Site icon Dịch vụ SEO – Dich vu SEO – Công Ty Seo Lên Top

Xây dựng và nâng cao năng lực doanh nghiệp

Trong kinh doanh hiện đại, khách hàng luôn mong ước được làm việc với một doanh nghiệp có “ năng lực “ thực sự. Năng lực này giúp cho khách hàng hài lòng khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đó.

Năng lực thực sự khác hẳn với cái người ta định nghĩa là “ thương hiệu “ ( branding). Năng lực ấy không phải cái người ta phô trương, không hẳn là tìm thấy ở những doanh nghiệp mang tiếng là lớn, có tên tuổi.

Trước tiên chủ doanh nghiệp cần quan tâm, khách hàng mong chờ gì ở doanh nghiệp mình. Cái mong chờ đó mình có thể đáp ứng được không? Bằng cách nào?.

1. Xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp từ ngay khi thành lập (start up)

Có nhiều lý do để bạn gầy dựng nên một doanh nghiệp riêng cho mình. Nhưng bạn nên hiểu rằng – bạn lập một doanh nghiệp giống như sinh ra một đứa con, một tổ chức nó phải có tam bảo để tồn tại và định hướng phát triển.

Tam bảo đó là gì ?

Nói đến tam bảo người ta thường nói đến tam bảo của vũ trụ đó là “ thiên – địa – nhân “ hay tam bảo của con người “ tinh – khí – thần“. Đó là ba yếu tố cốt lõi giúp vạn vật và con người tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp cũng vậy cần có tam bảo. Tam bảo đó là “ Sứ mệnh- tầm nhìn và giá trị cốt lõi “

Có nghĩa ngay từ khi xác định sự nghiệp “ làm chủ“ bạn nên xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh từ 3 giá trị chính:

Tầm nhìn : Xác định doanh nghiệp mình đang ở đâu và sẽ đi đến đâu trong suốt con đường phát triển.

Sứ mệnh : Những giá trị mình tạo ra cho xã hội, con người, khách hàng càng ngày càng tốt hơn.

Giá trị cốt lõi : Những giá trị vô hình quan trọng nhất để DN xem là các tiêu chí không thể thiếu hoặc không thể thay đổi trong suốt cả sự nghiệp xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Các giá trị quan trọng này không vì bất cứ một lý do nào có thể thay thế, đáng đổi…

Nói tới tam bảo của doanh nghiệp, nhiều chuyên gia còn gọi là hệ giá trị cốt lõi của một công ty. Nó trở thành một nền móng vững chắc cho sự phát của doanh nghiệp.

2. Định hướng của hệ giá trị cốt lõi để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp nên hiểu rằng từ các yếu tố quan trọng của hệ giá trị cốt lõi chúng ta xác định một một con đường chiến lược để có thể nhanh nhất đi đến mục tiêu mà chúng ta đã xác định. Con đường ấy phải dựa vào nguồn lực mà doanh nghiệp đang có, có chiến lược nâng cấp dần những năng lực đang thiếu cần thiết, biết mình biết ta để trở dần mạnh mẽ hơn trong thương trường.

Những năng lực cần thiết và cần có chiến lược nâng cấp của một doanh nghiệp là:

– Năng lực về thị trường
– Năng lực về cơ sở vật chất, công nghệ
– Năng lực về tài chính
– Năng lực về nhân sự
– Năng lực về sản phẩm, dịch vụ

Khi bạn bắt đầu khởi nghiệp (start up) các năng lực như: cơ sở vật chất, công nghệ, tài chính, nhân sự,… có thể được đầu tư dựa vào nguồn lực ban đầu của bạn. Tuy nhiên, bạn phải có chiến lược phát triển, nâng cấp để đáp ứng được yêu cầu cần thiết của thị trường và đạt được những mục tiêu phát triển đã đề ra.

Chiến lược là con đường vạch ra cho một mục tiêu dài, để thực hiện chiến lược, doanh nghiệp phải vạch ra nhiều kế hoạch, đặt ra nhiều mục tiêu nhỏ hơn để hoàn thành mục tiêu lớn, thường xuyên đánh giá, phân tích ( swot) nhìn lại mình và có những chiến thuật hợp lý, sáng tạo.

Hơn bao giờ hết, năng lực thật sự của một doanh nghiệp thách thức thị trường và đối thủ vì họ sẽ tạo được nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Một điều doanh nghiệp cần hiểu khách hàng hiện đại luôn mong muốn ở một doanh nghiệp đó là hoàn thành ngày một tốt sứ mệnh của mình.

Sản phẩm dịch vụ ổn định và chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý nhất. Có nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng. Có đóng góp cho cộng đồng, xã hội.


Vì vậy, doanh nghiệp luôn phải hướng đến việc:

– Tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh.
– Đầu tư, nâng cao các năng lực cốt lõi.
– Giữ vững hệ giá trị cốt lõi của mình trong mọi hoàn cảnh.
– Hướng đến các giá trị nhân văn.

Tóm lại, xây dựng và nâng cao năng lực doanh nghiệp là việc rất quan trọng của một doanh nghiệp để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bởi không phải lúc nào doanh nghiệp có nhiều tiền mới là doanh nghiệp lớn. Với kinh doanh hiện đại – giá trị của doanh nghiệp hoàn toàn được định giá bằng tổng quan năng lực trong đó năng lực tài chính chỉ chiếm khoảng 15-20% mà thôi.

Exit mobile version