Contents

I. Định nghĩa

Đầu tiên cũng nên giới thiệu khái niệm mấy thuật ngữ SEO này chứ nhỉ, Tag là gì? hay Label là gì? Category là gì? để mọi người hiểu vấn đề mình sắp nói nữa

1. Category là gì? hay Categories là gì?

Category hay categories là một chủ đề của website, nằm trên sơ đồ website, nơi chứa những bài viết thuộc chủ đề đó giúp phân loại các bài viết vào các mục riêng biệt.

Category là gì

2. Tag là gì? or Tags là gì? hay Label là gì?

Tag or tags (hay Label trong blogspot) là nơi gộp những bài viết liên quan với nhau ở 1 đặc điểm nào đó vào 1 trang. Chúng không thuộc sơ đồ website (theo hình cây).

Bây giờ nếu coi website là một cái cây thì category là những cành lớn được mọc ra từ thân cây, bài viết là cành và lá cây. Thế tag là cái gì? Nó giống như những cây tầm gửi nối những cành cây với nhau. Thế là tạo thành 1 cái cây to vững chắc chằng chịt kết nối với nhau rồi.

Ví dụ bạn có một website học tiếng Anh. Nếu bạn phân chia sơ đồ website theo kiểu phân loại “tiếng Anh giao tiếp” và “tiếng Anh học thuật” chẳng hạn thì đó sẽ là 2 chủ đề hay 2 categories của website. Tuy nhiên có nhiều cách chia khác như phân chia theo “tiếng Anh nâng cao” và “tiếng Anh cơ bản” chẳng hạn. Rõ ràng bạn không thể đặt chúng vào sơ đồ của website được vì chúng có cả trong “tiếng Anh giao tiếp” và “tiếng Anh học thuật”. Khi đó, tag sẽ có công dụng gom các bài viết thuộc “tiếng Anh nâng cao” và “tiếng Anh cơ bản” lại với nhau.
Lấy ví dụ như vậy bạn có thể thấy ranh giới giữa tag và category rất mong manh. Trong trường hợp trên, chúng hoàn toàn có thể đổi vị trí cho nhau tùy mục đích của người sử dụng.
Tuy nhiên, tag còn rộng hơn thế, chúng không chỉ nằm ở sơ đồ website như category, vì vậy 1 bài viết chỉ có thể thuộc 1 category (nếu phân theo loại như trên) nhưng có thể thuộc rất nhiều tag. Bạn có thể đặt tag lên menu website nhưng không nên cho vào sơ đồ nếu nó gây loạn lắm. Nhìn vào ảnh đầu tiên (vẽ sau khi viết xong bài này), bạn có thể thấy rõ việc thêm tag nó loạn website như thế nào. Đây chính là điều mình muốn phân tích trong bài viết này.

II. Có nên sử dụng Tag hay không?

Category là gì ? Article là gì

SEO tag hay SEO category?

Ta tạm bỏ qua category vì chúng thuộc sơ đồ website rồi, bắt buộc phải có (nếu website bạn có khi dùng WordPress, nếu không có thể dùng tag thay thế). Bắt đầu phân tích cái thằng nhiều người khuyên không cần thiết (không cho google index tag) nhưng lại có thằng vẫn dùng như cơm bữa (đơn cử là thằng này – Chiko). Mình chuyên SEO tag nên có nhiều hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng hiệu quả nhất đây.

1. Không nên dùng nhiều Tag vì chúng làm loãng website?

Đúng. Sử dụng quá nhiều tag chỉ bao gồm 1 bài viết duy nhất hay những tag chỉ bao gồm những bài viết giống nhau sẽ gây loãng website. Lỗi này mình từng dính rất nhiều trước kia, bây giờ đỡ rồi nhưng không phải là đã hết và sẽ không bao giờ hết, lý do sẽ nói sau. Vì thế, nên chọn những tag liên quan và đã hoặc sẽ có bài viết liên quan (có thể ép 1 bài viết khác nhận tag đó)
Tuy nhiên cũng chưa hẳn đã chính xác, bạn chỉ cần 1 tag bao gồm 2 bài viết là được. Tag có những ý nghĩa mà nếu bạn thực sự chăm website sẽ thấy là giúp tăng tốc độ index website và đẩy top khi chưa cần đi link. Nghe có vẻ lạ nhưng cứ tin mình đi. Khi 1 bài viết được liên kết với nhiều tag liên quan, hãy tưởng tượng bài viết sẽ trở thành 1 nút thắt buộc rất nhiều sợi dây vậy. Chỉ cần 1 tag được index hay recrawl thì sẽ góp phần khiến bots chạy đến bài viết và giúp index nhanh hơn. Còn việc giúp đẩy top là ý nghĩa có link nội bộ.

wordpress-cms

2. Một bài viết nên đặt bao nhiêu tags là hợp lý?

Trung bình 1 bài viết của mình có khoảng 10 tag (10 label vì trong blogspot giới hạn cũng chỉ được tối đa tầm đó). Nhưng mà không như bác @seott90 nói là cấp số cộng vậy mà mỗi tag sẽ có những bài liên quan đến nhau và gần như luôn có 1 tag được đặt trong tất cả bài viết. Nó giống như trang chủ vậy, nơi chứa đựng tất cả các bài viết. Đấy đừng đặt nhiều tag quá nó sẽ khiến google nghĩ bạn đang spam link nội bộ, như vậy sẽ không tốt cho người dùng. Website spam internal links sẽ bị penalty đấy. Không phải mình chém bừa đâu. Mình đã từng bị penalty 1 blog khá ngon, khoảng >3k views 1 ngày do spam quá nhiều link nội bộ và không có nhiều ND mà chỉ có video (lấy link nội bộ thay content mà bị phạt nó khổ thế đấy). Đừng dại, lúc bị rồi hối không kịp đâu.

3. Tại sao mình vẫn để nhiều Tags chỉ có 1 bài viết trong khi khuyên mọi người không nên làm vậy?

Đơn giản là do 1 tag có thể hiện tại chỉ có bài viết này có nội dung liên quan nhưng sau này sẽ có thêm những bài viết khác, vì thế không thể chờ đến khi có 2 bài mới tạo tag được. Như vậy sẽ khiến mình quên mất bài viết cũ nữa.
Một lý do thứ 2 mà cũng ít người để ý. Tạo 1 backlink bằng chính link nội bộ vào từ khóa chính của bài viết. Ví dụ ngay bài này, dù sau này không có cái định nghĩa về Category là gì? và Tags là gì? nữa đâu nhưng vẫn sẽ phải tạo 1 Label mang tên vậy để cho google biết bài viết hướng đến từ khóa nào. Cái này mình nghĩ vậy thôi còn làm thế có tác dụng hay không thì vẫn chưa thể dám chắc được.

4. Một trường hợp khá hi hữu khi website của bạn có nhiều tag

Đó là 1 tag hay bài viết nào đó lên top mà không cần backlink, không những chỉ lên mà còn lên cực mạnh, chiếm 1 lượng từ khóa liên quan khá lớn trong khi không SEO gì cả. Do không may hay do may mắn thì không biết nhưng tag đó nhắm đúng từ khóa chính hay là tổng hợp của tất cả những thằng liên quan khiến nó có 1 sức mạnh khá bá đạo mà không tag hay bài viết nào trên website bật được, mặc dù chúng cũng được SEO. Vấn đề này mình cũng không rõ nhưng đã có vài thằng như vậy rồi, có cái chuẩn, có cái muốn del ngay lập tức mà không biết làm sao để biến mất cả.