Site icon Dịch vụ SEO – Dich vu SEO – Công Ty Seo Lên Top

Sự khác biệt giữa Agency và In house Marketing

email marketing online

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA AGENCY VÀ IN HOUSE MARKETING

Agency và In-house marketing dưới góc nhìn của John Doherty – một doanh nhân, blogger người Mỹ với kinh nghiệm hơn 7 năm trong ngành Marketing và đồng thời là Nhà sáng lập của Credo (Một trang web có chức năng giống LinkedIn dành cho các marketer)

1. Khả năng tiếp cận các “Chiến lược gia”

Đối với Agency, bạn luôn là thành viên đứng ở vị trí “bên ngoài” của nhóm, hay nói một cách khác thì bạn có thể bị coi như một kế hoạch “không chính thống”. Ngay cả các Agency tự tin về cách tiếp cận khách hàng cũng như khả năng định hướng họ, họ vẫn khó có thể xây dựng được mối quan hệ gần gũi thông qua các cuộc trò chuyện trong những bữa ăn hàng ngày xảy ra giống như In-house.

Đối với In-house, bạn có thể tiếp cận và gây ảnh hưởng hơn đối với sếp – người đưa ra quyết định cuối cùng. Ngay cả khi bạn là một thành viên cấp thấp, bạn vẫn có thể tiếp cận những người đứng đầu trong chuỗi “mắt xích” kinh doanh. Trong nhóm Marketign tại HotPads (bao gồm 4 thành viên, tính cả John Doherty) có thể được tiếp cận CMO bất kì lúc nào họ muốn. Và họ có thể email thẳng cho “chị” sếp và trao đổi trực tiếp. Thường thì điều này hiếm thấy hơn đối với Agency.

Và hiện giờ khi John làm mảng In-house, John mất ít thời gian hơn để tiếp cận đúng người và có càng nhiều thời gian để xây dựng các mối quan hệ cần thiết để hoàn thành công việc.

2. Trách nhiệm giải trình kết quả

Agency thường được đưa tới khi nhóm In-house gặp vấn đề mà họ không có đủ khả năng để giải quyết hoặc họ quá bận để có thể đưa ra một ý tưởng mới. Agency thường là những người dám nghĩ lớn và có những ý tưởng hết sức tuyệt vời, và team In-house được giao trọng trách thực thi chúng (Theo kinh nghiệm của John, Agency sẽ làm việc đạt hiệu suất cao nhất nếu khách hàng có một nhóm In-house chất lượng). Chính vì điều này, các bước tiến hành của Agency thường bị chậm chễ vì họ cần phải “giải trình” cho khách hàng trước, rồi sau đó lại phải bàn giao chúng cho team In-house để họ thực thi.

Còn đối với In-house thì điều này hoàn toàn không đúng. Team In-house cần chịu trách nhiệm cho kết quả xảy ra, chứ không phải chỉ cần thực thi đúng là xong. Bạn không thể biện hộ rằng Agency sẽ không được giữ lại nếu họ không đạt được kết quả mong muốn, nhưng theo John thấy thì Agency rất hiếm khi buông bỏ nếu không đạt được kết quả như ý muốn.

3. Đốt cháy dự án “cưng” của bạn

John được bạn bè mệnh danh là vua content, nhất là khả năng viết của anh. Anh khuyên các khách hàng tạo và đầu tư vào các blog để điều hướng lượng truy cập. Mọi thứ đều tốt khi bạn thuê đúng Agency cho mục đích này, về lâu về dài John vẫn tin tưởng họ sẽ làm tốt và tiếp tục đầu tư cho họ.

Khi anh chuyển tới HotPads và phát hiện ra mình sở hữu các kênh gửi đến, anh xây dựng một nhóm và tìm kiếm trên mạng các cơ hội kinh doanh, anh nhanh chóng nhận ra mình cần phải tập trung vào những thứ “mũi nhọn”, trong khi vẫn phải để ý tới tương lại sau này.

Anh tự nhận mình không phải là chuyên gia. Anh biết rất nhiều và rất giỏi trong SEO nhưng anh không phải mẫu người để trở thành một chuyên gia. Chuyên gia một lĩnh vực là chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực rồi phát triển nó. Đó là một công việc đòi hỏi bạn cần phải nhìn ra được cơ hội và biết cách nắm lấy nó. Phụ thuộc vào trình độ của bạn khi làm Agency hay In-house mà điều này có thể đúng với bạn hay không và ở tùy mức độ.

4. “SÂU” chứ đừng “RỘNG”

Theo John, đây là một cách thực sự hữu ích dành cho các Agency giúp họ xây dựng skillset của mình, nhưng đối với In-house thì sẽ khác đi một chút nếu bạn không phải là Head/director/VP level. Đối với In-house maketer tham gia trên mức vị trí “học việc”, bạn đã được kì vọng rằng “bạn hiểu rõ công việc của mình” (và tiếp tục phát triển nó theo khả năng của bạn) và đào sâu hơn vào “chuyên ngành” của mình. Trừ khi bạn là director/VP level, sự mong đợi sẽ là bạn sẽ là chuyên gia đáng tin cậy để những người khác “dựa dẫm”.

5. Cân bằng giữa công việc – cuộc sống

Agency được cho là có ít sự cân bằng này hơn trong cuộc sống so với In-house, và theo John thì điều này là chính xác. Hầu hết những người bạn của anh làm Agency thường làm việc 60-70 tiếng/tuần.

Đối với In-house, anh cảm thấy anh nằm nhiều quyền kiểm soát thời gian của mình hơn, ít đi những giây phút “điên cuồng” khi xử lí các vấn đề, và tất nhiên anh có thể tập trung xử lí tốt hơn và nhanh hơn công việc của mình so với khi làm Agency. Vì thế, thời gian làm việc của anh ngắn đi và có nhiều thời gian cho mình hơn vào buổi tối.

Nhưng điều này không có nghĩa là cuộc sống của In-house ít bận hơn. Vào một ngày chỉ định, John phải giúp đỡ các thành viên về công việc của họ, gặp gỡ các bên liên quan nội bộ, cung cấp các ý kiến cho SEO cũng như trao đổi với các quản lý khác về công việc, team. Sự khác biệt nằm ở mức độ bận bịu của một ngày khi bạn có thể bị gọi bất kỳ lúc nào và với bất kì vấn đề gì. Điều này xảy ra suốt đối với Agency, đối với In-house thì ít hơn.

6. Vậy cái nào tốt hơn? Agency? Hay In-house?

Thực sự thì không có cái nào tốt hơn cái nào hết! Agency và In-house đều có cái hay riêng của nó, quan trọng là cái nào phù hợp với bạn hơn. Theo John khuyến khích, bạn nên thử làm cả 2 trong sự nghiệp của mình. Ở mỗi vị trí, bạn sẽ học được những skillset khác nhau và chúng sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong sự nghiệp của mình. Nếu không có những ngày tháng là một Agency, John chắc sẽ không thể làm tốt công việc của mình khi là một In-house.

Bạn đã thử làm Agency và In-house chưa? Nếu rồi, theo bạn Agency và In-house khác nhau như thế nào?

Quân Phạm

Exit mobile version