Với riêng nghề sales, quan trọng là bạn can đảm bỏ ngoài tai dư luận và theo đuổi hướng đi mình đã chọn, kiên nhẫn để không nản chí trước những lời từ chối dồn dập từ phía khách hàng.
1. Tìm việc dễ nhưng giữ việc khó
Có một thực tế hiện nay là hầu hết các sinh viên ra trường khi tìm việc lựa chọn nhiều nhất tại các trang việc làm đều là nhân viên kinh doanh (sales).
Tuy nhiên, vì bản chất không nhất thiết đòi hỏi việc đào tạo chính quy như các lĩnh vực khác, cộng thêm đặc thù nghề nghiệp vất vả hơn rất nhiều, nên nhiều người, nhất là các tân cử nhân thường nảy sinh tâm lý xem thường nghề sales, thậm chí coi đây là công việc nằm trong “blacklist” không bao giờ đụng tới, hoặc nếu bí bách thì đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời.
2. Chào 1.000 người nhưng chỉ 20 dừng lại lắng nghe
Trong nghề Sales, một khi lơ là, hoặc không nỗ lực cố gắng thêm vào đó là áp lực doanh số từ phía công ty khiến nhiều người không thể thể trụ vững lâu trong nghề này.
Với những nhân viên sales, chắc hẳn không lạ với quy tắc đơn giản nếu bạn chào 1.000 người đi qua, sẽ có khoảng 100 người nán lại, chỉ có 20 người nghe bạn nói đến câu thứ 3 và (nếu bạn may mắn) sẽ có 2 người mua sản phẩm của bạn. Đấy là chưa kể đến những người khách hàng khó tính hoặc có một số hành động khiếm nhã khác.
Thế nhưng, ở vị trí đầu trận tiền, các nhân viên kinh doanh đóng cực kỳ quan trọng đối với một công ty, bởi đây là nơi trực tiếp sinh ra lợi nhuận, doanh thu để nuôi sống toàn hệ thống. Thực tế thống kê cho thấy hơn 80% lãnh đạo các công ty đều xuất thân từ nghề bán hàng. Đây có thể là một môi trường học tập kinh nghiệm rất tốt nếu bạn muốn trở thành nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp trong tương lai.
Bất kể ngành nghề nào cũng có khó khăn và thử thách. Với riêng nghề sales, quan trọng là bạn can đảm bỏ ngoài tai dư luận và theo đuổi hướng đi mình đã chọn, kiên nhẫn để không nản chí trước những lời từ chối dồn dập từ phía khách hàng, có như vậy bạn mới có thể đạt được thành công.