Contents [hide]

SEO Onpage là gì? On-Page SEO là gì và cách triển khai chi tiết nhất

Do theo một trường phái cực kỳ nông dân là lấy chất lượng làm gốc rễ vấn đề (Quality is King), nên chất lượng bài viết đối với một nông dân làm dịch vụ SEO như mình là yếu tố tiên quyết, chiếm 80% công sức làm SEO (20% còn lại mới là làm Google Entity Stackting, SEO Entity, SEO Checklist, ứng dụng ChatGPT AI, kích hoạt Google Featured Snippets, tự lấy link chất kiểu Wiki, tránh lỗi Từ Khóa Ăn Thịt Lẫn Nhau (Keyword Cannibalization)). Hôm nay mình sẽ chia sẻ một bài (tương đối dài, nhưng các bác chửi em cũng nghe vì dài nó mới hết ý ạ ^^).
Bài dài đó, anh em bật nhạc vừa nghe vừa đọc cho đỡ chán nhé, mình đang nghe bài Hoa Trinh Nữ khi gõ gõ cái bài này:

Tôi không phải là vua nên mộng ước thật bình thường.
Như yêu một loài hoa trên vùng đá sỏi buồn phiền…

Hóa ra VUA (“Có ông vua trẻ xuất binh qua rừng dẹp quân xâm lấn.”) trong này là nói về tướng Vĩnh Lộc – Tư lệnh vùng 2 khét tiếng hồi đó, còn “tôi” là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và hoa trong bài này, cũng là giai nhân (“Khi vua kéo quân về tình cờ gặp một giai nhân.” là ca sĩ Minh Hiếu). Công nhận nếu sâu sắc thế này thì ChatGPT chắc còn lâu mới hiểu được.

“Hoa trinh nữ” là một sáng tác của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, được ra đời vào khoảng năm 1965. Có rất nhiều loài hoa được sáng tác trong nền âm nhạc dân tộc chúng ta nhưng tác giả Trần Thiện Thanh chọn cho mình loài hoa trinh nữ để gửi gắm câu chuyện của mình. Ông mượn hình ảnh e thẹn của loài hoa như người con gái đang tuổi biết yêu để kể về chuyện một người lính khi nhìn thấy cành hoa Trinh Nữ thì lòng nhớ về người yêu mình ở xa. Đấy cũng cнíɴн là bức тʀᴀɴн cho mối tình đượm buồn của cнíɴн tác giả với nữ ca sĩ Minh Hiếu – người có nhan sắc vô cùng cuốn hút làm nhiều người say đắm. Minh Hiếu bắt đầu sự nghiệp ca hát từ cây đàn cũ của cha mình. Vốn được trời phú cho giọng hát khàn đục khá đặc biệt, nên nhiều khách đến hớt tóc thường yêu cầu Minh Hiếu hát một vài bài theo nhịp đàn của cha. Thuở ấy, tình yêu giữa bà và tác giả vừa chớm nở khi cả hai ở khoảng độ tuổi hai mươi. Thế nhưng, sau chuyến đi Pleiku, Minh Hiếu đã vĩnh viễn thuộc về một người đàn ông khác ở miền Trung –Tư lệnh vùng 2, Tướng Vĩnh Lộc. Sau đó một thời gian, “Hoa trinh nữ” ra đời và người cùng thời lúc bấy giờ cho rằng đó là lời trách nhẹ nhàng của Trần Thiện Thanh nhắn với cô bạn Minh Hiếu vì mê danh vọng mà quên chàng nhạc sĩ nghèo.

Lại bốc phét lung tung rồi. Quay lại về SEO Onpage nào. Mặc dù đây là một chiến thuật gồm nhiều thao tác cơ bản, nhưng mình vẫn xếp vào mục SEO nâng cao vì nếu làm kỹ ngay từ đầu thì sức mạnh tạo ra ảnh hưởng đến SEO sẽ là khổng lồ!
SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage (hay On-Page SEO, On-site SEO) là cách tối ưu từng phần của các bài viết, trang, tổng thể một website để chúng có thể được xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm. Rank (thứ hạng) cao hơn sẽ đem đến Traffic cao hơn! (#dungcaxinh định nghĩa)

Những phần này bao gồm rất nhiều hạng mục:
  • Nội dung
  • Tiêu đề
  • Link nội bộ
  • Meta Descriptions
  • ….
Các công cụ tìm kiếm luôn lấy Từ khóa (keywords) và những thành phần On-page trên các trang để kiểm tra xem liệu trang đó có PHÙ HỢP với mục đích tìm kiếm (Search Intent) của người dùng hay không. Ngay khi Search Engine xác nhận trang (page) hoặc bài viết (post) đó phù hợp với người tìm kiếm, nó sẽ lập tức cho những page post này được ngồi ở những vị trí cao hơn trên SERPs (Search Engine Result Pages).

On-Page SEO là gì?

Onpage SEO là một cách nói khách của SEO Onpage hay On-site SEO, là cách tối ưu các thành phần nội bộ của Website và chưa quan tâm đến các yếu tố bên ngoài (như Backlinks, Liên kết chéo Domain,…) (#dungcaxinh)
Có anh chị em sẽ gửi, cha nội này điên à mà chia ra 2 cái H2 giống nhau thế kia. Sorry các bạn, em đang thực hành kích hoạt Featured Snippets của Google (theo công thức <300C này) ahihi ^^. Thôi em nghiêm túc tiếp đây ạ.
Thế On-page SEO khác gì Off-page SEO hả đồng chí?
Kiểu gì cũng có anh chị em nào hỏi câu này, nên em xin trả lời luôn.
  • On-page SEO: Bao gồm mọi kỹ thuật can thiệp đến web site và các thành phần nội tại để tăng thứ hạng tìm kiếm. Bao gồm các phần như:

Site Content
Keywords
Title Tags
Meta Descriptions
Headers
URLs
Internal Linking
External Linking
Images
User Engagement
Page Speed
Featured Snippets
Schema Markup

  • Off-page SEO: Bao gồm mọi kỹ thuật để tối ưu thứ hạng xuất phát từ bên ngoài. Backlinks là một trong những yếu tố Off-page SEO gây tranh cãi hàng thập kỷ nay (và mình thì theo trường phái không coi trọng Backlinks và tin những gì phát ngôn viên Google – John Mueller mới đây phát biểu vào cuối tháng 04 năm 2023, đại ý là: “Chúng tôi không quan tâm backlinks nhưng mọi người vẫn cứ làm những công việc vô nghĩa liên quan đến Backlinks” (xem chi tiết trong BÀI NÀY ạ). Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: Social media hay Public Relations. Bao gồm các phần như:

Link Building
Content Marketing
Local SEO
Social Media
Influencer Marketing
Public Relations
Guest Posting
Brand Mentions
Users Traffic

Cả On và Off đều có tác dụng nhất định đối với các chiến dịch SEO nhưng riêng những ông theo trường phái nông dân như mình thì On 80: Off 20. Cái này thì tùy cảm nhận và kinh nghiệm của anh chị em nhé, em biết có những trường phái tin rằng Off 90 và On 10. Mà đã là trường phái thì nó như tôn giáo ý, không nên bình luận sâu ^^. À nhắc đến tôn giáo, có một người anh đã nói với mình 1 câu khá hay ho, mình càng già càng ngẫm càng thấy đúng: “Có 3 thứ bất biến trong mọi thời đại, đó là: Tôn giáo – S.e.x và C.ờ bạc“.

Tầm quan trọng của SEO Onpage?

Thực ra SEO Onpage là để kích hoạt các tín hiệu giúp Google nó nhận ra. Cái này kiểu như thả thính xuống ao để dụ cá ý. Thính thơm và thả đúng lúc cá đói thì cứ gọi là nhộn nhịp ^^. SEO Onpage là làm cho website, page, post nó đáp ứng những gì mà Google thích nhất và cảm thấy HỮU ÍCH, có GIÁ TRỊ nhất đối với người dùng.
Thuật toán của Google (The Algorithm) luôn luôn thay đổi và dĩ nhiên là trừ Google thì chẳng ai biết chính xác nó thay đổi ra sao và làm sao để “chiều” được. Nhưng miễn là web của chúng ta đem đến Values, High Quality và đem đến UX (trải nghiệm người dùng) tốt nhưng thì đương nhiên mãi mãi sẽ được ưu tiên. Hãy chú ý đến một cập nhật quan trọng vào tháng 08 năm 2022 (và vẫn có hiệu lực đến tận bây giờ): Bản cập nhật People-First Content, tóm tắt là Google ưu tiên những Content đáp ứng:
  • Có đối tượng mục tiêu hoặc đối tượng hiện hữu nào cho doanh nghiệp hoặc trang web của bạn sẽ nhận thấy nội dung của bạn hữu ích khi họ trực tiếp truy cập vào hay không?
  • Nội dung của bạn có trình bày rõ ràng thông tin chuyên môn thực tiễn và kiến thức chuyên sâu (ví dụ: kiến thức chuyên môn xuất phát từ việc thực sự sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ hay ghé thăm một địa điểm) hay không?
  • Trang web của bạn có mục đích chính hoặc trọng tâm không?
  • Sau khi đọc nội dung, có ai đó cảm thấy họ đã nắm được đủ thông tin về một chủ đề để giúp họ đạt được mục tiêu không?
  • Liệu người đọc nội dung của bạn có cảm thấy hài lòng không?
  • Bạn có lưu ý hướng dẫn của chúng tôi về các bản cập nhật chính yếu và bài đánh giá sản phẩm không?
Và để đáp ứng những điều này thì SEO Onpage là chìa khóa, nên nó đương nhiên quan trọng rồi!
Cập nhật thuật toán từ Google

Cách để tối ưu nội dung trong SEO Onpage, có ví dụ và Case Study

Google sẽ thu thập dữ liệu theo phương thức này. Google sẽ truy cập và “index” trang, bài viết. Nó sẽ sử dụng rất nhiều yếu tố – đặc biệt là các yếu tố On-site để – để xác định trang, bài viết này “xứng đáng” đứng vị trí cao hay là cho ra đảo.
Google index nội dung đã là một bước khởi đầu quan trọng, nhưng để “kích hoạt thính” cho Google cho hiện ra trên SERPs là một nỗ lực kỳ công!
Chi tiết từng hạng mục đây ạ (dựa theo kinh nghiệm và thực trạng bên em đang giao cho các bạn CTV xử lý hàng ngày), hình ảnh mình dùng các Case Study của Semrush.
Viết Unique & tối ưu nội dung
Điều Quan Trọng Bậc Nhất của On-page SEO chính là tạo ra nội dung HIGH QUALITY và thỏa mãn đến đê mê “mục đích tìm kiếm của người dùng” (user’s search intent).
Bắt đầu mọi thứ thì việc cần làm là Research Keywords – Nghiên cứu từ khóa. Anh chị có thể dùng Ahrefs hoặc Semrush (nhất định phải có bản trả phí để làm cho nét). Mình hay dùng công cụ Keyword Magic Tool của Semrush để Research.
  • Tìm chủ đề mà anh chị em muốn Research và ấn Search. Ví dụ bằng keyword “Audio Book”
Hãy để ý đến các từ khóa có Search Volume cao. Và cũng đặc biệt cần nhìn đến Keyword Difficulty (KD%) – Độ khó của từ khóa. KD càng cao thì đối thủ càng nhiều và hung hãn, đừng manh động kẻo mất mạng đó.
Hãy tìm những từ khóa dài (Long-tail keywords) ít cạnh tranh hơn. Đương nhiên cái đống này Search Volume sẽ thấp hơn nhưng độ khó cũng thấp tỷ lệ thuận. Và hãy dùng chiến thuật Long-tail để chiến (giết từ khóa dài rồi vòng về từ khóa ngắn).
Khi ra được bộ từ khóa rồi, đây là thời điểm để chiến Content. Hãy chọn cách bố cục bài theo những dạng bài được Google ưu tiên nhất:
  • Top List. Ví dụ: TOP 10 “sự ngu” của đàn ông
  • How to. Ví dụ: Làm thế nào để tán hoa hậu khi có 1000 tỷ.
  • Guide. Ví dụ: Hướng dẫn cách đi du lịch tự túc giá rẻ
  • Review. Ví dụ: Review ChatGPT 4.0 trên bản Plus
  • Comparision: Ví dụ: So sánh độ sang trọng của người làm Content và Designer
Và nội dung bài cần đáp ứng những tiêu chí tối thiểu:
  • Tránh nhồi từ khóa quá lố (dùng YOAST SEO để có thông báo đỏ khi từ khóa xuất hiện với tần suất quá dày)
  • Các từ khóa xuất hiện tự nhiên nhất có thể.
  • Nội dung hữu ích với người đọc
  • Nội dung được Unique về cả kỹ thuật (dùng các công cụ Check Plagiarism để check độ trùng lặp, đạo văn)
  • Nội dung được Unique về ý tứ, tức là đem đến những giải đáp mà đối thủ chưa làm được
  • Nội dung phải có các thành phần trực quan (Video, ảnh,…)
Tip xịn này (Có trong nhiều khóa học mất phí): Khi lên kế hoạch content, hãy thử áp dụng chiến lược Topic Clusters. Nói kỹ thì hơi dài, mình xin tóm tắt:

Topic Clusters trong SEO là gì? Topic Clusters (cụm chủ đề) là một chiến lược SEO nhằm tăng cường sự tương tác và tối ưu hóa trang web bằng cách sắp xếp các nội dung liên quan vào các chủ đề lớn hơn. Các chủ đề này được xây dựng từ những từ khóa chính và những từ khóa liên quan, và chúng tập trung vào những chủ đề có liên quan đến nội dung của trang web. Mỗi chủ đề lớn sẽ được xây dựng từ một bài viết chính được gọi là “pillar content” hoặc “content pillar”, và các bài viết liên quan được gọi là “cluster content” hoặc “subtopic content”. Khi cài đặt đúng cách, chiến lược Topic Clusters có thể giúp tăng cường tính khả thấy của trang web trên các công cụ tìm kiếm, tăng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng, và giúp tăng tốc độ độ trang web. (#dungcaxinh)

Hãy chèn từ khóa một cách có chiến thuật
Bộ môn nào cũng cần chiến thuật khi ra trận. Ví dụ trong bóng đá thì anh em hay nghe có những chiến thuật như: 442, 3521, 433, yếu đấu mạnh thì thường chọn “Đổ bê tông”, “Xe buýt 2 tầng”, mạnh đấu mạnh thì chọn chiến thuật “Đôi công”, “Tikitaka”, mạnh đấu yếu thì “Pressing”, … SEO cũng rứa, làm gì cũng cần có chiến thuật phù hợp.
Hiện giờ chiến thuật về content mình và anh em nông dân hay làm là chiến thuật TÓC (Table of Content – Mục lục content), bài và trang có Table of Content càng nhiều tầng, càng hợp lý, càng chi tiết thì mình đo đạc thấy càng dễ có Rank cao.
Các phân bổ Keywords thường sẽ là:
  • H1 tiêu đề
  • – Nội dung đoạn đầu tiên
  • — H2
  • — Nội dung đoạn đầu tiên
  • — H3
  • — Nội dung
  • — H3
  • — Nội dung
  • — H2
  • — Nội dung đoạn đầu tiên

Có một công cụ tuyệt vời của Semrush để check điểm On Page SEO khá tín là: On Page SEO Checker và mình thấy dùng rất chi là ok!

SEO Onpage là gì?

Tối ưu Title Tags

Title Tags là gì? Title tag là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Nó là phần tiêu đề xuất hiện đầu tiên trên trang web của bạn và cũng là tiêu đề được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác. Title tag giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung chính của trang web của bạn. Nó cũng là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng đến trang web của bạn bởi vì tiêu đề phải hấp dẫn và thú vị. Để tối ưu hóa title tag, bạn cần sử dụng từ khóa chính của trang web trong tiêu đề. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến việc viết tiêu đề để nó trở nên hấp dẫn và thú vị cho người đọc. Một title tag tốt là tiêu đề mô tả được nội dung chính của trang web và cũng thu hút được sự chú ý của người đọc. Ngoài ra, title tag cần được viết ngắn gọn, thường chỉ từ 50-60 ký tự. Điều này giúp cho tiêu đề của bạn được hiển thị đầy đủ trên kết quả tìm kiếm. Nếu title tag của bạn quá dài, nó có thể bị cắt bớt trong kết quả tìm kiếm và dẫn đến mất đi sự hiểu biết của khách hàng về nội dung của trang web của bạn.

Title là một trong những phần quan trọng nhất và quyết định cao nhất đến CTR. Dù Google có Update kiểu gì mình vẫn hoàn toàn đồng ý với ý kiến àny.
Một số chú ý khi đặt thẻ Tiêu đề (Title Tags)
  • Súc tích: Từ 50 – 60 từ để Google không cắt ngắn do dài quá.
  • Có chứa Keywords: Đương nhiên rồi, cái này để cả người tìm và Google nhận ra tín hiệu mời gọi click ngay.
  • Unique: Một lần nữa, hãy luôn nhớ đừng để Thẻ Tiêu Đề bị trùng lặp trên toàn trang web. Luôn Unique tiêu đề của từng trang và từng bài viết!
Meta Descriptions phải cực kích thích

Meta description là gì? Là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Nó là một mô tả ngắn gọn về nội dung của trang web của bạn, xuất hiện dưới tiêu đề trên kết quả tìm kiếm của Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác. Mục đích của meta description là giới thiệu ngắn gọn về nội dung của trang web và hấp dẫn người dùng để nhấp vào liên kết và truy cập vào trang web của bạn. Một meta description tốt là một đoạn văn ngắn gọn, thường chỉ từ 150-160 ký tự, mô tả chính xác nội dung của trang web của bạn. Nó nên sử dụng từ khóa chính của trang web của bạn và cũng cần thu hút sự chú ý của người đọc. Tuy nhiên, meta description không phải là yếu tố quan trọng nhất trong SEO nhưng nó vẫn là một phần quan trọng trong chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của bạn. Nếu meta description của bạn hấp dẫn và thú vị, nó có thể giúp tăng tỷ lệ nhấp vào liên kết và thu hút được nhiều khách hàng hơn đến trang web của bạn.

Theo nhiều nghiên cứu, Meta Description không ảnh hưởng trực tiếp đến Google rankings. Nhưng nó là một nhân tố quyết định đến CTR. Và nó có tác dụng thực sự trong việc tăng Traffic.
Nếu bạn không chủ động điền Meta Desc thì Google sẽ tự động nhặt trong trang, trong bài 1 đoạn để hiện ra trên SERPs.
Và một Meta Desc nên đáp ứng những yêu cầu tối thiểu sau để có thể tăng CTR tự nhiên nhất:
  • Hãy cân nhắc đến màn hình Mobiles: Google sẽ cắt ngắn Meta Desc còn 120 ký tự trên Mobile. Vì thế hãy cố gắng làm cho Meta Desc tầm 100 – 115 ký tự.
  • Chứa từ khóa mục tiêu: Cũng như Title Tags, đây gần như là điều bắt buộc
  • Sử dụng giọng văn hùng hồn và tích cực: Việc này sẽ kích thích clicks
  • Nên có CTA (Call to Action – Kêu gọi hành động): Ví dụ: Thử miễn phí, Tìm hiểu thêm, Xem ngay cho nóng, Full không che,…
Hãy sử dụng nhiều Headings (Tiêu đề) và Subheadings (Tiêu đề phụ) trong các bài viết
Đừng viết một đoạn văn dài như sớ mà hãy chia đoạn với các tiêu đề theo cây. Và nếu anh chị em dùng WordPress thì tội gì mà không dùng những Plugin Fixed Table of Content, tự sinh Table of Content cực chuẩn và đẹp dựa trên H2, H3, H4 có sẵn trong bài. Mình có để cuối bài này link tải bản Premium của Fixed Table of Content Plugin trị giá 20 Đô La Mỹ, anh chị tải miễn phí về cài lên web và xài thôi nhé, sẽ hiện ra đẹp như trong bài này!
Tối ưu URLs (Đường dẫn tĩnh)
Google đã có những gợi ý vể việc tạo ra đường dẫn tĩnh rất chi tiết, anh chị em nhất định nên xem TẠI ĐÂY! Nói chung là nhìn dễ hiểu, đừng rối rắm và vô nghĩa, hãy có những những từ liên quan đến keywords, đừng có những số tự sinh ngẫu nhiên, đừng có ngày xuất bản hoặc nguyên câu với những từ như “a, an, the”.
  • Một URL kém và xịn sẽ khác nhau
Thêm các Internal Link (Liên kết nội bộ)

Xem ảnh 14: Hãy khéo léo và tự nhiên điền những liên kết nội bộ (chung domain).

Link nội bộ có những tác dụng tuyệt vời:
  • Giúp Search Engine hiểu được cấu trúc trang của bạn và cách các trang tương tác với nhau.
  • Giúp Google thu thập dữ liệu (crawl) và phát hiện ra những điều hướg sang các trang khác nhau, Google đã NÓI RÕ về điều này ạ.
  • Giúp đánh tín hiệu cho Google những trang được liên kết này có giá trị,
  • Giúp cho việc điều hướng xuyên trang (và giúp cho Time On Site tăng lên)
Có nhiều kỹ thuật chuyên sâu về việc đi liên kết nội bộ, anh chị em có thể Goolgle thêm nhé.
Thêm liên kết ra ngoài (External Links)
Hãy thêm các link đâm ra các website khác từ web của bạn, đó là những External Links. EL khá quan trọng trong việc tăng UX (trải nghiệm người dùng) cũng như độ uy tín của trang. Vẫn còn nhiều tranh cãi về việc Liên kết ra ngoài EL có ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng không, các báo cáo và kết quả chưa đủ để đưa ra kết luận chính xác. Nhưng Google đã nhận mạnh rằng thêm link đến những nguồn uy tín (như Wiki) là cách tuyệt vời để tăng giá trị cho khách hàng. Tăng UX và tăng Value thì vẫn luôn tốt cho SEO.
  • Tips: Hãy link đến những trang uy tín hoặc các trong trong hệ thống Site vệ tinh của anh chị em nhé ^^.
Chèn ảnh và tối ưu Ảnh (Images)
Chèn ảnh vào nội dung sẽ tăng khả năng bạn được xếp hạng cao ở Google Images (Google Hình Ảnh) – Tab có chiếm đến 22,6% tổng số tìm kiếm. Cách tuyệt vời để tăng Traffic cho Site đúng không.
  • Hãy tối ưu ảnh bằng cách thêm thẻ Alt Text (Văn bản thay thế). Nó tăng thêm phần giải thích cho các công cụ thu thập tìm kiếm và cho phép những ai dùng màn hình Readers đọc được mô tả của hình ảnh.
Một thẻ Alt text nên đáp ứng các yêu cầu sau:
  • Ngắn gọn súc tích. Màn hình Readers sẽ cắt Alt Text dài hơn 125 ký tự.
  • Gồm từ khóa.
  • Không cần thêm các câu mô tả từ (nó sẽ lẫn sang Caption ảnh)
  • Đừng thêm các cụm từ như “ảnh” “images” hay “picture of”, đó là cách phí phạm ký tự.
Tab “Issues” trong Site Audit Tool của Semrush cũng sẽ thông báo lỗi “missing image alt text” này, liệt kê ra để cho anh chị em dễ dàng sử. Có thể tìm “alt attributes” trên Search bar cho nhanh.

web-load-cham

Một số lưu ý về hình ảnh nữa là:
  • Hãy rename ảnh một cách thông minh. Có tính mô tả, ví dụ: SEO-TOP-1-google-Yeu-to-anh-huong-den-TOP-1-sau-khi-phan-tich-118-trieu-ket-qua-tim-kiem-THUMB.png
  • Hãy nén ảnh. Hãy dùng tinypng.com nhé, ném ảnh vào trước khi up lên hosting hay Media Library của WordPress.
Tối ưu User Engagement

User Engagement là gì? User Engagement trong SEO là một khía cạnh của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) nhằm tăng cường độ tương tác và thời gian lưu trú của người dùng trên trang web của bạn. Nó bao gồm các chỉ số như tỷ lệ thoát, tỷ lệ chuyển đổi, thời gian trung bình trên trang, số lần xem trang, số lần tương tác, và các yếu tố khác đo lường cách người dùng tương tác với nội dung của trang web của bạn. Khi bạn tạo ra nội dung hấp dẫn và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt, độ tương tác và thời gian lưu trú trên trang web của bạn sẽ tăng lên. Điều này có thể giúp cải thiện vị trí của trang web của bạn trên các kết quả tìm kiếm và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của trang web. Một số cách để tăng User Engagement trên trang web của bạn bao gồm cải thiện nội dung, tăng tốc độ tải trang, tạo trải nghiệm người dùng tốt và tối ưu hóa giao diện người dùng để dễ dàng sử dụng và trực quan hơn.

Dĩ nhiên Google sẽ cho trang của bạn xếp hạng cao hơn nếu như người dùng ở lại trang của bạn lâu hơn. Nếu người dùng thoát quá nhanh hoặc không có hành động cụ thể nào, Google sẽ đánh giá có một vấn đề gì đó với trang của bạn. Hãy tìm hiểu những thuật ngữ về dwell time và bounce rate nhé:
  • Dwell time trong SEO là thời gian mà người dùng dành cho việc duyệt trên trang web của bạn trước khi quay trở lại kết quả tìm kiếm. Nó đo lường thời gian mà người dùng thực sự ở trên trang web của bạn, và cung cấp thông tin về sự hấp dẫn của nội dung và trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn. Nếu dwell time của bạn là cao, điều đó có thể cho thấy người dùng thực sự quan tâm đến nội dung của bạn và thấy nó hữu ích và hấp dẫn. Điều này có thể giúp cải thiện vị trí của trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm. Để tăng dwell time của trang web của bạn, bạn có thể cải thiện nội dung và trải nghiệm người dùng trên trang web của mình, cải thiện tốc độ tải trang và tối ưu hóa thiết kế trang web của bạn để dễ dàng sử dụng và trực quan hơn.
  • Bounce rate trong SEO là tỷ lệ phần trăm của người dùng truy cập vào trang web của bạn và rời khỏi trang web mà không thực hiện bất kỳ hành động tương tác nào trên trang đó, chẳng hạn như nhấp chuột vào các liên kết hoặc điền thông tin. Bounce rate có thể đo lường sự hấp dẫn của trang web của bạn đối với khách truy cập và có thể ảnh hưởng đến thứ hạng trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm. Nếu bounce rate của bạn là cao, điều đó có thể cho thấy trang web của bạn không đủ hấp dẫn hoặc cung cấp thông tin không đúng đắn hoặc không phù hợp với những gì khách truy cập mong đợi. Để giảm bounce rate, bạn có thể cải thiện nội dung và trải nghiệm người dùng trên trang web của mình, tối ưu hóa giao diện người dùng và cải thiện tốc độ tải trang của trang web của bạn.
Google cũng khẳng định họ sử dụng các dữ liệu về tương tác để xác định kết quả tìm kiếm có liên quan đến truy vấn không.
Một chiến thuật hay được áp dụng là “Above the fold”, cài này lúc nào mình viết kỹ sau, anh chị em có thể Google. Tóm tắt là người dùng có thể xem 1 câu trả lời ngắn gọn và đủ ý nhưng để thỏa mãn họ phải kéo xuống dưới, cũng như Google Featured Snippets, rất cô đọng nhưng muốn xem kỹ phải vào trong trang.
Người dùng có thể có câu trả lời ngay lập tức, nhưng muốn hiểu sâu buộc phải kéo xuống dưới!
Và dưới đây là các ví dụ không trả lời ngay mà mời gọi khách hàng kéo xuống để nhận được những câu trả lời thực sự
Kỹ thuật cao cấp để On-Page SEO
Và đây là phần nâng cao hơn
Tối ưu tốc độ trang Web
  • Mình khẳng định tốc độ Web chỉ tăng UX, không ảnh hưởng thứ hạng. Hãy xem lại bài SEO TOP 1 Google: Những yếu tố ảnh hưởng đến TOP 1 sau khi phân tích 11,8 triệu kết quả – có hẳn một phần rất kỹ của nghiên cứu chứng minh 10 trang từ Top 1 – Top 10 tốc độ hơn nhau 2,3 s không ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm. Trừ khi web bạn quá chậm còn không thì đây không phải là 1 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến Ranking (Mình tin vào điều này)
  • Tuy nhiên nhanh thì sẽ tốt hơn về UX, các bạn có thể dùng các công cụ như PageSpeed Insights tool để đo đạc và tối ưu.
Hãy chú ý đến những chỉ số quan trọng này:
  • Largest Contentful Paint (LCP): Là khoảng thời gian mà trang web của bạn cần để tải hoàn thành phần nội dung chính lớn nhất.
  • First Input Delay (FID): Là khoảng thời gian mà trang web của bạn cần để phản hồi lại lần tương tác đầu tiên từ người dùng (ví dụ như nhấp chuột vào một liên kết).
  • Cumulative Layout Shift (CLS): Là “diện tích” trang web của bạn dịch chuyển hoặc “di chuyển xuống” khi thêm nội dung mới (ví dụ như banner, hình ảnh) được tải.
Để xem nhiều hơn những lỗi kỹ thuật, một lần nữa Semrush Site Audit Tool lại cực kỳ hữu dụng. Hãy xem ở phần Core Web Vitals ở dưới Tab Thematíc Reports (xem chi tiết).

Xem ảnh 24: Để xem nhiều hơn những lỗi kỹ thuật, một lần nữa Semrush Site Audit Tool lại cực kỳ hữu dụng. Hãy xem ở phần Core Web Vitals ở dưới Tab Thematíc Reports (xem chi tiết).

Xem ảnh 25: Anh chị em có thể thấy nhiều chỉ số, bao gồm LCP and CLS. Có cả chỉ số Total Blocking Time (TBT), chỉ số này khá giống với FID. Có cả giải thích chi tiết lỗi và gợi ý cách Fix

Hãy nhắm đến việc kích hoạt Google Featured Snippets
Đây được gọi vui là “Vị trí số 0” (“position zero”) trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên, nên có lẽ nó là nơi tạo ra CTR lợi hại bậc nhất! Các bạn có thể xem thêm bài này: Google Featured Snippets là gì? Chia sẻ công thức <300C có 75% khả năng kích hoạt Google Featured Snippets mình mới up cách đây vài ngày để có một cái nhìn sơ bộ về 1 công thức cực bá đạo để kích hoạt GFS.
Có nhiều kiểu thể hiện Featured Snippets, ví dụ
  • Trích đoạn nổi bật (Definitions)
  • Bảng (Tables)
  • Danh sách (Lists)
  • Videos

Xem ảnh 26: Semrush có công cụ Keyword Overview tool để kiểm tra có từ khóa nào đã được kích hoạt Featured Snippets. Ví dụ cụm từ “can dogs eat watermelon.” Và GFS đã được kích hoạt như bên dưới.

Để làm sao dễ kích hoạt được GFS, lại 1 lần nữa anh chị em hãy áp dụng công thức <300C xem sao nhé.
Thêm Schema Markup

Schema Markup là gì? Schema Markup trong SEO là một định dạng đánh dấu dữ liệu trên trang web của bạn nhằm cung cấp thông tin chi tiết hơn cho các công cụ tìm kiếm. Nó cung cấp cho các công cụ tìm kiếm thông tin về các phần của trang web của bạn, chẳng hạn như sản phẩm, địa chỉ, giá cả và hình ảnh.Các công cụ tìm kiếm có thể sử dụng định dạng đánh dấu này để hiển thị thông tin cụ thể về trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm. Sử dụng Schema Markup có thể cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng khả năng tìm thấy của trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm. Nó cũng có thể giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về trang web của bạn và hiển thị nội dung của bạn một cách tốt nhất trên các kết quả tìm kiếm. Để sử dụng Schema Markup, bạn có thể thêm mã đánh dấu Schema vào mã HTML của trang web của mình. Có nhiều loại định dạng đánh dấu khác nhau cho các loại dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như địa chỉ, sản phẩm, sự kiện và tổ chức.

Bằng cách thêm Schema Markup, bạn có thể cung cấp các dạng Rich Snippets.

Rich Snippets là gì? Rich Snippets trong SEO là một định dạng hiển thị kết quả tìm kiếm trên trang công cụ tìm kiếm. Nó hiển thị thông tin chi tiết hơn về nội dung của trang web trên kết quả tìm kiếm, bao gồm hình ảnh, đánh giá, giá cả và thời gian. Rich Snippets được hiển thị trên kết quả tìm kiếm và cung cấp cho người dùng thông tin chi tiết hơn về nội dung của trang web trước khi họ truy cập trang đó. Sử dụng Rich Snippets có thể tăng tỷ lệ nhấp vào kết quả tìm kiếm và cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp cho họ thông tin chi tiết hơn về trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm. Điều này có thể giúp tăng lưu lượng truy cập và tăng khả năng chuyển đổi trên trang web của bạn. Để sử dụng Rich Snippets, bạn có thể sử dụng các định dạng đánh dấu như Schema Markup để cung cấp cho công cụ tìm kiếm thông tin chi tiết về trang web của bạn. Các công cụ tìm kiếm sau đó có thể hiển thị các Rich Snippets này trên kết quả tìm kiếm.

Một số dạng Schema nổi bật có thể thêm là:
  • Reviews (đánh giá)
  • Products (sản phẩm)
  • Events (Sự kiện)
  • People (Con người)
  • Doanh nghiệp địa phương

Xem ảnh 29: Một số ví dụ:

Xem ảnh 30: Hãy tìm hiểu tài nguyên có sẵn của Google để thêm dữ liệu có cấu trúc dạng Events ở đây nha! Mã nguồn của trang lúc này sẽ như thế này.

Xem ảnh 31: Có thể dùng Semrush và công cụ Site Audit để xem các dữ liệu có cấu trúc này đã được thực thi chuẩn chưa nhé

Nếu có lỗi hãy từ từ Fix nhé!
Tổng kết
  • Hãy làm đủ các bước trên cho từng bài, từng trang một cách cẩn thận, tự nhiên và hữu ích nhất nhé.
  • Đừng lạm dụng, dùng tools, dùng ChatGPT mà đòi ra được những câu sâu sắc như:

Xưa thật là xưa
Nhớ mấy cho vừa nhớ mẹ kể đêm mưa
Có ông vua trẻ
Xuất binh qua rừng dẹp quân xâm lấn
Khi vua kéo quân về tình cờ gặp một giai nhân
Vua xao xuyến tâm hồn vời nàng về chốn hoàng cung
Truyền cho khắp nhân gian đem lụa là đến cho nàng
Trên ngôi cao chín tầng hoàng hậu đẹp hơn ánh sao
Tôi không phải là vua nên mộng ước thật bình thường
Như yêu một loài hoa trên vùng đá sỏi muộn phiền
Loài hoa không hương không sắc màu
Nhưng loài hoa biết khép lá ngây thơ
Tôi không phải là vua nên nào biết đến xa hoa
Không ngọc ngà kiệu hoa, không nệm gấm không cung son

  • Anh chị em muốn lấy miễn phí Plugin Premium 20 đô (vẫn đang bán trên Codecanyon): Fixed TOC – table of contents for WordPress(wp) plugin thì tải ở cuối bài này nhé: https://bit.ly/SEOOnpagelagi