Quảng cáo và PR là những lĩnh vực khác nhau, nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai lĩnh vực này là một, việc xây dựng thương hiệu trong hai lĩnh vực có vai trò rất lớn. Tầm quan trọng của chúng cũng giống như câu nói: “Quảng cáo là gió – PR là mặt trời“.

Việc phân loại hai lĩnh vực trên không khó, để tránh nhầm lẫn trong việc phát triển thương hiệu của tổ chức, công ty hãy phân loại một cách rõ ràng và sử dụng đúng thời điểm.

1. Sáng tạo nội dung

Người trả tiền để thực hiện quảng cáo từ công ty quảng cáo có quyền sáng tạo nội dung quảng cáo theo ý thích, không bị ràng buộc bởi nguyên nhân nào khác. Riêng đối với PR, không thể điều khiển, kiểm soát báo chí, cơ quan truyền thông đăng tải thông tin về doanh nghiệp, tổ chức. Đây là điểm khác nhau cơ bản.

2. Thời gian

Trong thời gian quảng cáo, những thông điệp quảng cáo có hiệu quả có thể được nhà quảng cáo đăng tải lại nhiều lần cho khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó, với hình thức PR việc thông tin chỉ được đăng tải một lần và duy nhất, không có tờ báo nào cung cấp thông tin cho độc giả lặp đi lặp lại nhiều lần và thông tin đó có nội dung cũ.

Phân biệt sự khác nhau giữa quảng cáo và PR

3. Tư duy của khách hàng

Mọi hình thức quảng cáo như quảng cáo google adwords hay quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng đều được người dùng chọn lọc kĩ, khách hàng biết rõ tổ chức, công ty trả tiền để quảng cáo vì vậy sự cân nhắc về uy tín và thương hiệu là rõ ràng nhằm có sự lựa chọn đúng đắn cho sản phẩm, dịch vụ nào đó.

Riêng PR xuất hiện trên tivi, báo chí thường được sự đón nhận lớn hơn, khi các tin tức thông tin đến một cách tự nhiên và hiệu quả người dùng sẽ xem xét và cho rằng sản phẩm, dịch vụ không trả tiền để quảng cáo. Tính hiệu quả và độc lập từ tin tức giúp mang lại uy tín hơn so với hình thức quảng cáo khác.

4. Phong cách viết bài

Nếu một người dùng thông minh họ sẽ dễ dàng nhận ra bài viết này là quảng cáo hay PR. Lối viết bài của quảng cáo thường ngắn gọn, súc tích và biểu cảm cao hơn, đơn giản là kêu gọi hành động ủng hộ hoặc mua hàng hóa, dịch vụ nào đó.

Một bài viết của PR thường dài hơn, lời văn phong phú và thể hiện sự nghiêm túc trong việc giới thiệu về doanh nghiệp hay tổ chức, nếu tinh ý người đọc mới nhận ra hình thức PR cho bài viết này.

Trên đây chỉ là một số cách đơn giản để phân biệt quảng cáo và PR, phân biệt hai hình thức trên giúp tổ chức, doanh nghiệp, công ty quảng cáo định hướng cách làm trong phát triển thương hiệu vào từng thời điểm và tùy thuộc tình hình tài chính.