Theo các chuyên viên sửa chữa ĐTDĐ thì hiện tượng bị chai pin là do hầu hết người dùng chưa sử dụng đúng cách như sạc không đầy hoàn toàn, sạc quá lâu và sạc theo quán tính…các lí do trên đều là sạc pin không đúng cách và làm ảnh hưởng đến tuôi thọ của pin.

Pin sạc đúng cách

 

 

Ngoài ra tuổi thọ của pin cũng sẽ giảm dần qua quá trình sử dụng. Người dùng nên hạn chế số lần sạc cũng như không để tình trạng can pin rồi mới sạc. Sau một số lần sạc tùy theo từng loại pin, dung lượng tối đa của pin sẽ giảm xuống mức 80% so với ban đầu. Vì thế người chăm sạc hay để sạc qua đêm nhiều sẽ phải mua pin mới sớm hơn người sạc định kì.

 Thường thì mặt sau của pin sẽ cho chúng ta biết là loại pin gì. Cụ thể là dung lượng pin sẽ bị giảm đi: 20% sau 300 – 500 lần sạc với Pin Ni-MH (được chế tạo từ Nickel Metal Hydride) và Pin Li-Po (Lithium ion Polymer).

 20% sau 500 – 1000 lần sạc với Pin Li-ion (Lithium ion)

Điện thoại có thể dùng liên tục

80% sau 1500 lần sạc với Pin Ni-Cad (được chế tạo từ Nickel và Cadmium)

Pin Li-ion được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên các thiết bị di động hiện nay vì độ bền cao. Pin Li-Po vẫn còn được sử dụng, chủ yếu là các model điện thoại giá rẻ và cũng đã ít dần, còn lại không đem đến hiệu quả cao cũng như kém bền nên ít hoặc không được đề cập đến. Tuổi thọ của pin còn phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng và bảo quản.

Để lâu chai pin chúng ta phải để ý đến những cách sạc pin:

 Đối với điện thoại khi mới mua: Pin nên được sạc 3 lần đầu tiên 8 tiếng trước khi sử dụng (sau khi mua máy về nên sạc lần đầu cho đủ 8 tiếng, lần 2 và 3 cũng tương tự), thao tác này giúp cho pin được “no” hoàn toàn, các lần tiếp theo chỉ sạc đến khi máy báo đầy thì rút điện (khoảng 1 – 3 giờ sẽ đầy, tùy từng dung lượng pin của mỗi máy sẽ có thời gian sạc khác nhau).

Đối với máy đang sử dụng: Pin nên được sạc khi máy báo yếu hoặc còn dưới 10% (không phải vạch pin cuối cùng) và không nên cho máy tắt hoàn toàn mới sạc. Thêm nữa là khi đang sạc dở dang, chưa đầy pin mà ta rút ra cũng không tốt. Không sạc điện thoại “qua đêm”, máy báo đầy thì “rút ra”.

sac-pin-dien-thoai-2

Để pin được sử dụng lâu và bền cần chú ý đến cách bảo quản:

Khi không sử dụng thường xuyên, cần tháo pin ra khỏi máy cất giữ nơi khô mát, tránh các khu vực có nhiệt độ cao (để điện thoại trong cốp xe, gần khe tản nhiệt laptop …) và thực hiện xả – sạc pin định kỳ 3 tháng 1 lần. Pin lâu ngày không hoạt động, không được xả và sạc, pin sẽ mất khả năng tích tụ năng lượng.

Hướng dẫn xả – sạc pin: sử dụng pin cho đến khi gần hết (máy báo yếu vẫn tiếp tục dùng đến mức có thể/ còn khoảng 3 – 5%) thì sạc pin như bình thường đến khi điện thoại báo đầy pin thì rút sạc ra, chờ 5 đến 10 phút, sau đó cắm lại và tiếp tục sạc. Cứ làm như vậy trong 3 lần hoặc hơn. Cách làm này hãy áp dụng cho pin đang sử dụng / pin cất giữ lâu ngày.

Thói quen sử dụng điện thoại cũng góp phần làm “pin mất zin”. Khi không cần thiết nên tắt các kết nối trên điện thoại như 3G, Wifi, Router Wifi (tính năng chia sẻ 3G cho các thiết bị khác dùng như Modem Wifi)… nhất là các điện thoại có hệ điều hành hiện nay, làm cho pin hoạt động với nhiệt độ cao dẫn đến tình trạng “Pin phù”.