22 Quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu do Quân Phụ Khoa – Người làm Content Marketing nổi tiếng của Admicro chia sẻ trên Facebook của anh.
Tôi nhìn vào 22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu, và có nhiều câu hỏi vẫn cần thêm lời giải đáp:
1. Quy luật mở rộng thương hiệu: “Sức mạnh của một thương hiệu tỷ lệ nghịch với quy mô của nó”
Phải chăng khi phát triển thêm mảng content marketing, chúng ta sẽ bị suy yếu trên thị trường quảng cáo trực tuyến?
2. Quy luật hướng tâm: “Một thương hiệu trở nên mạnh hơn khi được thu hẹp trọng tâm”
Phải chăng chúng ta nên giữ trọng tâm của mình theo thị trường quảng cáo trực tuyến mà thôi?
3. Quy luật quảng bá: “Thương hiệu ra đời nhờ sự quảng bá, chứ không phải quảng cáo”
Phải chăng quy luật này là lối thoát cho content marketing?
4. Quy luật quảng cáo: “Một khi đã chào đời, thương hiệu cần được quảng cáo để thêm vững mạnh”
Phải chăng đây là quy luật để quảng cáo trực tuyến không thể suy yếu?
5. Quy luật từ khóa: “Một thương hiệu phải nỗ lực làm chủ một cụm từ nào đó trong tâm thức người tiêu dùng”
Liệu chúng ta có thể sở hữu nhiều hơn một từ không?
6. Quy luật tín nhiệm: “Yếu tố then chốt quyết định sự thành công của một thương hiệu là lời tuyên bố về sự đáng tin cậy và “xịn” của nó”
Nên chăng hãy bắt đầu thêm một tuyên bố tin cậy cho content marketing?
7. Quy luật chất lượng: “Chất lượng rất quan trọng, nhưng các thương hiệu không phải được tạo dựng chỉ bằng mỗi chất lượng”
Cần có những tuyệt kỹ nào khác ngoài tuyên bố chất lượng?
8. Quy luật dòng sản phẩm: “Một thương hiệu hàng đầu nên đề cao dòng sản phẩm chứ không phải thương hiệu”
Phải chăng cần song hành thúc đẩy cả xu hướng content marketing để cùng nhau tiến lên?
9. Quy luật tên hiệu: “Về lâu dài một thương hiệu không là gì khác hơn ngoài một cái tên”
Cái tên sau này của chúng ta phải là gì để bao hàm hết mọi thứ?
10. Quy luật các thương hiệu mở rộng: “Cách dễ nhất để hủy diệt một thương hiệu là gắn tên nó lên mọi thứ”
Liệu chúng ta có mắc vào cái bẫy này không?
11. Quy luật phường hội: “Để xây dựng một dòng sản phẩm, các thương hiệu nên biết hoan nghênh các thương hiệu khác”
Phải chăng đã đến lúc tìm người để cùng ca tụng nhau?
12. Quy luật tên chung: “Một trong những con đường nhanh nhất dẫn đến thất bại là đặt cho thương hiệu một tái tên khái quát chung chung”
Nếu phải đặt tên mới, nó sẽ phải là gì?
13. Quy luật công ty: “Thương hiệu là thương hiệu, công ty là công ty. Có sự khác nhau đấy”
Dường như đã đến lúc cần thêm một thương hiệu?
14. Quy luật các thương hiệu phụ: “Những thành quả do việc xây dựng thương hiệu tạo ra có thể bị các thương hiệu phụ phá hủy”
Phải chăng là một lời cảnh báo đừng để tên là Admicro Content Marketing?
15. Quy luật các thương hiệu chị em: “Tung ra thị trường một thương hiệu thứ hai đúng lúc và đúng nơi”
Đã đến thời điểm phù hợp để đưa ra lựa chọn chưa?
16. Quy luật kiểu dáng: “Logo của một thương hiệu nên được thiết kế cho vừa mắt, vừa cả hai mắt”
Nếu cần thêm logo mới, sẽ là cái gì?
17. Quy luật màu sắc: “Một thương hiệu nên dùng màu sắc trái ngược với màu sắc của thương hiệu cạnh tranh”
Chọn màu gì bây giờ?
18. Quy luật biên giới: “Đối với một thương hiệu tầm cỡ quốc tế, không có biên giới nào cả. Một thương hiệu không nên biết đến biên giới”
Biên giới của chúng ta là đâu?
19. Quy luật đồng bộ: “Xây dựng một thương hiệu không chỉ trong ngày một ngày hai. Thành công được đánh giá sau mấy chục năm chứ không chỉ vài năm”
Có vẻ như chúng ta cần nhiều hơn một thế hệ?
20. Quy luật thay đổi: “Các thương hiệu có thể thay đổi, nhưng không thường xuyên, và việc này phải được thực hiện thật cẩn thận”
Nếu phải thay đổi, chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu?
21. Quy luật “Sinh lão bệnh tử”: “Không có thương hiệu nào sống mãi. Một cái chết êm ái thường là giải pháp tốt nhất”
Nếu không làm được, chúng ta sẽ kết liễu nó thật êm ái nhé?
22. Quy luật đặc thù: “Khía cạnh quan trọng nhất của một thương hiệu là tính chất đặc thù của nó”
Tính chất đặc thù của chúng ta là gì? Và sẽ là gì
Quy luật bất biến thứ 23: hãy tự mình tạo ra một thương hiệu và làm nó nổi tiếng, những cái còn lại là chém gió