Slogan “Không chỉ là dầu gội” – “Hơn cả một ổ bánh mỳ -… quen không? một slogan cần hội tủ yếu tố gì?, làm sao để đặt được hay kiểm tra slogan của mình có phù hợp chưa? 3 câu hỏi này sẽ giúp bạn.
Sáng nay tờ Brand Vietnam có đăng lại bài “Ý nghĩa thương hiệu: Kim chỉ nam định hướng kinh doanh” từ trang Enternew ( Diễn đàn doanh nghiệp) không hiểu sao lại biến thành Kim chỉ nam định hướng kinh (Chắc tuyển trúng nhân viên cóp tin không có tâm). Ngày xưa lúc mới khởi sự bỏ học đi làm cũng được cho một chân mỗi sáng đọc báo gom tin nên thấy ký ức ùa về. Thế ấy mới có hứng viết (tổng hợp) bài này share lại về cách chọn slogan cho công ty hoặc dự án vì theo mình Slogan là một hình thức thể hiện giá trị cốt lõi của công ty và doanh nghiệp định hướng ra kim chỉ nam phát triển kinh doanh và được phổ biến nhiều nhất, có slogan tốt và đúng đắn, phần nào nhắc nhở được định hướng kinh doanh hiệu quả.
3 câu hỏi vàng để có Slogan hoàn hảo

Brand Vietnam với tiêu đề thiếu chữ do có CTV không có tâm.
Trước khi đi vào 3 câu hỏi vàng để tạo ra slogan chúng ta cần có định nghĩa rõ ràng về slogan là gì: “ Slogan là khẩu hiệu thương mại, nghĩa cổ là tiếng hô trước khi xung trận của những chiến binh Scotland” , ngày nay người ta coi slogan là tuyên ngôn của thương hiệu để thể hiện một phần hoặc toàn bộ quan điểm và góc nhìn của thương hiệu.
Vậy tuyên ngôn thương hiệu là gì? Tuyên ngôn thương hiệu là lự chắt lọc tinh tuý nhất của thương hiệu chính là giá trị cốt lõi của thương hiệu, chúng thường xuất hiện dưới dạng một khẩu ngữ, khẩu hiệu khẳng định về thương hiệu hoặc quan điểm góc nhìn hay còn gọi là tuyên ngôn thương hiệu.
Một slogan – tuyên ngôn thương hiệu cần đáp ứng những mục dích gì? 1. Nhắc nhở về định hướng định vị thương hiệu. 2. Truyền cảm hứng cho khách hàng và người làm tiếp thị ở nhiều góc độ như ý tưởng quảng cáo sáng tạo (brand comunication idea) , ý tưởng sản phâm mới (New Product idea) 3. Tác động lên khách hàng mục tiêu nhằm xác nhắc nhở về sứ mệnh tồn tại của thương hiệu, thường được thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức là slogan của thương hiệu.
Cách lựa chọn giá trị cốt lõi của thương hiệu thường bằng cách trả lời 3 câu hỏi: 1. Thương hiệu của chúng ta tồn tại trên đời vì lý do gì 2. Chúng ta cam kết làm điều gì về lâu về dài cho khách hàng. 3. Nếu khách hàng không sử dụng thương hiệu của chúng ta, họ sẽ mất mát điều gì hoặc chúng ta không còn tồn tại nữa? Ví dụ dễ hiểu: Áp dụng những kiến thức trên ta thử phân tích một số slogan hay khẩu hiệu: Jetstar – Giá rẻ hằng ngày, mọi người cùng bay.
  • Jetstar tồn tại vì sứ mệnh giúp mọi người cùng được bay
  • Jetstar cam kết có vé rẻ mỗi ngày
  • Jetstar mất đi thì mất đi cơ hội bay với giá rẻ
Đi trên đường phố Hà Nội mình thấy rất nhiều các slogan có các tiền tố “ Không chỉ là…”, “Hơn cả một …” Đôi lúc chỉ tủm tỉm cười, “ Không chỉ là dầu gội mà còn là sữa tắm cho mèo”, “Không chỉ là một dôi giày mà còn là hung khí”, “Hơn cả tàu phớ, mà còn là tàu hủ” …