Nhiều bạn vẫn nhầm lẫn Marketing chính là Sản phẩm hay Marketing là Truyền thông quảng cáo.
+ Products Focus là thế hệ marketing 1.0 từ rất nhiều triệu năm trước rồi
+ Customer Focus là thế hệ marketing 2.0 với việc thỏa mãn hàng trăm lợi ích từ Lý tính đến cảm tính đã làm hàng trăm năm nay
+ Customer Society spirits focus là thế hệ marketing 3.0 cũng đã phát triển rất lâu lâu
Có rất nhiều định nghĩa về Marketing nhưng chuẩn nhất vẫn là theo ngài Philip Kotler – Mệnh danh là cha đẻ của ngành Marketing hiện đại định nghĩa thì Marketing :
Marketing là gì : Nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.
Nguyên bản định nghĩa tiếng Anh Marketing là gì : “the science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit”
Như vậy Marketing được gọi là cuộc chiến về giá trị chứ không phải là bán sản phẩm mà doanh nghiệp có. Về giá trị có 10 loại giá trị
Hãy xem 10 loại giá trị của Marketing đó là gì?
1. Giá trị Lý tính cơ bản : Giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang cần.
2. Giá trị cấp bách, thời vụ, thời tiết, ngữ cảnh xã hội, cảm xúc trạng thái, Tò mò dùng thử : Giải quyết nhu cầu cấp bách
3. Giá trị niềm tin : Do thương hiệu đó làm tốt nhận diện và định vị khác biệt, Niềm tin về xuất xứ, về đòn bẩy do khách hàng cũ và các loại đòn bẩy khác
4. Giá trị cảm nhận , so sánh, muốn khám phá : Do giác quan và sản phẩm tương tự đem lại sự so sánh, ví dụ như bao bì đẹp, sang trọng, Nơi phân phối đẳng cấp, sản phẩm sờ chắc tay tinh xảo….
5. Giá trị cảm tính phe phái, bầy đàn, xếp phía : Được coi là loại xếp hạng nào (phân khúc)
6. Giá trị cảm tính giải quyết lo ngại, sự mất mát, đe dọa và sản phẩm sẽ đáp ứng được.
7. Giá trị cảm tính tương lai, lợi ích tương lai – chi phí cơ hội.
8. Giá trị cảm tính cái tôi, sự tôn trọng, triết lý sống : Thể hiện bản thân và sự tôn trọng, giá trị tinh thần, văn hóa, trách nhiệm xã hội….
9. Giá trị lý tính gia tăng : Quà tặng…
10. Giá trị liên tưởng gia tăng : Các giá trị mang tính liên tưởng, tỉnh cảm thương hiệu (Love mark), tình thân đồng loại, mối quan hệ …
Riêng các giá trị lý tính cơ bản thôi cũng được CHUNK DOWN ra hàng chục giá trị khác
+ Sự mới mẻ của sản phẩm (Lý tính độc đáo)
+ Tính hiệu quả (Giải quyết vấn đề tốt hơn)
+ Chuyên biệt hóa (Chuyên sâu hơn để giải quyết vấn đề)
+ Có khả năng thực hiện công việc nào đó độc đáo (Giải quyết vấn đề theo cách mới)
+ Giá cả khi so sánh (Có lợi để mua)
+ Giúp giảm chi phí (Làm khách hàng giảm chi phí giải quyết vấn đề sau khi dùng nó)
+ Giảm thiểu rủi ro (Làm khách hàng an toàn hơn bằng sự logic hiển nhiên)
+ Dễ tiếp cận, dễ sở hữu (Tiện lợi để sở hữu hơn)
+ Thuận tiện hơn cho khách (Giúp khách hàng thoải mái hơn khi sử dụng)
Quy trình Marketing của Kotler cũng đưa ra các bước : RSTPMMIC (Rồi sẽ Tự Phải Mò Mẫm I Chút)
Bước 1 : Research : Nghiên cứu thị trường
Bước 2 : Segmentation : Phân khúc khách hàng theo khả năng chi trả, họ ở đâu, lối sống, độ tuổi, giới tính…
Bước 3 : Target Market : Thị trường mục tiêu : Khi nào, bao giờ , địa điểm, phương pháp phân phối…
Bước 4 : Positioning : Định vị thương hiệu/ phương pháp cạnh tranh khác biệt.
Bước 5 : Marketing Mix : bao gồm 4P hay 7P : Sản phẩm gì, Phân phối ra sao, Phương pháp định giá bán, Quảng bá truyền thông, Con người, Cơ sở vật chất, quy trình…
Bước 6 : Implementation : Thực thi tạo sản phẩm, phân phối, lập Media plan, thực thi marketing, truyền thông…
Bước 7 : Control : Kiểm soát KPI, chi phí marketing/ doanh thu
Về bản chất cơ bản của Marketing mix là 4P và các biến thể của nó.