Site icon Dịch vụ SEO – Dich vu SEO – Công Ty Seo Lên Top

Tư duy marketing khái niệm và phương pháp hình thành

mô hình 4p trong B2B

Tư duy Marketing là gì? Vai trò của Tư duy Marketing đối với những người làm công tác Marketing cho doanh nghiệp? Để tìm hiểu thuật ngữ này chúng ta cần phân tích 2 khái niệm “tư duy” và “marketing”

Đầu tiên ta sẽ tìm hiểu thế nào là Marketing, thuật ngữ marketing được Phillip Kotlet đưa ra là: Marketing là hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi.

Trong kinh doanh hiện đại, marketing đóng một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp:

Thứ hai là tư duy, được hiểu là quá trình nhận thức lý tính thông qua việc tiếp nhận thông tin, kiến thức. Con người tiếp nhận những kiến thức từ bên ngoài về một sự vật, hiện tượng khách quan qua đó hình thành nền tản biện luận để đưa ra kết luận về một vấn đề cụ thể.

Từ hai khái niệm trên chúng ta có thể hiểu rằng tư duy marketing là việc bạn bắt nguồn từ những hiểu biết về doanh nghiệp/ sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, những đặc thù về thương hiệu từ đó thiết kế một thông điệp thống nhất và phù hợp để tạo ra nhận thức và khơi gợi nhu cầu từ khách hàng.

 

Tư duy marketing đối với doanh nghiệp:

Một tư duy về marketing luôn hướng đến ý tưởng: mỗi cá nhân và hoạt động trong một công ty hay tổ chức luôn phải tập trung vào câu hỏi sau: Tôi sẽ xây dựng nhận thức của khách hàng triển vọng và hiện tại thông qua hoạt động marketing như thế nào? Mặc dù tất cả các nhân viên, trong đó có chủ doanh nghiệp, đều hiểu rõ công việc của họ, nhưng không phải tất cả đều có thể tập trung hay thậm chí trả lời câu hỏi về tư duy của mình, đặc biệt là về tư duy marketing. Nếu muốn thu được nhiều lợi nhuận, thì bất kỳ thành viên nào trong tổ chức của bạn cũng cần luôn tư duy như một người làm marketing. Tư duy bắt đầu từ bạn. Điều hành một doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là sản xuất sản phẩm hay cung cấp các dịch vụ và tiết kiệm chi phí. Trong kinh doanh hiện đại, bạn sẽ không thể bán một sản phẩm hay dịch vụ nếu không ai biết đến chúng. Nếu doanh nghiệp không làm marketing thì không khác gì việc bạn đứng trong bóng tối và nháy mắt với một người đẹp. Trong kinh doanh ngày nay, bạn luôn phải suy nghĩ như một chuyên gia marketing để đảm bảo tình trạng đó không bao giờ xảy ra. Có thể khẳng định rằng tư duy marketing tổng thể chính là yếu tố sống còn đối với một chiến dịch marketing nói riêng và sự thành công của một doanh nghiệp nói chung.

Tư duy marketing không chỉ đơn thuần là nghĩ về brochure, biểu tượng, thông điệp hay bao bì. Nó là cách suy nghĩ của bạn về việc phối hợp ăn ý các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu marketing. Nó cũng liên quan đến vấn đề gắn kết tất cả các hoạt động với sứ mệnh của công ty hay tổ chức. Các hoạt động này gồm có hiểu biết thị trường mục tiêu; khuyến khích khách hàng mua sản phẩm (mục tiêu cuối cùng); tìm hiểu lý do tại sao họ chọn sản phẩm?; đánh giá kế hoạch và thực hiện những hoạt động liên quan đến phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại và khách hàng triển vọng.

Giải pháp hình thành Tư duy Marketing

Liệu tư duy có sẵn trong chúng ta ngay từ khi sinh ra không? Câu trả lời là không. Tư duy phản ánh niềm tin và quan điểm. Nó là một thói quen hình thành thông qua quá trình rèn luyện. Do đó, chúng ta buộc phải học hỏi và phát triển tư duy. Điều này cũng đúng đối với tư duy marketing.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng muốn thành công trong kinh doanh bạn buộc phải hội đủ 3 yếu tố, đó là: kiến thức về marketing, kỹ năng thực hiện và thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Những kỹ năng cần có thể là một chuyên gia về Digital Marketing

Phương pháp để hình thành và duy trì tư duy Marketing

* Thường xuyên nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn, report về marketing và các công cụ marketing để bắt kịp xu hướng chuyển đổi rất nhanh của ngành.

* Tiếp tục gặp gỡ mọi người để xây dựng mạng lưới và các mối quan hệ.

* Theo dõi, cập nhật thông tin về những người bạn gặp gỡ.

* Liên tục xem xét, kiểm định và đánh giá hoạt động marketing, bao gồm mọi đầu mối liên lạc và tính chất đặc thù của công việc kinh doanh.

* Lập kế hoạch và sử dụng kế hoạch như một tài liệu hướng dẫn hoạt động sinh động, thực tế.

Exit mobile version