Chiến lược Marketing dựa trên mẫu tìm kiếm thông tin

Con đường mà doanh nghiệp dự định đi để đến được mục tiêu thì gọi là chiến lược marketing, còn được gọi là chiến lược tiếp thị.

Khi hoạch định chiến lược, người làm marketing phải tìm hiểu kĩ việc tìm kiếm thông tin của khách hàng mục tiêu trước khi mua hàng.

1.Chiến lược duy trì

Người làm Marketing phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối và triển khai quảng cáo để duy trì ổn định khách hàng và chống lại xâm nhập của doanh nghiệp đối thủ.

Chẳng hạn công ty sản xuất nước giải khát và thực phẩm Unif đã triển khai chiến lược duy trì bằng việc tập trung cải tiến hoàn thiện sản phẩm để nói với khách hàng rằng chất lượng sản phẩm của họ luôn ưu việt hơn các loại khác trên thị trường.

2.Chiến lược phá vỡ

Người làm marketing phải tiến hành hoạt động quảng cáo để thu hút sự chú ý nhằm phá vỡ suy nghĩ và quyết định khách hàng.

Chẳng hạn Mì Vua bếp sử dụng hình ảnh “Jan can cook” để gây chú ý cho sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện nhưng chất lượng rất ngon và hương vị độc đáo để kích thích ham muốn được dùng thử sản phẩm của khách hàng.

3.Chiến lược nắm bắt

Triển khai bằng việc quảng cáo hợp giữa đơn vị sản xuất, nhà bán lẻ và điểm mua sắm thông qua không gian trưng bày và sản phẩm quảng cáo một cách phù hợp. Duy trì chất lượng và kênh phân phối phù hợp sẽ là nhân tố chiến lược cần nắm bắt. Bạn nên tìm hiểu thêm chiến lược marketing của Mỹ, Israel.

Chiến lược Marketing dựa trên mẫu tìm kiếm thông tin

4.Chiến lược ngăn chặn

Thực hiện chiến lược để ngăn khách hàng tìm được sản phẩm doanh nghiệp đối thủ. Người làm marketing sử dụng phương tiện truyền thông kết hợp quảng cáo, thiết kế bao bì, kệ bày hàng, mã giảm giá… Việc cải tiến sản phẩm, dùng mẫu sản phẩm miễn phí để tăng tác động đến khách hàng.

5.Chiến lược ưu tiên

Người làm marketing phải tạo ra chiến dịch để quảng bá nhãn hiệu đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều đầu tiên cần làm là định vị thuộc tính quan trọng nhất với khách hàng. Tiếp theo là cung cấp thông tin tại các nguồn phù hợp và tạo động lực cho người bán hàng. Những đơn vị sản xuất lớn như Apply, IBM, Panasonic, Sharp, Sanyo… đều sử dụng chiến lược ưu tiên.

6.Chiến lược chấp nhận

Khá tương tự chiến lược ưu tiên. Tuy nhiên chiến lược này yêu cầu người làm marketing phải tạo được chú ý cho thị trường mục tiêu bằng chương trình quảng cáo rộng rãi và dài hạn. Cập nhật các bài viết hữu ích khác về Chiến lược và cách triển khai digital marketing.