Utm source là gì? Tác dụng của nó trong vấn đề tracking? Tìm hiểu qua về utm source là gì qua bài viết chi tiết.
Gán những đoạn UTM code mà chúng ta tự đặt tên vào URL (Universal Resource Locator – nói đơn giản là link website mà bạn dùng làm Landing Page thực hiện chiến dịch quảng cáo) thì sau đó dữ liệu về những ý nghĩa (value) trên sẽ được thể hiện hết trong Google Analytics của trang Landing Page đó.
Gán những đoạn UTM code mà chúng ta tự đặt tên vào URL (Universal Resource Locator – nói đơn giản là link website mà bạn dùng làm Landing Page thực hiện chiến dịch quảng cáo) thì sau đó dữ liệu về những ý nghĩa (value) trên sẽ được thể hiện hết trong Google Analytics của trang Landing Page đó.
Dùng UTM Codes để đo lường hiệu quả các kênh quảng cáo :
Thỉnh thoảng khi anh em lướt web sẽ thấy một cái link được thêm vô 1 cái đuôi dài ngoằng, kiểu như: tinhte.vn/xyz?utm_source=tinhte&utm_medium=CPC, thử xóa cái đuôi từ ?utm… ra sau thì link vẫn truy cập bình thường, vậy thì có khi nào anh em thắc mắc cái đuôi của link này là gì không? Nó chính là UTM, một đoạn mã để hỗ trợ cho công cụ Google Analytics.
UTM và Google Analytics chắc chắn là rất quen thuộc với những anh em làm việc trong lĩnh vực digital marketing, thiết kế web này nọ. UTM viết tắt của từ “Urchin Tracking Module”, được phát triển bởi Urchin Software Corp, một công ty đã được Google mua lại hồi năm 2005. UTM có công dụng giúp Google Phân Tích lọc được đường link đó được truy cập từ đâu, từ đó giúp cho chúng ta tối ưu hóa các chiến dịch digital marketing, PR này nọ.
Ví dụ, mỗi ngày trên Tinhte.vn sẽ có tầm 20-30 bài viết mới cho anh em đọc. Để tăng độ phủ rộng các bài viết lên những mạng xã hội khác, bọn mình sẽ có bạn sẽ chuyên share những bài đó lên Facebook, Google+, Twitter và có thể là Zalo, Youtube, LinkedIn nếu bài viết đó phù hợp với đối tượng người đọc.
Lúc này, UTM sẽ phát huy tác dụng để giúp phân biệt được cùng 1 link đó khi post lên Facebook thì sẽ thu về được bao nhiêu views, khi đưa lên Twitter được bao nhiêu views, tương tự là các mạng xã hội và những trang web vệ tinh khác (nếu làm SEO), khi xem lại bằng Google Analytics.
Tìm hiểu UTM trong url của trang web là gì và sử dụng thế nào cho hiệu quả
Cấu trúc của 1 link UTM chứa 5 “biến” gồm:
- Source (nguồn): dùng để qui định link đó sẽ được post lên đâu, vd post lên Fb thì khi xem Analytics thì sẽ biết người dùng click vô link bài viết được share lên Fb. Share bài lên Twitter thì source sẽ là twitter, tương tự vậy có những kênh khác.
Ví dụ cụ thể ta sẽ có: utm_source=facebook
- Campaign (chiến dịch): dùng để qui định “chiến dịch” mà link đó tham gia, ví dụ một bài viết về công nghệ biến đổi gen chuột thành sóc.
Ví dụ cụ thể ta sẽ có: utm_campaign=biendoigen
- Medium: biến này để cho biết cách tính hiệu quả của link đó, thường thì mấy bạn làm digital hay để medium là CPC (cost per click – chi phí phải chi ra để lấy được 1 click của khách hàng)
Ví dụ cụ thể ta sẽ có: utm_medium=CPC
- Term (từ khóa): dùng để track những từ khóa mà người tạo ra content sẽ trả tiền để khách hàng truy cập link, ví dụ post bài đó lên các mạng xã hội
Ví dụ cụ thể ta sẽ có: utm_term=facebook
- Content (nội dung): biến này có thể có cũng có thể không, người làm sẽ tùy ý đặc theo ý mình để tối ưu hóa nội dung của link.
Thông thường các bạn làm digital sẽ qui định với nhau là một url được gắn UTM thì nó phải có 3 biến bắt buộc gồm campaign, medium và source để track xem link đó có hiệu quả hay không, 2 biến còn lại là term và content không có cũng được.
Ví dụ cụ thể về một url có gắn UTM: http://tinhte.vn/xyz?utm_source=facebook&utm_medium=CPC&utm_campaign=biendoigen
Như vậy là chúng ta đã có url được gắn link UTM, bây giờ chỉ cần đem share lên kênh đã định (trong ví dụ trên là Facebook) rồi track kết quả đổ về trong Google Analytics.
Lưu ý (cái này quan trọng nè)
- Link UTM bằng đầu bằng ?utm_……..; nếu thiếu dấu ? thì link đó không sử dụng được.
- UTM có phân biệt kí tự hoa và thường, tức là TINHTE sẽ khác với tinhte
- Vì url của trang web sẽ dùng gạch ngang ( – ) để nối 2 từ với nhau, do đó khi đặt UTM mà từ ghép thì nên dùng gạch dưới ( _ ), ví dụ utm=mobile_ads, nếu để utm=mobile-ads là link không xài được (invalid url)
- Vị trí của các biến trong link UTM có thể đảo cho nhau, tức là campaign/source/medium… đứng đầu hay đứng cuối đều được, không bắt buộc phải theo thứ tự
Ưu điểm của UTM
- Giúp track được hiệu quả của link khi đem share lên các kênh khác
- Dễ làm
- Là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho Google Analytics
Nhược điểm
- Hơi khó nhớ source là gì, campaign là gì nên cần thời gian làm quen
- Gõ sai tên biến hoặc các từ khóa thì khi dò kết quả trên Google Analytics sẽ không hiểu là gì
- Làm cho url sẽ rất dài, nhiều người dùng khi lướt web sẽ cẩn thận khi không biết UTM là cái gì, nên họ sẽ xóa nó đi cho chắc ăn.
Tất nhiên, bạn sẽ cần nhiều hơn một thử nghiệm chỉ để chứng minh một lý thuyết tổng thể. Sau đó, nếu bạn thấy rằng video thực sự hoạt động tốt nhất, bạn có thể thử nghiệm những loại video nào làm việc tốt nhất, v.v … để tinh chỉnh chiến lược của bạn hơn nữa.
Bây giờ thì anh em đã hiểu UTM là gì chưa nào? Chúc anh em digital sử dụng UTM hiệu quả nhé!