Nghe nói ở Việt Nam có trường phái chạy ads là Target như không target hay SEO mà không SEO.
Mình thì ít có khái niệm hay công thức Vì mỗi người có cách hiểu khác nhau của một vấn đề.
Trường hợp 1 FB ads (tuỳ theo mục đích)
Chạy ads facebbook target như không target: khi bạn chưa thực sự hiểu khách hàng một cách chính xác thì bạn sẽ chọn đối tượng theo gì? Lứa tuổi? Khu vực địa lý? Sở thích? =>> Ở đây tôi chọn đối tượng là những người thích trang của tôi và bạn bè của họ.
Với trường hợp chạy ads traffic ở global.
Lưu ý: tôi chạy thật không fake news.
Việc tôi ở Việt Nam chạy ads hơn 10 nước sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh.
Ban đầu tôi không hiểu con người cũng như phong tục tập quán hay thói quen hành vi ở các nước đó thì ngoài ngôn ngữ English thì tôi chọn theo sở thích từ đó tôi lọc dần.
P/s: có điều tôi mắc phải là tôi không biết đánh giá hiệu quả mình chạy như thế có ok hay không? KPI của tôi chỉ là traffic.
Dữ liệu của tôi ít nên không biết so sánh với ông nào.
Trường hợp 2 SEO (cái này mình nắm chắc)
SEO mà không SEO: nói không SEO mà lên top thì chỉ có những từ khoá dễ hoặc không ai SEO từ khoá đó.
Nhiều bạn bảo lúc SEO không lên top khi không SEO (ngưng làm content và đi link thì lên top).
Mình phải xin lỗi các bạn một câu là do các bạn chưa hiểu thực sự bản chất của nó.
1. Bạn đi link không có nghĩa Google nhận link và chấm điểm cho bạn ngay.
2. Trường hợp nhận link ngay nhưng có thể nơi bạn đặt backlink chưa trust cần thời gian nơi đặt link trust thì link về site bạn mới trust (tìm hiểu thuật toán gốc của Google Page Rank).
3. Trường hợp content đều không top vì các bạn phải hiểu: Để một landing page lên top (chỉ nói khía cạnh link) thì không chỉ link ở bên ngoài mà ngày cả internal link cũng chấm điểm cho landing page SEO.
Vì vậy cần thời gian để site của bạn trust.