CUSTOMER JOURNEY – HÀNH TRÌNH KHÁCH HÀNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ?

Tôi hiện đang thực hiện một hành trình đầy gian nan mà có lẽ các chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn ai hết. Đây sẽ là giải pháp về giá cho bạn nào suốt ngày than cạnh tranh.

Nếu bạn chỉ bán sản phẩm và than chi phí quảng cáo tăng cao, không đáp ứng được lợi nhuận hay chi phí khác, thì có lẽ bạn nên nhìn lại bạn có bán trải nghiệm cho khách hàng hay không.

Hành trình khách hàng bao gồm những điểm chạm (touch points) mà khách hàng có được, mà tại điểm chạm đó khiến hành vi (behaviors) thay đổi, hay khiến quyết định của họ thay đổi.

Hành trình khách hàng không ai khác do chính bạn là người thiết kế. Chuyên gia tư vấn có thể áp dụng kiến thức hoặc cho bạn tư duy làm đúng và hiểu đúng, hoặc tham gia sâu vào hoạt động doanh nghiệp để chỉ bạn sẽ phải làm như thế nào? Còn cơ bản không ai không hiểu doanh nghiệp mình nhất, ngoài mình.

Trải nghiệm khách hàng & tư vấn thương hiệu là kết quả không xuất phát từ một bộ phận Marketing, Branding hay bất cứ bộ phận đơn lẻ nào trong tổ chức. Nếu chuyên gia có hiểu được, có thể điều đó chỉ tạm dừng lại tại lý thuyết. Phải trực tiếp tay tham gia công việc từng bộ phận, phòng ban để hiểu rõ bản chất công việc của từng người. Trong TH họ không bắt tay xuống tìm hiểu CV của cả: Kho bãi, giao hàng, sales, Marketing, kế toán, HR.

Với Hành Trình Khách Hàng (Customer Journey) – chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ mật thiết với khách hàng tiềm năng một cách có chiến lược sau đó chuyển họ thành người mua hàng và khách hàng trung thành.

Hành trình khách hàng này sẽ đưa khách hàng tiềm năng qua từng bước và trở thành người trả tiền cho bạn. Hãy luôn nhớ rằng, marketing không phải công việc chỉ có một bước. Thực tế, có 8 bước mà trong mỗi bước, bạn cần có những chiến dịch khác nhau để xây dựng mối quan hệ với họ.

Với Hành Trình Khách Hàng (Customer Journey)

Thì có lẽ bạn nên xem lại.

Cuộc chiến bán hàng hay Marketing là cuộc chiến giá trị, không phải cuộc chiến về giá.

Khi bán được một món hàng, phải biết lý do tại sao họ mua của mình. Để họ quyết định vì giá rẻ hơn, trong điều kiện các sản phẩm có lí tính ngang nhau, thì có gì hay. Nếu không bán được, thì nghỉ đi, làm Marketing & Sales làm gì.

Marketing, kinh doanh cốt yếu đơn giản xoay quanh việc hiểu, nắm bắt và dự đoán tâm lý, nhu cầu khách hàng để đưa ra các chiến lược, thủ thuật hiệu quả. Bán lẻ thực sự là một ngành công nghiệp năng động và đòi hỏi sự chủ động, tìm tòi rất cao. Dành thời gian quan sát hành vi mua hàng của khách hàng tại cửa hàng, chịu khó đi mua hàng nhiều nhiều và lắng nghe tâm tư của họ, chắc chắn hành trình chuyên nghiệp hóa và nâng cao trải nghiệm mua sắm còn rất nhiều điều để học hỏi và thú vị để viết.