ở tầng này, doanh nghiệp cần có những tài liệu bài bản để cung cấp cho khách hàng nhanh chóng, ngắn gọn và đặc biệt dễ hiểu. Nếu bạn là 1 khách hàng có quan tâm thực sự, bạn cũng sẽ không muốn bị đưa 1 quyển từ điển về sản phẩm hay những thuật ngữ quá cao siêu mà các nhà bác học phải suy nghĩ chục năm mới ra được.

Các hoạt động ở tầng này với mục đích duy nhất là CÓ ĐƯỢC LÒNG TIN của khách hàng tiềm năng. Lòng tin rất quan trọng, một khi bạn chiến thắng được rào cản lòng tin trên môi trường online thì 90% bạn đã có được 1 khách hàng.

D/ Tầng 4: Đáy phễu

Tầng cuối cùng này sau khi đã trải qua sự rơi rụng của 1 cơ số, những người ở lại sẽ thực sự là khách hàng của bạn. Họ sẽ đặt mua sản phẩm, sẽ sử dụng sản phẩm & hoàn toàn tin tưởng. 
Hoạt động tầng này có thể kể đến là sự tham gia của đội ngũ bán hàng (sales) hỗ trợ việc chuyển đổi khách quan tâm thành khách hàng chính thức.

Với marketing đó là các hoạt động tiếp thị lại (Remarketing) để củng cố lòng tin và gợi nhớ thương hiệu. Những chiến thuật marketing đưa ra ở đây có thể sử dụng đến như Giảm giá sản phẩm, tặng quà đi kèm, chiết khấu mua số lượng, ưu đãi khách VIP… những chiến thuật luôn HẤP DẪN, CÓ THỜI HẠN hoặc SỐ LƯỢNG HẠN CHẾ để khách quan tâm hiểu rằng đây là cơ hội duy nhất họ có được nếu mua sản phẩm, dịch vụ lúc này. Bỏ lỡ giai đoạn là họ sẽ mất đi cơ hội hoàn toàn. Có 1 lưu ý nhỏ ở đây là đừng bao giờ phức tạp hóa việc khách hàng có được cơ hội, khi phải thực hiện qua quá nhiều bước. Bạn biết đấy Bản tính lười mà vẫn muốn được hưởng lợi thì ai ai cũng có cả. Cầu kì quá tôi ngại làm, tôi BỎ!!

Mục đích tầng dưới cùng không gì khác chính là: “KHÁCH HÀNG CHÍNH THỨC”

Có một câu hỏi đặt ra ở đây là liệu khách hàng đến đáy phễu rồi họ sẽ đi đâu?

Thực sự nếu trước đây các doanh nghiệp chăm chăm đến việc tìm thật nhiều thật nhiều khách hàng để gia tăng lợi nhuận mà không quan tâm hoặc ít quan tâm chăm sóc khách hiện tại dẫn đến một ngày nào đó năng lực của họ có hạn, thị trường có hạn, mô hình sẽ không thể duy trì mãi việc tìm kiếm khách mới. Vậy nên chăm sóc lại khách hàng cũ ở tầng đáy của phễu và chuyển đổi họ sang các phễu sản phẩm dịch vụ khác chính là yếu tố quyết định gia tăng doanh số an toàn nhất (Mô hình PHỄU CHỒNG PHỄU).

Tìm khách mới – chăm sóc khách cũ luôn phải được thực hiện song song với nhau để đem lại hiệu quả. Một thuật ngữ xuất hiện trong giai đoạn này chính là LÒNG TRUNG THÀNH của khách hàng. Đây là một yếu tố nền tảng để Marketing –> phát triển lên tầm thương hiệu (Branding)

Kết luận làm marketing online:

Trải qua 4 tầng phễu này bạn chắc hẳn cũng đã mường tượng được khách hàng của mình đã đi qua những giai đoạn tiếp cận nào, hoạt động marketing doanh nghiệp làm gì để có đươc khách hàng chính thức. Mô hình này cũng tương ứng với mô tình A-I-D-A (Attention – Interest – Desire – Action: dịch nghĩa: Chú ý – Thích thú – Khát khao – Hành động) mà bao nhiêu khóa học đều lấy đó làm kim chỉ nam cho các vấn đề Marketing. Thực tế còn nhiều phễu với nhiều tầng khác nhau nữa nhưng bạn mới bắt đầu đừng phức tạp hóa vấn đề lên mà hãy đưa kiến thức về những thứ đơn giản nhất.

Tư duy phễu marketing cũng được áp dụng ngay trong quảng cáo facebook nếu bạn tinh ý, mọi con số báo cáo đều được thể hiện qua các chỉ tiêu đo lường: Miệng phễu (Reach – lan tỏa, impression – tiếp cận); Cổ phễu (View – Xem, click – bấm xem), thân phễu: (like – thích, share – chia sẻ, motion – cảm xúc, comment – bình luận hỏi han, tag – gắn thẻ bạn bè), đáy phễu (comment – bình luận mua hàng).

Nếu bạn đang làm marketing online, hãy thử ngồi lại tìm ra phễu thực sự của bạn đang ở đâu, mình dám chắc một mô hình phễu hoàn chỉnh trong chiến lược marketing sẽ giúp bạn có được 1 kế hoạch, 1 lộ trình thực hiện chiến dịch đó hiệu quả nhất.

LÀM MARKETING ONLINE NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU? (phần 2/4)

2. ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU VÀ SẢN PHẨM

Chào cả nhà, ngay sau bài viết đầu tiên trong loạt bài về tư duy marketing: Làm Marketing Online bắt đầu từ đâu? Mình nhận được khá nhiều phản hồi của các bạn trong group mình, nhưng vẫn mong có được nhiều hơn các câu hỏi liên quan trong mỗi chủ đề để chúng ta cùng nhau phân tích. Marketing là vô biên, và suy nghĩ của bạn có thể tốt hơn của mình, cách nhìn nhận vấn đề của bạn có thể mới hơn của mình, nên mọi chia sẻ ở đây đều mang tính chất Win-win (bạn – tôi – chúng ta đều có được giá trị).

Phần 1 mình nói đến phễu marketing để giúp các bạn hình dung ra mô hình tiếp cận khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, các tầng chuyển đổi để thành khách hàng chính thức – Có thể gói gọn nội dung này bằng 2 từ: “BIẾT NGƯỜI.”

Phần 2 này chủ yếu nói về Định vị thương hiệu và sản phẩm. Hay nói cách khác chính là nghiên cứu bản thân nội tại của doanh nghiệp (phân tích thương hiệu và sản phẩm) để đưa ra cách thức tiếp cận phù hợp với khách hàng, làm tiền đề để xây dựng kế hoạch marketing – xoay quanh 2 từ: “BIẾT TA”.

“BIẾT NGƯỜI BIẾT TA TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG”

Nói đến thương hiệu thì đúng là kì vĩ quá, mới bắt đầu tìm hiểu marketing có nên đụng đến 2 từ thương hiệu hay không? mô hình kinh doanh nhỏ có phải làm thương hiệu không? Mình chia sẻ thật là có nhé, nhưng làm ở mức độ đủ để khách nhớ đến tên shop của bạn thôi là cũng đã thành công lắm rồi. Mô hình kinh doanh càng lớn, làm thương hiệu càng phải chuẩn chỉnh. Mình cũng sẽ viết theo cách thức đơn giản nhất dành cho 1 người mới bắt đầu có thể nắm được.

Ví dụ đầu tiên rất đơn giản mình đưa ra về thương hiệu & sản phẩm để các bạn dễ hình dung, được lấy từ chính thực tế, cách đây 1 tuần mình có theo bước mẹ về nhà và tiện đường 2 mẹ con cùng đi chợ.

Bài toán: Mẹ mình đi chợ và muốn mua 1 cây bắp cải.

Điều đầu tiên là mẹ mình sẽ lựa chọn đi hết chợ 1 lượt ngắm các hàng rau để lựa chọn cây bắp cải ngon nhất, đi hàng nào thì đá đưa câu: “Bắp cải giá nhiêu 1 cây đấy?”. Hàng nào cũng chăm chăm 1 câu “7 đồng chị ơi.” Và mẹ mình đi thẳng luôn.

Đang đi đến nửa đường chợ, một cô hàng rau A đon đả chào mời:

– “Chị ơi mua rau cho em đi, rau em mới cắt sáng nay, rau mùa này ăn ngọt lắm chị, nhà em trồng giống này là giống siêu ngọt, chị mua về ăn không ngon em không lấy tiền, chị lấy 2 cái em bớt cho chị ”

Mẹ mình dừng lại ngay và cầm 1 cây bắp cải lên ngắm nghĩa, nâng vài lần xem có nặng không rồi hỏi giá

Cô A này đon đả tiếp:

– “7 đồng 1 cái chị ạ, chị lấy 2 cái em lấy chị 12 đồng.”

Mẹ mình lưỡng lự 1 chút thì chị này nói tiếp ngay:

– “Nhà em trồng nên chị cứ yên tâm ăn thử, ngon chị cứ ra hàng em, hỏi cô A là cả chợ đều biết ạ.”

Mẹ mình tươi cười rồi lấy luôn 2 cây bắp cải.

Cô bán rau A làm marketing quá đỉnh!

VẬY ĐIỀU GÌ LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA CÔ BÁN RAU?

 

 

Mình sẽ phân tích cụ thể cho các bạn biết cô A đã làm marketing thế nào để bán được bắp cải cho mẹ mình, không chỉ dừng lại ở 1 cây, vượt qua nhu cầu của khách hàng. Đây là thành công mà bất kì dân marketing/ sale nào cũng mong đợi.

Đầu tiên cô A rất nhanh nhạy khi quan sát từ xa hành động của mẹ mình đi mua rau. Thường thì bán rau họ hay ngồi cùng 1 khu với nhau nên ai hỏi thì người bán bên cạnh cũng sẽ biết luôn. Nhìn cách thức mẹ mình đi tìm và hỏi giá, rất đơn giản cô A đã nắm được nhu cầu mẹ mình muốn mua bắp cải, tuy nhiên mong muốn của mẹ mình như thế nào về cây bắp cải cô A hoàn toàn không biết rõ, chỉ biết duy nhất 1 thông tin mẹ mình quan tâm: Giá rau bắp cải.

Cô A chủ động tiếp cận và đưa ra các đặc tính của sản phẩm (ở đây là bắp cải)

1. Rau mới cắt sáng nay –> Ý chỉ rau còn rất tươi mới và không héo úa
2. Rau ăn ngọt lắm chị –> Đặc tính nổi trội của sản phẩm
3. Nhà em trồng –> Nguồn gốc rõ ràng an toàn của sản phẩm 
4. Ăn không ngon không lấy tiền –> Cam kết về chất lượng sản phẩm
5. Chị lấy 2 cây em bớt cho chị –> Mở ra cơ hội mua sản phẩm giá thấp.

Cô A phải thực sự am hiểu về sản phẩm (bắp cải) thì trong 1 câu chào mời đã đưa ra được 1 lúc 5 đặc tính của sản phẩm để chào mời mẹ mình.

Trước đó mình cũng đã hỏi mẹ muốn mua bắp cải thế nào? Mẹ mình đã đưa ra 2 tiêu chí rõ ràng và 2 tiêu chí mình ngầm hiểu qua cách thức nói chuyện và hành động của mẹ:

1. Mẹ thích ăn rau bắp cải giống siêu ngọt
2. Mua rau của mấy người nhà trồng an toàn, họ sẽ ít phun thuốc nhiều hơn.
3. Giá rẻ (tiêu chí ngầm hiểu qua câu hỏi của mẹ khi đi từng hàng rau)
4. Cầm nặng tay (rau bắp cải cuộn chắc chắn, không bị rỗng bên trong, không nặng nước)

Nhìn vào đây rõ ràng tiêu chí sản phẩm 2, 3 và 5 trong lời chào mời của cô A trùng với mong muốn của mẹ mình là 1, 2, và 3. Tiêu chí 4 của mẹ mình (cầm nặng tay) và tiêu chí 1 (rau tươi mới) của cô hàng rau A là không có trùng khớp nhau.

Với 3/5 tiêu chí khớp nhau, mẹ mình đã bắt đầu có suy nghĩ mua sản phẩm rau của cô này, nhưng vẫn còn lưỡng lự chưa mua. Thực chất là mẹ vẫn chưa biết được chính xác giá của sản phẩm. Cô A nắm đc cơ hội nhanh chóng đưa luôn thông tin: mua 2 cây bắp cải giá 12 đồng tức là chỉ có 6 đồng/ 1 cây (Mỗi cây sẽ rẻ hơn các hàng khác 1 đồng) Và tiếp đên cô A nhấn mạnh hơn nữa rau siêu ngọt, ngon và cả chợ biết đến cô A – người đã bán lâu ở đây chứ không phải người mới đến (thương hiệu úy tín của cô A). “Nhà em trồng nên chị cứ yên tâm ăn thử, ngon chị cứ ra hàng em, hỏi cô A là cả chợ đều biết ạ.” Đến đây thì mẹ mình đã thỏa mãn bằng 1 nụ cười và chấp nhận mua 2 cây bắp cải mà không còn phải suy nghĩ thêm gì nữa. Cô A đã chiếm trọn LÒNG TIN của mẹ mình.

Tư duy củ người làm marketing online

Thật vậy từ ví dụ trên bạn có thể thấy, bí quyết cô bán rau làm marketing online thể hiện ở 2 yếu tố: sự nhanh nhạy NĂM BẮT NHU CẦU khách hàng qua việc quan sát hành vi của họ và AM HIỂU SẢN PHẨM để đưa ra được thông tin chính xác nhất, đầy đủ nhất. Nếu cô hàng rau không đưa ra được những yếu tố đặc tính của sản phẩm phù hợp với mong muốn của mẹ mình chắc chắn mẹ mình sẽ không dừng lại để mua.

Có 1 con số mà mình nhắc đến ở ví dụ này chính là 3/5 tiêu chí trùng khớp. Bạn có thể nghĩ đây là con số cứ trùng khớp quá bán là khách hàng lựa chọn tiêu dùng sản phẩm nhưng không phải vậy. Từ thực tế trải nghiệm và được chia sẻ từ các tiền bối trong ngành. Con số 3 chính là con số tối thiểu để 1 người bất kì trở thành khách hàng khi các chuẩn mực mong muốn của họ trùng khớp với đặc tính sản phẩm. Sự trùng khớp càng tăng ( lớn hơn số 3) khả năng khách hàng tiêu dùng sản phẩm của bạn càng lớn.

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH “CÔ BÁN RAU” CHO MARKETING ONLINE NHƯ THẾ NÀO?

Các bạn hãy cùng nhìn lại cách thức thực hiện mỗi khi bạn viết 1 bài quảng cáo bán hàng, đơn cử như bán sản phẩm trên Facebook chẳng hạn, các bạn đều liệt kê tính năng sản phẩm như thế này, sản phẩm như thế kia kèm thêm 1 loạt các cam kết đi kèm (bảo hành, hậu mãi…). Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi tại sao mình lại làm thế không? Và câu trả lời nằm ở chính Mô hình “Cô bán rau” – mô hình nhỏ nhất của kinh doanh.

Việc bạn thấu hiểu sản phẩm/ dịch vụ/ thương hiệu của bạn đến đâu, mỗi đặc tính sản phẩm sẽ ứng với 1 thứ được gọi là mong muốn khác nhau của khách hàng, và tập hợp các mong muốn này tạo nên “Đặc tính Khách hàng”, tiền đề cơ bản để 1 Market-er (người làm marketing) vẽ ra “Chân dung Khách hàng Tiềm năng” & cách thức để tiếp cận họ.

Mình đưa ra 1 ví dụ thực tế của 1 dự án Marketing Online mình đã tham gia phân tích cho 1 cơ sở Spa cao cấp tại Hà Nội áp dụng đúng mô hình “Cô bán rau”, dịch vụ của họ cao cấp đến mức khách hàng sẽ phải chi trả 1 triệu đồng/ 1 giờ sử dụng dịch vụ, và 1 tháng Spa này chỉ cần chăm sóc lại khách cũ, kiếm thêm chục khách mới là đạt chỉ tiêu kinh doanh tháng. (mình xin phép không đưa thương hiệu ở đây vì một số lí do nhưng nếu có dịp trao đổi trực tiếp mình sẽ cho các bạn thông tin). Bạn biết đấy, bài toàn tưởng chừng dễ mà không dễ chút nào, nhìn qua ai cũng hiểu tập khách của họ quá nhỏ trong thị trường rộng lớn ở HN này, chưa kể họ còn phải là những khách hàng tầng lớp VIP, giàu có mới sẵng sàng chi trả phí spa cao như vậy.

Mô tả qua 1 chút spa này tại sao đắt đỏ như vậy vì không gian của spa được thiết kế hoàn toàn theo kiến trúc Champa – Thiền, có hẳn 1 bể bơi trong nhà sử dụng liệu pháp thủy trị liệu sục nước áp lực đa chiều để matxa toàn thân. Ở Hà Nội số lượng Spa có thủy trị liệu cao cấp là không nhiều. Chưa kể đến mỗi khách vào sẽ được đưa 1 phòng riêng biệt không bị ảnh hưởng với người khác, họ sẽ luôn có không gian riêng và được chăm sóc chu đáo nhất của đội nhân viên trị liệu. Các dược phẩm thiên nhiên và đều có nguồn gốc quý hiếm cao cấp được sử dụng. Ở đây họ chăm sóc toàn thân từ da, tóc móng, đến chân tay và cơ thể.

Giai đoạn phân tích để hình thành nên chân dung khách hàng, đội nhóm đã phân tích đưa ra được 7 yếu tố đặc tính của thương hiệu sản phẩm. Mình sẽ chia thành 2 cột cho các bạn tiện theo dõi (Slide ngay comment đầu tiên dưới đây)

|| Thương hiệu/ s.phẩm/ d.vụ || –> || Đặc tính khách hàng ||
1. Giá dịch vụ cao –> 1. Người có thu nhập cao
2. Giá trị dịch vụ chất lượng cao –> 2. Người Tinh tế, sành điệu
3. Không gian chăm sóc riêng biệt –> 3.Người Thích kín đáo và yên tĩnh
4. Chăm sóc toàn diện (tiện lợi & tiết kiệm thời gian đến 1 nơi làm được tất cả) –> 4. Người Bận rộn, ít thời gian sẽ quan tâm
5. Sản phẩm độc đáo, khác biệt –> 5.Người Thích trải nghiệm mới
6. Sang trọng & đồng bộ –> 6. Người Thích thể hiện, khẳng định bản thân
7. Chăm sóc sức khỏe dựa vào y khoa và khoa học trị liệu. –> 7. Người có kiến thức và am hiểu khoa học

Như vậy áp dụng mô hình “Cô bán rau” cứ tối thiểu 3 đặc điểm thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ (ở cột trái) phù hợp với 3 đặc tính của khách hàng (ở cột phải) sẽ có cơ hội có 1 khách hàng tiềm năng quan tâm, do đó đội nhóm đã chia 7 đặc tính này để phân ra thành các chiến dịch quảng cáo, PR nhỏ. VD: nhóm 3 đặc điểm: Giá trị dịch vụ chất lượng cao + Không gian riêng biệt + Chăm sóc toàn diện thành 1 chủ đề để viết nội dung, đăng bài website, đưa tin PR báo chí, quảng cáo… (Tăng độ phủ – Miệng phễu). chỉ từ 7 yếu tố đặc điểm thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ mà đội nhóm đã có rất nhiều hướng khác nhau về nội dung và quảng cáo để tiếp cận khách hàng.

Mặt khác từ căn cứ 7 đặc tính của khách hàng, đội nhóm hiểu rõ hơn đối tượng mình cần tiếp cận là ai.

VD: Hội thu nhập cao –> liên hệ qua kênh ngân hàng để lấy contact. Kết nối với bên cung cấp thẻ Visa ngân hàng để có thông tin khách hàng, lồng ghép các gói dịch vụ chăm sóc cao cấp ưu đãi với các thẻ hạng thương gia, hạng Gold, bạch kim… (Đặc tính của Spa là đều cần thiết cho khách trải nghiệm trước khi sử dụng thành khách quen); Đặc tính tinh tế sành điệu: Đối tượng là hội VIP: Các nghệ sỹ, ca sỹ, doanh nhân thành đạt, tìm kiếm các cộng đồng doanh nghiệp để có được những kết nối phù hợp. Bên cạnh đó bằng quan hệ với những khách VIP của spa, có thể tăng hoặc tặng thêm liệu trình trị liệu cho họ nếu họ mời bạn bè đến cùng trải nghiệm không gian chăm sóc của Spa, đưa đón miễn phí bằng UberX cao cấp cho khách khi chỉ cần alo đến Spa đặt trước…v…v… Một loạt các chiến thuật tiếp cận khách hàng được đưa ra để gia tăng đầu vào cho miệng phễu khách hàng tiềm năng.

Bạn thấy đấy từ chân dung khách hàng tiềm năng, rất dễ dàng để bạn có thể tìm được các kênh tiếp cận phù hợp với các đặc điểm của họ. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng lên kế hoạch Marketing, mà các kênh trong kế hoạch thực hiện như thế nào, kéo dài bao lâu, ngân sách thế nào phù hợp nhất.

Có một lưu ý nhỏ ở đây là việc mô tả chân dung khách hàng nếu đưa ra đội nhóm Mar sẽ có rất nhiều người đưa phương án có thể lên tới vài chục tiêu chí, nhưng hãy chắc chắn rằng các tiêu chí này là tiêu biểu nhất, quan trọng nhất, gần nhất với đối tượng tiềm năng của doanh nghiệp. Hãy giới hạn ở con số dưới 10 tiêu chí để quá trình thực hiện không bị phân tán ra nhiều hướng, mất đi sự tập trung. Cũng đừng quá ít bởi nếu ít chiến lược Marketing sẽ bỏ sót khách hàng – một vấn đề sẽ tiêu tốn chi phí thời gian và nguồn lực. Việc tìm ra đặc tính khách hàng cũng cần phải được đội kinh doanh của Doanh nghiệp đó tán đồng vì không ai hiểu khách hàng hơn chính đội sale cả bạn nhé.

Kết luận về làm marketing online: Một Market-er am hiểu sâu sắc Sản phẩm dịch vụ, am hiểu đặc tính của thương hiệu sẽ có được chân dung khách hàng tiềm năng phù hợp nhất. Đây sẽ là căn cứ để đội nhóm đưa ra quyết định đánh chiếm thị trường như thế nào, phân bổ nguồn lực ra làm sao, duy trì kênh nào là tối ưu nhất.

Nếu bạn là 1 doanh nghiệp mà đội marketing chưa mạnh, có thuê ngoài các bên Agency làm Marketing thì phải chắc chắn rằng đội Marketing thuê ngoài đó hiểu khách hàng của bạn như chính đội sale của bạn vậy, có nhiều lý do bởi Agency không thực sự gắn bó với công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp bạn, họ sẽ phải phân tâm cho nhiều doanh nghiệp nhiều ngành nghề khác nhau, họ không có đủ nguồn lực tập trung cho bạn…. Đừng để đội Marketing lao ra chiến trường khi không biết mình phải làm gì. Bạn có biết “Cái chết của 1 thương hiệu là Marketing thương hiệu đó lên trời mà bản chất thì chỉ nằm sát mặt đất” Cũng giống như bạn cho 1 đội đặc công đi phân tích chiến trường mở đường nhưng báo cáo lại bị sai lệch hết cả, nguy cơ toàn quân lao ra thiệt hại nặng nề là không tránh khỏi.

Chủ đề này khá dài nên hi vọng các bạn đọc được hết đến đây. Rất mong nhận được những câu hỏi trao đổi, mình sẽ trả lời những thắc mắc của các bạn sớm nhất có thể!

 

Phần 3 – Giá trị cốt lõi của chiến dịch marketing online

Khoảng thời gian đầu mới đi làm trong ngành Marketing Online này, mặc dù đã cố gắng để nghiên cứu từ các cộng đồng, các diễn đàn, sưu tập hàng Gb dung lượng tài liệu, đã từng trở thành 1 Software-er thay vì 1 Market-er thực thụ nhưng mình vẫn gặp phải vấn đề mất phương hướng, không biết nên bắt đầu từ đâu??. Chưa kể hoàn thành mỗi chiến dịch marketing online xong cả đội nhóm ngồi lại chất vấn nhau:

► Tại sao lượng traffic hàng ngày trên website tương đối đông, nhưng doanh thu bán hàng vẫn không nhích lên là mấy?

► Tại sao ngân sách đổ tiền nhiều vào các kênh quảng cáo nhưng vẫn không thấy có hiệu quả?

► Sếp thì giục xuống: em đẩy thêm ngân sách nữa đi giờ đang hiệu quả, tăng thêm thì mới có lãi được!!.

Quả thực áp lực càng lớn lại càng khó nghĩ, khi mà Marketing là đội chi tiền nhiều, chi không có thu về được gì nguy cơ mất việc của các thành viên càng lớn. Chắc chắn không có một ông sếp nào để nuôi 1 đội mà chỉ có suốt ngày xin ngân sách mà không có đem lại hiệu quả gì.

Quay về với nội dung của phần này, trước tiên chúng ta cần phải hiểu 1 số các chỉ tiêu đo lường của Marketing Online. Trong số hàng trăm chỉ tiêu khác nhau thì vẫn có những chỉ tiêu thực sự rất quan trọng.

► Chỉ tiêu 1: ROI (Return On Investment – dịch nghĩa: Phần sinh ra (quay lại) của đầu tư) Thực tế có rất nhiều khái niệm về ROI và đây cũng được coi là chỉ số quan trọng nhất của các nhà quảng cáo. Hiểu nôm na đây là 1 tỉ lệ được tính bằng công thức: “Lợi nhuận ròng” trên “tổng chi phí quảng cáo” (Tiền bỏ ra để quảng cáo) – Từ con số này chúng ta sẽ hiểu được mình chi ra 1 đồng lãi được bao nhiêu. VD: Lợi nhuận ròng = 2 triệu (sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí nhân viên, nhà cửa, …), chi phí quảng cáo là 1 triệu. Như vậy ROI = (2 triệu/ 1 triệu) x 100% = 200%. Do đó, chi 1 đồng cho quảng cáo ta đang tạo ra được 2 đồng lợi nhuận – một con số khá lí tưởng.

Vậy nếu ta đang chạy Quảng cáo phủ thương hiệu mà không phục vụ kinh doanh sinh lợi nhuận thì ROI được tính thế nào? Rất đơn giản, ở đây “lợi nhuận ròng” sẽ được thay đổi bằng “Số lượng các mục tiêu đạt được của chiến dịch” / “Tổng chi phí quảng cáo” bỏ ra. VD: Chiến dịch quảng cáo với mục tiêu lôi kéo người đăng ký vào form trên Website: ROI = Số người đăng ký/ Tổng số tiền quảng cáo.

► Chỉ tiêu 2: CR (Conversion Rate – Tỉ lệ chuyển đổi.) Đây là chỉ tiêu đo lường quan trọng thứ 2 chỉ đứng sau ROI, nó là nỗi “ám ảnh” của tất cả các nhà quảng cáo. Bởi lẽ các bạn cứ hình dung ra cái phễu Marketing ở ngay phần 1, miệng phễu rất rộng nhưng cổ phễu, thân phễu, đáy phễu đều thu hẹp lại, cứ mỗi lần thu hẹp đó lại được thể hiện bởi 1 con số tỉ lệ đó chính là CR – Tỉ lệ chuyển đổi.

VD: Tại 1 thời điểm bất kì của chiến dịch quảng cáo Facebook ta tính được con số trung bình trong khoảng thời gian xác định:
– Trong 1000 người nhìn thấy quảng cáo có 100 người click xem chi tiết như vậy: 
Tỉ lệ chuyển đổi thứ 1: CR1 = 100/1000 x 100% = 10%. 
– Trong 100 người click xem chi tiết có 12 người để lại comment. 
Tỉ lệ chuyển đổi thứ 2: CR2= 12/100 x 100% = 12%. 
– Trong 12 người để lại comment thì có 5 người cho số điện thoại. 
Tỉ lệ chuyển đổi 3: CR3 = 5/12 x100% = 41,6%. 
– Trong 5 người cho số điện thoại thì chỉ có 3 người đặt mua hàng.
Tỉ lệ chuyển đổi 4: CR4 = 3/5 x100% = 60%.

Sau 1 thời gian kể từ sau thời điểm tính toán kia ta lại làm các phép tính tìm CR và có kết quả như sau:

Nếu như:

– CR1 giảm –> Quảng cáo đang không còn đủ hấp dẫn người xem, hoặc tỉ lệ phân phối, ngân sách quảng cáo đang có vấn đề cần thiết phải tối ưu lại quảng cáo.
– CR2 giảm –> Nội dung quảng cáo đang bị nhàm chán với người đọc có thể do quảng cáo đã tăng tần xuất hiển thị trên tường nhà họ hoặc câu từ viết quảng cáo đang gặp vấn đề với đối tượng hiện tại. 
– CR3 giảm –> Đội tư vấn online đang làm việc chưa hiệu quả, để rơi dụng hoặc sót khách hàng…
– CR4 giảm –> Đội Telesale đang làm việc kém hiệu quả…

Bạn thấy đấy CR hay Tỉ lệ chuyển đổi – Đeo bám suốt cả quá trình quảng cáo. Nó được coi là chỉ tiêu để đánh giá mô hình marketing bạn đang xây dựng trên môi trường online có đang mang lại hiệu quả hay không. Chỉ cần làm 1 vài phép tính với mô hình hiện tại bạn sẽ thấy được vấn đề hệ thống đang gặp phải và cần thiết tìm ra nguyên nhân cũng như phương án để giải quyết.

Chưa dừng lại ở đây, mình đưa ra một ví dụ nữa cực kì quan trọng để các bạn hiểu được bản chất cốt lõi của chiến dịch marketing online thành công.

Bài toán đặt ra khi làm marketing online :

Một website A, có lượng truy cập là 10.000 người/tháng.
Sau một thời gian nhà quảng cáo tính được rằng
– Chi phí để thu hút 1 người vào website A là: 1000đ 
– Tỷ lệ chuyển đổi (CR) khách đặt hàng ngay trên website A là: CR = 2%. 
– Giá trị một đơn hàng bán ra cho khách hàng mua hàng là 500.000đ 
– Tất cả chi phí cho bán hàng, kế toán, lương nhân viên,… là 70% của doanh thu. 
———————————————–

Từ các con số trên ta nhanh chóng tính được:

– Chi phí Marketing để đưa được 10.000 người vào website / tháng là: 
10.000 x 1.000 = 10.000.000đ/ tháng
– Với tỷ lệ chuyển đổi 2%, Vậy với 10.000 người vào website sẽ có:
10.000 x 2% = 200 người mua hàng/ tháng
– Giá trị mỗi đơn hàng là 500.000đ:
–> Doanh thu là = 200 x 500.000 = 100.000.000đ/ tháng

Đề bài cho 70% là chi phí khác nên 30% còn lại sẽ là doanh thu thuần
Tức là doanh thu thuần = 100.000.000đ x 30% = 30.000.000đ/ tháng

– Như vậy lãi gộp sẽ là phần doanh thu thuần trừ đi Chi phí quảng cáo: 
Và bằng: 30.000.000đ – 10.000.000đ = 20.000.000đ / tháng

Đến đây ta nhanh chóng tính được ROI(1) = Lợi nhuận / tổng chi phí quảng cáo 
Và bằng: 20.000.000 / 10.000.000 = 200% Con số này thể hiện rằng việc kinh doanh vẫn đang tốt.

Sếp của bạn chỉ quan tâm đến con số ROI do đó sau khi xem báo cáo ROI =200% của tháng này cũng mừng nhưng yêu cầu nhà quảng cáo làm sao tăng lợi nhuận lên nữa, cụ thể là tháng sau gấp đôi tháng trước

Rất đơn giản bạn sẽ suy nghĩ để tăng lợi nhuận cuối cùng chỉ cần tăng lượng truy cập khách vào website A lên gấp đôi là được tức là chỉ tiêu tăng lên 20.000 người. Do đó chi phí dự kiến sẽ phải tăng lên gấp đôi: 20.000 người nhân với chi phí 1000đ/ người = 20.000.000 đ. Gấp đôi chi phí tháng trước là 10.000.000 đ. Bạn làm kế hoạch và đề xuất sếp tăng ngân sách là sẽ đạt được mong muốn.

Chuyện tưởng chừng như đơn giản nhưng sếp bạn xem xong sẽ bắt đầu đặt bút tính như sau:

Chi phí Marketing để đưa được 20.000 người vào website / tháng đúng là:
20.000 x 1.000 = 20.000.000đ
– Với tỷ lệ chuyển đổi CR = 2%, Vậy với 20.000 người vào website sẽ có 400 người mua hàng.
– Giá trị mỗi đơn hàng là 500.000đ: 
–> Doanh thu là = 400 x 500.000 = 200.000.000đ
– Chi phí khác vẫn không thay đổi do tháng này số nhân viên, vị trí văn phòng điện nước vẫn không có sự biến động… là 70% của doanh thu. 
Tức doanh thu thuần = 200.000.000đ x 30% = 60.000.000đ
– Vậy lãi gộp sẽ là: 60.000.000đ – 20.000.000đ = 40.000.000đ / tháng

Lãi dự kiến khi tăng gấp đôi ngân sách quảng cáo thu hút người vào website là 40.000.000đ nhìn sơ qua đúng là gấp đôi lãi tháng trước rồi. Nhưng ta tính thử ROI(2) của trường hợp này nhé:
ROI (2) = 40.000.000đ / 20.000.000đ = 200%.

Oh, ROI (1) = ROI (2) = 200% như vậy 1 đồng chi phí bỏ ra quảng cáo vẫn thu về 2 đồng lợi nhuận. Tháng trước so với tháng này đâu có thay đổi?? Đầu tư 1 đồng ra mà không sinh lời thêm vậy có thực tình hình kinh doanh đang phát triển?? Con số luôn biết nói và ở trường hợp này Sếp sẽ không bao giờ phê duyệt phương án tăng ngân sách của bạn. Đó là điều chắc chắn!.

Vậy lối đi nào cho trường hợp này, làm sao để tăng được doanh thu mà tình hình kinh doanh chung vẫn tâng đều đặn?

Câu trả lời chỉ cần theo dõi phép tính dưới bạn sẽ nhìn ra được cốt lõi của chiến dịch nằm ở chỉ số nào.

Ta giữ nguyên mọi con số bài toán vẫn là 10.000 người truy cập website A, chi phí cho marketing online vẫn là 10.000.000đ. Nhưng ta tập trung vào các hoạt động tối ưu nhằm tăng tỉ lệ CR lên chỉ 1%, So với tháng trước là 2% thì CR kì vọng của tháng này sẽ là 3%.

Hiệu quả sẽ như sau:

Khách hàng mua hàng sẽ là 10.000 x 3% = 300 khách hàng
Doanh thu là: 300 x 500.000đ = 150.000.000đ
Chi phí khác chiếm 70% vẫn không đổi.
–> Doanh thu thuần: 150.000.000 x 30% = 45.000.000đ
Với chi phí marketing không đổi là 10.000.000 đ, lợi nhuận là: 
45.000.000 – 10.000.000 = 35.000.000đ
Như vậy ROI(3) = 35.000.000/10.000.000 = 350%

So với ROI (1) = 200%. Bạn thấy đấy 1 đồng chi quảng cáo đã làm ra 3,5 đồng, hơn tỉ lệ của tháng trước từ 1 đồng chỉ sinh ra 2 đồng lợi nhuận.

Quá tuyệt vời, chỉ tăng 1% con số CR thôi là ROI đã biến đổi khá mạnh, lợi nhuận đã tăng lên 75%. Con số CR đúng là một con số THẦN THÁNH.

Các bạn ạ, mọi ví dụ và chứng minh ở trên mình chỉ nhằm đến duy nhất 1 con số CR – Tỉ lệ chuyển đổi. Chính là cốt lõi thành công của chiến dịch quảng cáo của các bạn. Các bạn nếu biết tối ưu được CR bạn đã tiết kiệm được 1 khoản rất lớn chi phí quảng cáo, chưa kể đến việc bạn cũng sẽ có lại được hiệu quả rất cao nếu chỉnh chu cho CR đạt 1 con số tăng trưởng nhất định.

VÀ BÍ QUYẾT TĂNG CR – “TỈ LỆ CHUYỂN ĐỔI” NẰM Ở ĐÂY!

CR trong Marketing Online phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nếu nghiên cứu cho 1 chiến dịch marketing Online đội nhóm có thể kể đến cả chục CR khác nhau trong mỗi bước của hệ thống. Tuy nhiên ở đây mình chỉ đưa ra 3 yếu tố chính ảnh hưởng lớn nhất đến CR. Bạn chỉ cần nhớ 3 yếu tố này & tối ưu nhất có thể là đa góp phần lớn cho sự thành công của chiến dịch rồi.

1. Kế hoạch Marketing
2. Thiết kế Marketing
3. Content Marketing

Cụ thể:

1. Kế hoạch Marketing làm marketing online:

Tiêu chí đầu tiên ảnh hưởng tới CR là Kế hoạch marketing. Chắc chắn bạn phải biết được mình đang tiếp cận với khách hàng ở kênh nào phù hợp nhất. Mà muốn tiếp cận khách ở những kênh nào bạn cần hình dung ra khách hàng của mình là ai.
Bản kế hoạch Marketing còn bao hàm cả việc dự đoán và phân bổ nguồn lực thực tế của doanh nghiệp cho chiến lược marketing bao gồm: Ngân sách, nhân lực, hình thức phối hợp với các phòng ban. Bạn cũng sẽ chia được ra các giai đoạn cụ thể từng bước thực hiện và mục tiêu cho từng giai đoạn. Càng phân định chi tiết bao nhiêu bạn sẽ càng thấy chiến dịch của mình rõ ràng bấy nhiêu. Kế hoạch chính là tấm bản đồ cho bạn tìm ra Kho báu đích thực. Kế hoach chính xác, thời gian chính xác sẽ giúp bạn đến kho báu nhanh nhất.

2. Thiết kế marketing:

Là yếu tố thứ 2 có ảnh hưởng lớn đến CR trong Marketing Online, tại sao mình đưa ra yếu tố này bởi môi trường Online thứ tương tác mạnh nhất tới khách hàng chính là sự tiện lợi và trực quan nhất. Khách hàng càng có nhiều trải nghiệm thì cơ hội để khách quan tâm bạn càng lớn. Thiết kế marketing bao gồm: Thiết kế bố cục, cấu trúc & thiết kế nghệ thuật.

Thiết kế bố cục có thể lấy VD như bố cục website thân thiện với người dùng, thân thiện thiết bị di động, Cách thức phối hợp các chức năng trên web thuận tiện, phối hợp các nút hành động phù hợp trên web…

Thiết kế nghệ thuật có thể lấy VD như thiết kế về mặt nhận diện, video clip, thiết kế banner quảng cáo, cover facebook, avatar – ảnh đại điện…

Tất cả những yếu tố thuộc về thiết kế marketing không khó khăn với 1 người làm marketing online. Mình dám chắc chắn điều này vì nó chỉ là những thứ thuộc về sự rèn luyện và cảm nhận của mỗi người. Thực tế sẽ có 1 bộ quy tắc nhất đinh và mình còn học được chẳng nhẽ bạn lại không?

Ở đây có 1 chú ý rằng Thiết kế marketing khác với thiết kế theo hướng mỹ thuật hay kiến trúc. Bởi đối tượng người xem của marketing là đại chúng còn kiến trúc và mỹ thuật là bộ môn nghệ thuật của cái đẹp, phải am hiểu nhiều thị bạn mới hiểu hết được ý nghĩa của nó.

Chính vì lí do này các bạn đang học designer hoặc có kiến thức về designer khi chuyển sang Marketing hãy tạm quên những thứ gọi là lý thuyết thiết kế trên giảng đường để bắt nhịp vào một ngành “tâm lý học” mới mẻ này.

3. Content marketing (marketing nội dung):

Không thể phủ nhận nhiều người trên Internet “chết” vì những dòng giật tít câu view. Chỉ giật gân 1 cái là đã bấm vào lia lịa. Nội dung hàm chứa một thứ lôi cuốn người đọc (ở đây là khách hàng) thực hiện tiếp theo những hành động được điều hướng của người làm Marketing. Là thứ công cụ không thể thiếu để gia tăng tối đa CR.

Content marketing bao gồm nhiều hình thức như Video, Hình ảnh, âm thanh & câu từ. Và cũng như Thiết kế Marketing – Content Marketing phục vụ đại chúng – khác với các nội dung (content) mang tính văn học có sử dụng bút pháp ẩn dụ, nhân hóa… như được học tại THPT. Bạn biết đấy, trên môi trường online khi mà, người ta chỉ bỏ ra vài giây để đọc nội dung quảng cáo của bạn, nếu họ đọc không hiểu hay phải suy luận quá nhiều họ có còn ngồi lại để suy nghĩ không? Hãy xây dựng nội dung của bạn thật dễ hiểu, rõ ràng và quan trọng nhất là đúng ý mà bạn đang muốn diễn đạt cho tập đối tượng quan tâm.

Kết làm marketing online:

Trong phần 3 trong chuỗi bài “Làm Marketing Online bắt đầu từ đâu?” mình đã chứng minh cho bạn yếu tố cốt lõi làm nên thành công của chiến dịch Marketing Online nằm ở chỉ số đo lường CR – Conversion Rate – Tỉ lệ chuyển đổi. Chỉ ra 3 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tỉ lệ này mà bất kì người làm Marketing Online nào cũng cần phải ghi nhớ và gia tăng kiến thức của mình.

Ở đây mình chỉ muốn nói với các bạn một điều thực sự tâm huyết nếu bạn muốn nhập môn hay mong muốn đi xa hơn về ngành này. Hãy đi theo con đường học hỏi trau dồi kiến thức: Giỏi về content và design –> Giỏi về lập kế hoạch, lên chiến lược –> Giỏi về công cụ, báo cáo –> Marketer Full Stack (Người marketer hoàn hảo).

LÀM MARKETING ONLINE NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU? (phần 4/4)

4. BẬC THẦY VỀ NGÔN TỪ VÀ MÀU SẮC (Ý lớn thứ 1 – Ngôn từ)

Cả nhà mến, xin lỗi mọi người vì đến giờ mình mới đưa lên được phần cuối cùng, phần này đặc biệt phải chia làm 2 phần nhỏ. Bởi có quá nhiều thứ mà ngay 1 bài viết ở đây cũng không thể diễn đạt được hết. Phần 4 mình cảm thấy thực sự quan trong bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, PR hay truyền thông. Nếu nói hệ thống và kế hoạch là khung xương của chiến dịch thì Nội dung chính là phần da thịt lấp đầy những khoảng trống để thành 1 hình thể hợp nhất, hoàn hảo nhất.

Phần này có tựa đề là BẬC THẦY VỀ NGÔN TỪ VÀ MÀU SẮC – Nói nghe kì vĩ nhưng mình dám chắc chắn rằng 100% các ông giỏi marketing đều là những người giỏi cả về mặt nội dung (content) và giỏi cả về hình ảnh (design). Suy cho cùng kiến thức về ngôn từ và màu sắc, hình ảnh đều là nền tảng tối thiểu mà một “ông thợ” marketing cần nắm chắc.

“Bạn là người mới bắt đầu, hãy đi từ những kiến thức này làm cơ sở để phát triển về sau. 
Bạn là người đã theo 1 thời gian, hãy gắng củng cố lại những gì mình có được.”

I – BẬC THẦY VỀ NGÔN TỪ

Chắc hẳn không ít lần bạn bị những dòng tin giật gân lôi cuốn mình bấm vào xem thêm, không ít lần bạn bị một đoạn chữ trên hình ảnh khiến bạn bấm vội, không ít lần bạn “bị lừa” ngay thực tế với những dòng tin “treo đầu dê bán thịt chó”.

Vậy mình có nên làm thế không, đó có phải là marketing chân chính không?

Xin thưa đó có là marketing – chỉ là bạn đang theo 1 trường phái nào đó, bạn bảo rằng đó là mặt trái, nhưng xét trong hệ quy chiếu của hội “mặt trái” đó, bạn đi theo marketing chuẩn chỉnh thì lại thành kẻ ngoại đạo. “Chắc hẳn trong thế giới này cái đúng được quy định bởi số đông”.

Nói về bậc thầy ngôn từ mình sẽ không dạy các bạn về cách viết tiêu đề thế nào, giật tít ra sao bởi có quá nhiều các bên viết tài liệu về vấn đề này rồi, đó là các mẹo và bạn chỉ cần để tâm, đọc là đủ. Mình cũng sẽ gửi 1 link các tài liệu chỉ nói về content mà mình đã đọc và tham khảo ở cuối bài viết. Ở đây mình dành để chia sẻ là chính, các nguyên tắc về từ ngữ mình hay dùng và cách phối hợp nội dung mà mình thấy là hiệu quả với Marketing Online.

1. NHỮNG NGUYÊN TẮC

► Nguyên tắc 1: Yêu lấy chính những gì bạn làm ra.
Chắc bạn sẽ hiểu những gì bạn cảm thấy hào hứng và thích thú bạn mới có tâm huyết để truyền đạt nó đi. Cũng như ngồi tâm sự với đứa bạn thân về câu chuyện của mình. Bạn sẽ lôi cuốn người đối diện khi câu chuyện đó là những gì thật sự thuộc về bạn. Hãy viết như thể bạn đang muốn giãi bày cảm xúc của bạn về vấn đề đó và mong muốn mãnh liệt người đọc cũng sẽ cảm nhận được sự thích thú đó của bạn.

Nguyên tắc 2: Không viết sai chính tả:
Đơn giản là nếu bạn viết sai chính tả ngay câu đầu tiên kêu gọi hành động khách hàng, thứ bạn nhận được từ người đọc là 1 nụ cười chê bai hơn là sự chú ý. Và để họ lưu tâm đọc tiêp những dòng về sau là …may mắn. Nguyên tắc này chỉ có rèn luyện và cẩn thận mới giúp bạn hoàn thiện được. Trước khi đưa bài viết của mình lên online, hãy tham khảo ý kiến của đồng nghiệp hoặc những người mà bạn muốn xin lời khuyên của họ.

► Nguyên tắc 3: Trình bày rõ ràng: 
Không ai muốn đọc 1 đoạn văn quá dài mà không có ngắt nghỉ và chứa quá nhiều ý trong đó. Tâm lý người đọc trên online luôn nhìn lướt toàn bộ nội dung trước khi đọc chi tiết, chiến thắng tâm lý ngại đọc của họ chính là cách trình bày của bạn. Mỗi đoạn bạn đưa ý chính lên đầu tiên thật ngắn gọn rồi mới khai triển nội dung ý chính đó ở dưới. Người đọc sẽ dừng lại đọc kĩ ở những đoạn mà họ cảm thấy tâm đắc, đúng nhu cầu.

► Nguyên tắc 4: Ngắn gọn & Dễ hiểu
Mỗi ngày trên online lượng thông tin tiếp cận đến khách hàng là không thể đếm nổi, do đó việc một bài viết của bạn có người quan tâm đến đã là quá tuyệt vời. Hãy viết thật ngắn gọn đúng ý bạn muốn truyền tải. Đừng vòng vo quá nhiều hay suy ra quá nhiều hướng khác nhau, bạn có thấy tiếc khi khách của bạn đọc xong họ chả có đọng gì vào đầu cả?

► Nguyên tắc 5: Hành động – hành động và hành động
Đây là một lưu ý mà mình luôn để tâm khi viết 1 đoạn quảng cáo Online hay dòng chữ đặt trên banner thiết kế. Khi muốn kêu gọi ai đó làm gì hãy bỏ đi chủ ngữ của câu và đảo động từ lên đầu như 1 lời kêu gọi. VD: “Mua thả ga không lo về giá” – “Bấm nhanh tay, quà tặng trong ngày” Những lời kêu gọi này có tác động kích thích người mua khi họ có quan tâm đến sản phẩm & dịch vụ, trong lý thuyết về tâm lý học quảng cáo đó là “nhồi” vào đầu khách hàng những hành động trong tiềm thức. Tuy nhiên đừng quá lạm dụng các câu hành động mà hãy biết cách phối hợp nó nhịp nhàng nhất trong 1 bài viết tránh gây phản cảm.

2. PHỐI HỢP NỘI DUNG KHI LÀM MARKETING ONLINE

Trước khi ứng dụng nội dung trong Truyền thông, PR và quảng cáo bạn cần hiểu nội dung gồm những gì?

► Nếu xét nội dung về hình thức thì có thể chia ra làm 4 dạng, sắp xếp theo khả năng tương tác có:

Text (dạng văn bản) << picture (hình ảnh) << video (hoạt cảnh) << audio (âm thanh).

Mỗi hình thức này sẽ giúp người đọc trên online luôn được làm mới sự trải nghiệm. Hiện nay tương tác tốt nhất là hình ảnh và video nhưng tương lai sẽ là sự chuyển biến của audio (âm thanh). Mình có nhớ đến 1 người anh khá nổi trong ngành nhắc đến xu hướng này. Và thực sự mình cũng đồng tình với quan điểm đó.

Tại sao âm thanh lại là thứ có khả năng tương tác cao nhất vậy?

Có 3 lí do khiến mình tin tưởng:

– Bộ não con người ghi nhớ bằng cách tạo ra âm thanh trong tâm tưởng. 
Làm một ví dụ nhỏ thế này, bạn hãy đọc to 1 câu thành ngữ bất kì mà bạn nhớ. Bạn có thấy rằng câu thành ngữ được nhắc đến giống như có 1 ai đó đang đọc lại cho bạn từng từ một và việc duy nhất là bạn chỉ cần đọc lại từng từ đó qua miệng? Thật vậy bộ não ghi nhớ mọi nội dung bằng âm thanh và nếu như âm thanh đó càng vần điệu thì bộ não càng dễ nhớ và hồi tưởng lại. Bạn có thể đọc vanh vách 1 bài thơ từ lớp 1 chỉ cần bạn nhớ câu đầu của nó. Đó là lí do vì sao trong marketing những câu hành động hoặc những câu gây sự chú ý đều mang thanh điệu vần vè với nhau cả.

– Âm thanh là dạng nội dung lan truyền nhanh nhất và đơn giản nhất, ít cần đến cơ sở vật chất nhất. Bạn thấy đấy, trước khi có chữ viết con người kết nối với nhau đều bằng âm thanh cả.

– Âm nhạc là thứ duy nhất đi vào tiềm thức con người và là sợi dây kết nối tâm hồn. Âm nhạc tương tác trực tiếp với cảm xúc. Dù khác nhau về ngôn ngữ, khác nhau về trình độ, địa vị, khác nhau về lứa tuổi… con người đều có một điểm chung là đều cảm thụ âm nhạc. 
Bạn có nhớ quảng cáo điện máy xanh? Một bài hát nội dung quá giản đơn –> mọi tầng lớp dân trí đều có thể thuộc, ngay cả 1 đứa trẻ cũng thuộc và chúng cũng là một người lan tỏa thương hiệu tới cả gia đình. Quảng cáo sữa Zin Zin: “Cái tay cái tay cái tay… bắt lấy cái tay, túm lấy cái chân vớ lấy cái đầu….” – Các ông bố bà mẹ sẽ không bao giờ để ý sữa Zin Zin này nếu như con cái của họ không quá thuộc lời bài hát.

Vì cấp độ tương tác của mỗi một hình thức nội dung là khác nhau do đó bạn hãy biết cách phối hợp nhịp nhàng các hình thức này trong chiến dịch truyền thông để đem lại hiệu quả cao, gia tăng khả năng lan truyền và thương tác của khách hàng.

► Nếu xét về loại hình Nội dung của Làm Marketing Online nói riêng hay Marketing nói chung được chia làm 2 loại:

– Nội dung quảng cáo: Là những nội dung hàm chứa những thông điệp trực tiếp hoặc gián tiếp đến bán sản phẩm, dịch vụ hoặc giới thiệu về thương hiệu. Những nội dung này thường xuất hiện nhiều nhất trên các kênh truyền thông và luôn gặp phải rào cản lớn là tâm lý từ bỏ của khách hàng.

– Nội dung không quảng cáo: Là những nội dung còn lại, không bán sản phẩm dịch vụ, không giới thiệu thương hiệu mà chỉ là sự chia sẻ, dẫn dắt, chăm sóc, giải thích những mong muốn và nhu cầu của người tiếp nhận, luôn mang đến cho họ một hay nhiều giá trị khác nhau. Phần nội dung này lồng ghép 1 cách khéo léo sự tương đồng giữa sản phẩm dịch vụ, cá tính thương hiệu để duy trì và tìm kiếm các khách hàng quan tâm mà không gây nên sự phản cảm.

Áp dụng 2 loại hình nội dung này, mình vẫn hay dùng theo tỉ lệ 4:1 hoặc 5:1 tức là cứ 4 hoặc 5 nội dung không quảng cáo thì chèn 1 nội dung quảng cáo. Nguyên tắc này mình áp dụng khi làm content cho Fanpage hoặc chăm sóc Email marketing. Bạn tự hỏi tại sao lại là 4 hay 5 mà không phải nhiều hơn hay ít hơn? Đơn giản vì tâm lý người tiếp nhận thôi, xem lần 1 không quan tâm, xem lần 2 bắt đầu để ý, xem lần 3 nhớ đến, xem lần 4 hiểu biết, xem lần 5 nhận thức. Đến mức nhận thức là tối đa do đó dừng ở đây để đổi mới nội dung bằng 1 bài quảng cáo, khách hàng của bạn sẽ có tỉ lệ cao tiếp nhận nội dung mà ít có cảm giác bị phản cảm hơn bởi họ đã nhận được quá nhiều giá trị từ 4-5 lần trước rồi.

Một người làm marketing muốn giỏi về nội dung không quảng cáo cần thấu hiểu khách hàng của mình đang mong muốn những gì. Chỉ có thấu hiểu bạn mới biết họ cần gì và sẽ mang lại gì giá trị nhất cho họ thông qua nội dung. Ở đây mình chắc không thể phân tích sâu hơn được nữa vì xét trong 1 ví dụ về 1 thương hiệu cụ thể chúng ta sẽ có những định hướng rõ ràng hơn. Chỉ có 1 lưu ý nhỏ ở đây là “BẠN HÃY LÀ 1 KHÁCH HÀNG CHO CHÍNH SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CỦA THƯƠNG HIỆU CỦA BẠN”. Có như vậy bạn sẽ hiểu cần phải làm gì với khách hàng – người cũng giống như bạn. Chăm sóc khách hàng bằng nội dung không có quy tắc và nó là nghệ thuật của tâm lý học hành vi khác nhau giữa mỗi marketer.

Đối với nội dung quảng cáo, thứ mà hàng ngày bạn luôn phải thực hiện, liên quan trực tiếp đến doanh số của công ty mình sẽ đưa ra một mô hình đơn giản nhất bạn có thể áp dụng ngay được để gia tăng hiệu quả quảng cáo. Mô hình được cho là cổ điển nhất là AIDA – (Attention – Interest – Desire – Action: dịch nghĩa: Chú ý – Thích thú – Khát khao – Hành động). Nếu thích tìm hiểu sâu hơn bạn hãy tìm kiếm mô hình nâng cấp của AIDA là AISAS – ( Attention – Interest – Search – Action – Share: dịch nghĩa: Chú ý – Thích thú – Tìm kiếm – Hành động – Chia sẻ) để tìm đọc. Các mô hình này đều phổ biến và được xây dựng dựa vào yếu tố hành vi của khách hàng làm cơ sở.

Ở đây mình sẽ phân tích cho bạn 2 ví dụ khi sử dụng mô hình AIDA qua viết lời quảng cáo Facebook và trình bày nội dung trên một Landing Page.

VÍ DỤ 1: Đoạn quảng cáo Facebook Sản phẩm mẹ và bé của KidPlaza

Đoạn quảng cáo trên áp dụng hoàn toàn theo mô hình AIDA chỉ vẻn vẹn 263 kí tự. cụ thể:

1, ATTENTION – Đoạn gây sự chú ý:

ÚI TRỮ SỮA SUNMUM SỐ 1 VỀ GIÁ VÀ CHẤT LƯỢNG – ĐỨNG ĐẦU THỊ TRƯỜNG THÁI LAN
Đặc biệt, duy nhất chỉ có tại Kids Plaza
Túi trữ sữa SunMum 20pcs 72141 MUA 2 TẶNG 1 GIÁ CHỈ 79k/ túi
TẶNG NGAY Giặt xả Pure Bbee 1500ml trị giá 89k khi Mua 2 Túi trữ sữa SunMum 50pcs CHỈ VỚI 135k/túi.
Bình thường quảng cáo khi hiện lên tường facebook cá nhân hầu như đoạn mô tả chỉ có 3 dòng đầu được hiện lên, toàn bộ phần sau bị ẩn đi và khách phải bấm vào “xem thêm” để đọc hết. Do đó trong 3 dòng đầu này hãy đem tất cả những gì có thể lôi cuốn được khách hàng của bạn muốn bấm xem thêm chi tiết ở dưới. Đoạn tiêu đề ATTENTION – Đoạn gây sự chú ý nói đến 1 sản phẩm nhập ngoại phục vụ cho bà mẹ chăm bé, nhà quảng cáo đã đưa ngay xuất xứ Thái Lan (số 1 về giá và chất lượng) kèm đó là thương hiệu Kidplaza vào để tăng uy tín, đưa ngay chiến dịch giảm giá và tặng quà vì điều các mẹ bỉm sữa quan tâm và thu hút nhất luôn là sản phẩm chất lượng, có giảm giá và quà tặng.

Có một lưu ý nhỏ ở đây mà khi quảng cáo trên fanpage bạn nên nhớ: Bài viết dài không quá 500 từ bởi nhiều hơn số này facebook sẽ chuyển chữ “Xem thêm” thành “Đọc thêm” và khi đó người bấm vào xem sẽ được đưa đến 1 tab (cửa sổ) mới của trình duyệt. Điều này khá phiền toái khi người xem đang lướt trên tường của họ. Mặt khác họ cũng sẽ kém quan tâm hơn với những bài viết quảng cáo quá dài.

2. INTEREST – Tạo sự quan tâm thích thú tới sản phẩm

+ Tại sao túi trữ sữa Sunmum lại được mệnh danh số 1 thị trường về GIÁ và CHẤT LƯỢNG
+ Dòng túi trữ sữa đang được BÁN CHẠY NHẤT thị trường Thái Lan
+  Chất liệu CAO CẤP, không có BPA, đã được qua kiểm định chất lượng nghiêm ngặt nên rất AN TOÀN cho bé
+ Loại túi DUY NHẤT có đến 3 lần khóa zipper – tuyệt đối KHÔNG TRÀN, KHÔNG RÒ RỈ
+ ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI có thể hút sữa TRỰC TIẾP mà không cần dùng đến bình
+ Có VẠCH BÁO liều lượng trên mặt mẹ hoàn toàn kiểm soát được liều lượng bé dùng
+ Thiết kế ĐÁY HÌNH OVAN có thể đứng thẳng, TIẾT KIỆM diện tích cất trữ
+ Click ngay để xem chi tiết về sản phẩm này:…
—————–
Rất đơn giản, ở đây nhà quảng cáo đã liệt kê những minh chứng cho 3 dòng đầu tiên về sản phẩm Tốt như thế nào. Các câu được viết rất ngắn gọn, có kí tự đầu dòng phân chia rõ ràng, bên cạnh đó còn áp dụng nhấn mạnh gây sự chú ý bằng cách viết hoa các từ khóa quan trọng. Phần cuối đoạn này đưa link chi tiết về sản phẩm để các mẹ khó tính có được sự tin tưởng hơn khi muốn tìm hiểu kĩ.

3. DESIRE – Khát khao đưa ra quyết định

SỐ LƯỢNG CÓ HẠN – CHẦN CHỪ LÀ HẾT NGAY
Khuyến mại áp dụng tại Kids Plaza miền bắc từ 17-31/3/2017
——————–
Do phần đầu đã đưa ra 1 loạt ưu đãi để hấp dẫn các mẹ rồi nên ở đây nhà quảng cáo để ngắn gọn đã sử dụng duy nhất mỗi câu hành động “SỐ LƯỢNG CÓ HẠN – CHẦN CHỪ LÀ HẾT NGAY” câu này có giá trị trong tiềm thức khi khách hàng đọc đến, sự thôi thúc đặt hàng được neo lại trong tâm trí của họ, chưa kể đến là khoảng thời gian áp dụng khuyến mại được nêu ra. Một dạng cảm xúc khan hiếm, bỏ lỡ cơ hội xuất hiện trong tâm trí khách hàng nếu không kịp đặt hàng vậy. Ở đây nhà quảng cáo vẫn có thể copy lại dòng quà tặng để gia tăng hơn sự kích thích mua hàng và nhắc lại cho khách nhớ nếu đặt hàng ngay họ sẽ nhận được những ưu đãi gì.

4. ACTION – HÀNH ĐỘNG

Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800.6608 để được tư vấn/đặt hàng
Click link để biết cửa hàng gần nhất:… 
Kids Plaza “AN TOÀN CHO BÉ. GIÁ RẺ CHO MẸ.
——————-
Đến đây nhà quảng cáo đưa ra cách thức nhanh nhất khách hàng đặt hàng, giống như mình đã viết ở trên, các câu dùng cho phần hành động luôn không có chủ ngữ và động từ đứng đầu tiên “Gọi ngay…” “Click…”
Có một lưu ý là bạn nên ghi ra các cách thức nhanh chóng nhất cho khách của mình có thể liên hệ và đặt hàng. Một thiếu sót trong phần hành động này của Kids Plaza chính là kêu gọi khách comment tại bài viết hoặc inbox trực tiếp đến fanpage để đặt hàng. Nếu bạn là nhà quảng cáo, hãy chắc chắn khách hàng có nhiều lựa chọn ĐƠN GIẢN để kết nối với bạn nhanh nhất.

TÓM LẠI: ưu điểm của bài quảng cáo này có đầy đủ các phần như mô hình AIDA để lôi cuốn và thu hút khách hàng, tuy có một số chỗ cần chỉnh sửa nhưng mình đề cao sự ngắn gọn và rõ ràng, các kí tự phối phù hợp. Nhưng bạn sẽ hỏi là tại sao ở bài viết này không quảng cáo và không có khách comment? Đơn giản vì câu hành động không lôi kéo khách để lại comment hoặc inbox, mặt khác hình ảnh đã vi phạm chính sách của Facebook (quá 20% văn bản) không cho phép quảng cáo. Tuy vậy nhưng cách thức viết quảng cáo này cũng đáng để các bạn mới vào nghề học hỏi viết cho các sản phẩm tương tự.

► VÍ DỤ 2: Mô hình AIDA trên Landing Page (Trang đích – Trang chỉ chứa thông tin 1 sản phẩm & dịch vụ dành cho 1 mục tiêu chiến dịch marketing nhất định)

Các bạn xem hình mô tả trong comment đầu tiên dưới đây.

Mình lấy nguyên mô hình mẫu landing page của nước ngoài để phân tích. Đây là mẫu landing page cho bảo hiểm nhà ở của Mỹ. Hình mẫu này ngắn gọn và vừa 1 slide để trực quan nhất cho các bạn xem. Nếu nói chuyện trực tiếp mình sẽ show cho các bạn 1 số landing page hiệu quả trong thực tế.

1, ATTENTION – Đoạn gây sự chú ý:
Câu ngắn gọn và có điểm nhấn ở 2 chỗ là 20 năm và duy nhất 1 khoản chi phí. Đây là điều mà khách sẽ quan tâm với 1 gói bảo hiểm cho nhà ở bên Mỹ.
PROTECT YOUR DREAM HOME FOR “20 YEARS” WITH A “SINGLE PREMIUM”
(Dịch nghĩa: Bảo vệ ngôi nhà mơ ước của bạn trong 20 năm chỉ duy với nhất 1 khoản chi phí”

2. INTEREST – Tạo sự quan tâm thích thú tới sản phẩm
Đưa ra những lí do giải thích cho câu gây sự chú ý ở trên và những thuận lợi khi khách hàng sử dụng dịch vụ:

PROTECT YOUR HOME (Bảo vệ ngôi nhà bạn)
– It’s simple, easy (Thủ tục đơn giản dễ dàng)
– Only 1 short form (Chỉ duy nhất 1 biểu mẫu đăng ký)
– Save as much as 50% (Tiết kiệm nhiều hơn 50% chi phí)
– Compare rates and save (Cân đối chất lượng và tiết kiệm)

YOUR SOURCE FOR ONLINE HOME INSRANCE QUOTES!
(Nơi bạn có được báo giá bảo hiểm nhà trực tuyến)

LET US DO THE WORK FOR YOU
(Hãy để chúng tôi làm thay bạn)

Running a Home is hard. We’ve made insuring it easy…
(Duy trì ngôi nhà sẽ gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi sẽ giúp bảo hiểm căn hộ thật đơn giản…)
With simple, tailored Home insurance.
(Với bảo hiểm căn hộ đơn giản phù hợp)

3. DESIRE – Khát khao đưa ra quyết định

Ở đây trang landing page sử dụng TESTIMONIAL (Các lời biện chứng)
Thực chất là các phản hồi từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm dịch vụ để gia tăng sự úy tín và tin tưởng của dịch vụ bảo hiểm nhà ở này, mặt khác ở đây họ có thể phối hợp thêm 1 số câu hỏi thường gặp tổng quát nhất để giải quyết nhanh gọn những vấn đề còn đang nghi ngờ của khách hàng hoặc các ý kiến từ chuyên gia trong ngành tư vấn có uy tín và tầm ảnh hưởng. Điều này quyết định đến niềm tin của khách hàng.

4. ACTION – Hành động

Phối hợp nút hành động màu tương phản, sử dụng động từ đảo lên đầu câu không có chủ ngữ
“PROTECT YOUR DREAM HOME NOW” – “Bảo vệ căn nhà mơ ước của bạn ngay bây giờ”

Form đăng kí được tích hợp sẵn trên trang tạo sự tiện lợi khi khách quan tâm để lại thông tin cụ thể nhanh chóng nhất. Phần dưới chân trang Landing Page này là thông tin chi tiết địa chỉ liên hệ, số điện thoại để khách tiện quan tâm có thể kết nối trực tiếp

Như vậy 1 trang landing page trong bất cứ chiến dịch quảng cáo nào cũng đều có một số công thức nhất định để điều hướng khách hàng quan tâm, việc của bạn là học hỏi những cách thức đó (ở đây mình đã nêu ra mô hình AIDA) và áp dụng phù hợp nhất với sản phẩm và dịch vụ của bạn. Nếu bạn đang thực hiện chiến dịch quảng cáo hãy tham khảo để chỉnh sửa lại bạn sẽ thấy hiệu quả gia tăng đáng kể.

Chú ý: Cuối bài viết có 1 link landing page thực tế để bạn tập phân tích mô hình AIDA trên đó.

Kết:

Trong phần này mình đã trình bày cho các bạn về nguyên tắc vận dụng ngôn từ trong quảng cáo và cách phối hợp hình thức, loại hình của nội dung cơ bản nhất. Phần 4 sẽ còn tiếp tục với các lưu ý và kinh nghiệm về phối hợp màu sắc cho người mới bắt đầu. Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây và nếu có câu hỏi hãy comment để mọi người cùng bàn luận nhé.

Mình chia sẻ nếu bạn đã biết – bạn đã vượt qua giai đoạn đầu tiên của người làm marketing online
Nếu bạn chưa biết hãy CỐ GẮNG HỌC HỎI và quan trọng là ĐẶT CÂU HỎI vì đó là cách nhanh nhất để bạn học tập.

Exit mobile version