Ai làm marketing cũng biết đến mô hình AIDA. Mô hình AIDA được coi là một trong những khái niệm marketing cổ xưa nhất, xuất hiện lần đầu từ những năm cuối của thế kỷ 19 (hoặc những năm đầu của thế kỷ 20). Vào cái thủa sơ khai của nhận thức ấy, marketing và sale gần như là một.
Mô hình AIDA có lẽ được khái quát hóa chủ yếu để giúp cho dân sale đi bán hàng dễ dàng hơn. Nguyên lý của sale đó là bán được đúng hàng cho người cần mua (find products for your customers – Seth Godin), bên cạnh đó còn phải bán được cho càng nhiều người càng tốt. Thời cổ đại, cách bán hàng tầm thường và chân phương nhất vẫn là bán hàng trực tiếp (face to face, như cách đã cứu sống Jell-O). Vì vậy để tăng tỷ lệ bán hàng thành công và sale volume, đồng nghĩa với việc giảm đi số người gặp nhầm, phải có một phương thức nào đó để phân loại đối tượng theo thứ tự ưu tiên tiếp cận, từ đó đầu tư nhiều thời gian vào đối tượng dễ có khả năng bán hàng hơn.
Phần Attention là phần gây chú ý tới khách hàng, tiêu đề làm nhiệm vụ này, hướng khách vào quảng cáo. Lúc này khách chỉ mới chú ý nhưng chưa có cảm xúc gì tới sản phẩm mình cả. Phần này bạn ấy viết chuẩn rồi. Tuy nhiên, sự chú ý còn đến từ hình ảnh nữa.
Phần Interest: ở đây khách chỉ mới chú ý và nhiệm vụ của mình là phải làm họ Hứng thú. Như vậy content ở đây tập trung vào những tiện ích từ sản phẩm để khách họ sướng đã, chứ KHÔNG PHẢI là THUYẾT PHỤC khách hàng ở đây. Ví dụ, nếu bạn đang bán nhà cho người mua để ở, thì nhiệm vụ lúc này không phải là “anh mua căn nhà nhà tiết kiệm 100 triệu” mà là “anh nhìn coi, sân thượng thoáng, gió mát nè, chiều chiều xách đồ lên đây nhậu là hết xảy”. Khách phải hứng thú thì mới tới thuyết phục.
Phần Desire: thuyết phục khách hàng phải nằm ở phần Desire, trong đó việc tặng quà chỉ là một phần trong giai đoạn thuyết phục mà thôi. Lúc này, sự hứng thú tích lũy đã đủ, và chuyển thành ham muốn sở hữu. Tuy nhiên con người lạ lắm, họ thích, nhưng họ cần lí do để mua hàng (để đỡ cảm thấy tội lỗi). Ví dụ, muốn bán bánh bông lan cho khách, thì dù khách thèm rồi đấy, nhưng phải viết thêm: “đói thì không làm việc được đâu” để khách vượt qua mặc cảm tội lỗi ăn nhiều bếu bụng.
Phần Action: Hành động ở đây là Call-to-Action như mọi người đã biết, tức là kích thích khách đặt hàng “Inbox để đặt ngay…” “Click vô đây đặt…”. Những cái như bạn kia viết (chuyển khoản, địa chỉ…) chỉ là phụ trợ. Thường thì lúc này phải khiến khách thực hiện 1 hành động DÙ NHỎ, vì nếu khách không hành động càng lâu, họ sẽ càng ít khả năng hành động hơn. Nên lúc này không đòi hỏi họ làm chuyện khó (chuyển khoản), mà mời họ thực hiện một hành động đơn giản đã (inbox).
QUAN TRỌNG: Quá trình AIDA này không ổn định, và cách đọc chữ của con người cũng không phải theo thứ tự (mắt người “chụp ảnh” từng cụm hình chữ nhật chứ không đọc theo hàng), nên AIDA đôi khi sẽ dính với nhau và đảo thứ tự cho nhau chứ ít khi rạch ròi 100%. Tuy nhiên, một content tốt thường có cả 4 phần này.