Brief là gì ? Đó đơn giản là bản tóm tắt yêu cầu của khách dành cho những ai làm công việc ” Đi Khách” – trong đó có CopyWriter.

Việc Brief để lấy thông tin khách hàng là việc quan trọng đầu tiên trước khi ta bắt tay vào viết bài. Đối với những bạn CopyWriter chưa có kinh nghiệm thì việc bỏ sót, thiếu thông tin khi họp với khách hàng là điều khó tránh khỏi. Việc này sẽ dẫn đến việc khó khăn khi viết bài cũng như chất lượng không được như ý khách hàng. Việc có một bản Brief mẫu khai thác đầy đủ những thông tin quan trọng, yêu cầu từ khách sẽ giúp tiết kiệm thời gian và giúp tránh việc hiểu sai yêu cầu của khách.

CÀNG NHIỀU THÔNG TIN CÀNG HỮU ÍCH

Hãy nhớ rằng càng đặt ra nhiều câu hỏi sẽ càng giúp chúng ta có một bức tranh tổng thể rõ ràng hơn về những gì mình phải viết. Sau đây là một loạt câu hỏi mà một bản brief nên có và nhiệm vụ của bạn là ngồi xuống với khách hàng để làm làm rõ chúng. Hãy tin tôi đi, có thể sẽ hơi vất vả lúc đầu nhưng sẽ giúp bạn rất dễ dàng trong khâu viết bài. Khó có khách hàng nào có thể bắt bạn sửa theo hướng khác khi ta cho họ thấy chính những yêu cầu mà họ đã ghi ra trong bản brief rồi.

content marketing sexy hấp dẫn

BẢN BRIEF DÀNH CHO COPYWRITER

  1. Khách hàng là ai ?
    – Tên công ty, thương hiệu, lịch sử, vision, sứ mệnh…
  2. Sản phẩm, dịch vụ mà cung cấp ?
    – Tên, logo, slogan…
  3. Sản phẩm/ dịch vụ của công ty giúp gì cho mọi người ?
    – Những vấn đề trực tiếp nào của khách bạn sẽ giải quyết ?
    – Còn vấn đề gián tiếp nào hưởng lợi từ sản phẩm của bạn không ?
  4. Mục tiêu mong muốn sau bài viết
    – Muốn mọi người mua hàng ? Tham quan website ? Đăng ký ? Dùng thử ? tham dự sự kiện ?….
  5. Điểm khác biệt của công ty  ( Unique Selling Point ) là gì ?
    – Lợi điểm bán hàng khiến cho công ty khác biệt với các công ty khác trên thị trường.
    – Ví dụ: rẻ hơn, chức năng mới hơn, bền hơn,
    – Một sản phẩm có thể có 1 hoặc nhiều USP. Hãy nghiên cứu kĩ USP của khách hàng và chọn ra trong số đó 1 hoặc 2 USP mà bạn nghĩ khách hàng sẽ quan tâm nhất và stick với nó trong cả bài viết.
  6. Lý do để tin tưởng ? ( Reason To Believe )
    – Nghiên cứu, khoa học chứng minh ?
    – Case Study, câu chuyện thực tế
    – Cảm nghĩ của khách hàng ( testimonials ), Review của khách
  7. Những ai là đối thủ cạnh tranh của công ty ?
    – Tên những công ty có sản phẩm tương tự
    – Họ có gì nổi bật hơn ? SP có gì khác so với SP của công ty ?
  8. Độc giả hướng đến ở đây là ai ? ( Càng chi tiết càng tốt )
    -Họ là ai ? ( giới tính, độ tuổi, công việc ? )
    -Họ ở đâu ? ( TP nào ? Nông thôn hay thành thị ? )
    -Tính cách/ phong cách sống của họ ? ( Họ nghĩ gì ? Quan tâm tới gì ? Tiêu tiền vào đâu ? Thời gian họ dùng vào việc gì ? Họ giải trí bằng cách nào ? )
    -Ai là người ảnh hưởng đến họ ? ( Người thân ? Thần tượng ? Đồng nghiệp ? Báo chi, truyền hình, báo mạng…)
  9. Thông điệp công ty muốn truyền tải ? ( Key Message )
    – Chọn một thông điệp chính mà bạn muốn truyền tải để thể hiện nó trong phần headline và cả bài viết. Điều gì công ty đang cố nói với khách hàng ?
  10. Bạn muốn mọi người cảm nhận gì sau khi nhận được thông điệp này ( mục tiêu truyền thông ) ?
    – Độc giả sẽ cảm thấy sợ hãi ( Vì lời cảnh báo cho vấn đề mà họ chưa biết ) hay cảm thấy vui mừng ( vì tìm ra giải pháp cho vấn đề của họ ) hay cảm thấy tiếc nuối ( vì đã ko thử sản phẩm sớm hơn )…
  11. Mood & Tone
    – Văn phong cho bài viết này là gì ( Nhẹ nhàng, formal, khoa học, tình cảm…)
    – Một số ví dụ ( yêu cầu khách đưa link 1 số bài viết có văn phong tương đương mà họ muốn áp dụng cho bài viết này  )
  12. Bài viết này sẽ đăng ở đâu ?
    – Website ? báo giấy ( tiếp thị & gia đình, tuổi trẻ, thanh niên…)? Báo mạng ( kenh14, webtretho, vnexpress …) ?, email ? Direct letter ?
    – Mỗi kênh truyền thông sẽ yêu cầu và khác nhau. Do đó việc xác định bài viết sẽ đăng ở đâu giúp cho bạn hướng đến cách viết phù hợp với văn phong từng nơi và đối tượng độc giả ở đó. Ngoài ra việc này còn giúp cho bài viết của bạn tránh bị edit quá nhiều khi đăng ở những tờ báo có yêu cầu khắt khe.
  13. Yêu cầu thêm ?
    – Khách hàng có nhắn nhủ gì thêm ? Có điều gì đặc biệt mà ta cần chú ý ? Có điều gì cần tránh ? Có điều gì cần thay đổi so với những bài viết trước ?…
  14. Một số tài liệu về công ty, sản phẩm, bài viết trước đây ( Nếu có )
  15. Timeline / Người liên lạc /
    – Xác định timeline chi tiết cho bài viết: ngày gửi ý tưởng, ngày gửi dàn bài, ngày hoàn thiện, deadline…Hãy chia nhỏ công việc của bạn thành nhiều phần & liên tục liên lạc với khách để họ biết về hướng đi cũng như tiến độ của ta. Việc đồng ý với nhau theo từng khâu sẽ giúp tránh việc sửa bài quá nhiều gây mệt mỏi cả 2 bên.

Hãy luôn nhớ rằng bản Brief chính là bước đầu tiên trong mối quan hệ làm ăn giữa 2 bên: CopyWriter vs Khách hàng. Do đó hãy cẩn thận để tìm sự thống nhất với khách hàng ngay từ bản Brief này. Ngay cả những khách hàng khó tính nhất cũng sẽ không thể làm khó bạn nếu như chúng ta biết cách làm việc khoa học ngay từ đầu. Chúc các bạn may mắn trên con đường ” Đi khách” đầy chông gai này nhé.