Tôi chưa bao giờ đánh giá kinh nghiệm của một ứng viên thông qua bằng cấp của họ. Cái tôi quan tâm là họ có thể đưa ra một cái nhìn tổng thể và những kinh nghiệm SEO thực tế.
Kinh nghiệm thực tế có nghĩa là nhiều hơn một năm làm việc. Trên thực tế, điều này cũng có thể gây hiểu nhầm. Một người mới chỉ có một năm kinh nghiệm có thể có nhiều kiến thức hơn người có nhiều năm kinh nghiệm, điều đó có nghĩa là cần phải có một cách khác để đo lường kinh nghiệm làm việc thực tế của ứng viên. Những câu hỏi sau được thiết kế để làm điều này.
1. Điều gì khiến bạn quan tâm khi đăng tuyển vị trí này?
Đây là câu hỏi yêu thích của tôi vì nó ảnh hưởng đến lý do tại sao họ đang ở đây. Câu trả lời có thể được mở rộng khi họ thảo luận về kiến thức hoặc kinh nghiệm của họ trong SEO. Hoặc họ có thể có một chút nền tảng về SEO nhưng quan tâm rất đến nhiều công việc và muốn thử thách với công việc của bạn.
2. Bạn đã học và thực hành SEO được bao lâu?
Tôi nhận thấy rằng nhiều năm kinh nghiệm SEO ít liên quan đến kiến thức thực tế của một ứng viên. Tuy nhiên, đây là một câu hỏi hay để đánh giá thời gian họ đã làm SEO và những gì nó mang lại cho họ.
3. Bạn nghĩ sao với kinh nghiệm của bạn có thể mang lại lợi ích cho chúng tôi?
Bạn muốn biết cái giá mà một ứng viên sẽ mang lại cho công ty của bạn. Nếu họ không biết giá trị mà họ mang lại, có lẽ họ không có nhiều giá trị để mang lại cho công ty bạn.
4. Hãy mô tả công việc marketing digital hay ước mơ của bạn
Hãy để ứng viên cho bạn biết chính xác họ muốn làm gì mỗi ngày để xem nó có giống với những gì họ sẽ làm cho bạn. Nếu ước mơ này có ít điểm chung với công việc bạn đang tuyển dụng, bạn có thể thêm ứng viên này vào danh sách “Không”. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy họ phù hợp, bạn có thể cân nhắc họ.
5. Trong SEO bạn thích điều gì? Tại sao bạn làm nó để kiếm sống?
Đây là câu hỏi để đánh giá kinh nghiệm của ứng viên trong lĩnh vực này. Nếu họ không thích SEO, có lẽ công việc này chỉ là tạm thời với họ và họ sẽ tìm một công việc khác phù hợp hơn.
6. Với bạn một ngày hoặc một tuần sẽ như thế nào?
Đây là nơi mà ứng viên phác thảo những gì họ mong đợi ở công việc của họ hoặc công việc hiện tại của họ như thế nào. Khi đó bạn sẽ thấy được ứng viên đó có hài lòng với những gì họ đang làm hay không.
7. Một điều bạn mong muốn làm mỗi ngày với công việc hiện tại của bạn là gì?
Với câu hỏi này bạn muốn đảm bảo rằng những gì họ mong muốn nhất trong công việc là điều họ đang mong muốn làm khi làm việc cho bạn.
8. Lĩnh vực chuyên môn của bạn hay có điều gì đó bạn đặc biệt quan tâm khi nói đến SEO?
Với câu hỏi này và câu trả lời của ứng viên bạn có thể đánh giá được liệu bạn có thể cung cấp cơ hội đó cho họ.
9. Kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO cụ thể của bạn là gì?
Đây là trải nghiệm của họ về SEO và các lĩnh vực có liên quan của nó. Bạn không tìm kiếm một chuyên gia trong tất cả lĩnh vực, cái mà bạn đang tìm kiếm là xem kinh nghiệm và năng lực của họ là gì.
10. Với thang điểm từ 1 đến 10, bạn đánh giá mình ở thang điểm bao nhiêu?
Tôi thích loại câu hỏi này. Dựa vào câu hỏi này, bạn sẽ có đánh giá riêng của bạn về kỹ năng và kinh nghiệm của họ. Hãy xem liệu họ có phù hợp với những gì họ nghĩ. Nếu ứng viên đánh giá bản thân quá cao, sau này bạn có thể sẽ gặp phải một vài vấn đề.
11. Bạn cần phải làm gì để đạt được cấp độ tiếp theo?
Giả sử họ không đánh giá ở thang điểm 10 trong câu hỏi trên, luôn có chỗ cho sự cải tiến. Đây là nơi bạn tìm hiểu liệu họ dành bao nhiêu nỗ lực để phát triển bản thân họ. Nó cũng đặt ra thách thức để họ đạt được nó.
12. Bạn giải quyết công việc như thế nào?
Tìm hiểu một chút về quá trình của ứng viên khi giải quyết các nhiệm vụ SEO. Từ đó bạn có thể đánh giá chính xác thái độ của họ với công việc được giao.
13. Loại trang web bạn đã làm việc và ở mức độ nào?
Câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về công việc họ đã làm trước đây. Họ có thể đưa ra một vài trang web để bạn xem, trình bày kết quả cụ thể và vạch ra cách thức tương tác của họ đã giúp đạt được những kết quả đó.
14. Bạn có kinh nghiệm với ngôn ngữ lập trình nào?
Họ có thể biết nhiều hơn về một ngôn ngữ nhưng mức độ sâu về kinh nghiệm và hiểu biết của họ với từng loại ngôn ngữ. Những kiến thức này có thể giúp bạn đánh giá giá trị tổng thể của họ đối với doanh nghiệp của bạn.
15. Bạn có kinh nghiệm với loại CMS nào?
Với câu hỏi này bạn muốn biết những hệ thống cụ thể mà họ đã có kinh nghiệm ở mức độ nào. Một ứng viên giỏi sẽ có kinh nghiệm với nhiều CMS khác nhau, thậm chí họ có thể thích một hệ thống CMS cụ thể nhất.
16. Bạn sử dụng công cụ SEO nào và tại sao?
Mỗi SEO có công cụ yêu thích của riêng họ. Chúng có thể hoặc không phải là những công cụ bạn sử dụng nhưng đây là một cơ hội tốt để tìm ra lý do tại sao họ lựa chọn công cụ đó. Bạn cũng muốn xem liệu họ có thể thực hiện công việc của mình hiệu quả hơn nếu công cụ đó không tồn tại nữa hay không.
17. Bạn có kỹ năng kỹ thuật SEO nào?
Một ứng viên có thể chỉ có khả năng thực hiện đánh giá và đưa ra các khuyến cáo hoặc họ có thể thực hiện các khuyến cáo của mình? Không phải mọi SEO đều có trình độ của một nhà phát triển nhưng họ cần phải có một vài kỹ năng kỹ thuật SEO để có thể áp dụng.
18. Bạn có kỹ năng non-technical nào liên quan đến SEO?
Ứng viên có thể viết các bài viết đăng tải trên blog? Họ có quan tâm đến việc tìm ra các liên kết xấu? Họ giỏi làm việc với các nhà phát triển khác để xem mọi thứ?
Có rất nhiều kỹ năng non-technical có giá trị cho SEO. Đây là nơi ứng viên cho bạn biết họ làm gì và tại sao họ lại quan trọng.
19. Kinh nghiệm cụ thể của bạn với phương tiện truyền thông xã hội, phát triển nội dung và phân tích là gì?
Bạn muốn biết kinh nghiệm của ứng cử viên ngoài lĩnh vực SEO. Mặc dù bạn không thuê ai đó cho những vị trí khác, có thể có những thời điểm mà một số công việc đó cần phải được thực hiện bởi SEO. Trình độ của họ về các lĩnh vực này có thể mang lại lợi ích cho họ. Nhưng hãy cẩn thận, nếu trình độ của họ ở các lĩnh vực khác là đáng chú ý, nó có thể đi kèm với các chi phí cho các kỹ năng SEO của họ.
20. Bạn có kinh nghiệm gì với việc xây dựng liên kết?
Trừ khi bạn có hẳn một nhà xây dựng liên kết riêng, đây là một lĩnh vực mà SEO nên chứng minh cả kiến thức và kỹ năng của họ. Bạn muốn nghe chiến lược xây dựng liên kết của họ, đây là câu hỏi sẽ giúp bạn hiểu thêm về kinh nghiệm của họ.
21. Kinh nghiệm của bạn là gì với việc sáng tạo nội dung?
Cho dù ứng viên này đã không thành công với nội dung nhưng họ cũng nên có một số kiến thức và kinh nghiệm để làm nó. Hãy phác thảo những gì họ đã làm trong quá khứ và kết quả cho sự nỗ lực của họ.
22. Bạn đã sử dụng dữ liệu có cấu trúc như thế nào để kiếm featured snippets?
Dữ liệu có cấu trúc ngày càng trở nên quan trọng đối với SEO. Hãy để ứng viên cho bạn biết họ đã sử dụng schema và cho bạn nhìn thấy kết quả.
23. Bạn đã bao giờ audit SEO?
Trừ khi họ là một ứng viên mới, với một ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm họ nên thực hiện audit một trang web. Sử dụng câu hỏi này để thảo luận về những gì họ tìm kiếm khi audit.
24. Bạn đã từng thiết lập Analytics? Ở mức độ nào?
Việc có thể thiết lập tài khoản Google Analytics không bắt buộc phải có kiến thức về SEO nhưng đó là một kỹ năng có giá trị cho người dùng. Bạn muốn biết liệu họ có thể làm gì hơn ngoài việc cài đặt chẳng hạn như thiệt lập các mục tiêu và theo dõi các hoạt động khác trong tài khoản Analytics.
25. Cách để duy trì một trang web trong chỉ mục của Google là gì? Bạn sử dụng nó khi nào?
Có nhiều cách để thực hiện việc này. Họ nên phác thảo các phương pháp khác nhau khi trả lời câu hỏi này. Đây là một cơ hội để tìm ra lý do tại sao họ sẽ dùng nó và sử dụng trong tình huống nào.
26. Bạn đã bao giờ xây dựng công cụ của riêng bạn để hỗ trợ cho các nỗ lực SEO của bạn?
Hầu hết SEO đều không đủ khả năng để xây dựng công cụ của riêng họ do đó đừng lo lắng nếu họ không có. Nhưng nếu câu trả lời là có, hãy tìm ra những công cụ họ đã làm và liệu họ có mang theo những công cụ đó với họ hay không.
27. Liệu bạn có thể xây dựng một công cụ hiện nay chưa tồn tại, nó sẽ làm gì?
Mọi SEO đều có thể tạo ra một công cụ của họ, họ cần phải có một số ý tưởng cho các công cụ họ muốn xây dựng mà hiện không tồn tại. Câu trả lời này có thể cung cấp cho bạn cái nhìn sâu hơn vào nhiều lĩnh vực kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng của SEO.
28. Với một trang web thương mại điện tử tầm trung. Bạn nghĩ hàng tháng bạn cần bao nhiêu giờ để chiến dịch marketing digital thành công?
Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng để ứng viên vạch ra những yếu tố đó và thực hiện một câu trả lời. Dựa trên các yếu tố mà họ phác thảo, số giờ nên nằm trong phạm vi hợp lý.
29. Với các khách hàng khác nhau bạn sẽ thích ứng với nhu cầu của họ như thế nào?
Câu hỏi này liên quan đến tổ chức nhưng điều đó cũng có thể rất quan trọng đối với SEO in-house. Bạn cũng nên tìm hiểu xem liệu ứng viên này có thể xử lý việc này như thế nào.
30. Bạn có thường xuyên liên hệ với khách hàng không?
Đây là câu hỏi để bạn biết ứng viên của bạn có kinh nghiệm giao tiếp với khách hàng hay không. Kỹ năng giao tiếp có thể không quan trọng đối với SEO nhưng hầu như nó luôn quan trọng đối với mọi vị trí.
31. Bạn làm gì khi bạn không thể thực hiện một đề xuất quan trọng?
Câu hỏi này là đánh giá cả tính khí và kỹ năng giải quyết vấn đề. Tìm hiểu cách họ phản ứng, người mà họ đổ lỗi và họ sẽ làm gì tiếp theo. Điều này có thể cung cấp cho bạn thông tin chi tiế về cách ứng viên chịu trách nhiệm về những thứ ngoài tầm kiểm soát của họ.
32. Bạn tuân thủ các nguyên tắc của Google như thế nào?
Bạn có thể hoặc không quan tâm đến các nguyên tắc của Google nhưng mỗi SEO đều có ý kiến về chúng. Bạn muốn biết liệu việc tuân thủ các nguyên tắc của Google có phải là một trở ngại hay là trợ giúp cho công việc bạn muốn thực hiện.
33. Bạn đặt trọng số bao nhiêu khi phát ngôn viên của Google nói về thuật toán của họ?
SEO đặt trọng số khác nhau về những phát ngôn viên của Google. Với câu hỏi này, nó sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về suy nghĩ của họ và cách họ làm việc.
34. Bạn đã bao giờ lấy lại một trang web khỏi hình phạt Google? Làm thế nào để bạn xác định nó bị phạt và bạn làm gì để khắc phục nó?
Hầu như mọi SEO đã gặp phải tình huống là một trang web bị rơi vào hình phạt của Google. Câu trả lời của ứng viên cho câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm hiểu về các kỹ năng đánh giá cũng như khả năng của họ để khắc phục các vấn đề của người khác.
35. Bạn đã bao giờ chịu trách nhiệm về một trang web bị Google phạt? Bạn đã học được gì từ điều đó?
Đừng lo lắng nếu họ nói là có. Bị phạt có thể là một bước ngoặt trong sự nghiệp của họ. Hãy tìm hiểu xem ứng viên đã làm gì trong hoàn cảnh này, họ đảo ngược hình phạt đó như thế nào và họ làm gì để ngăn chặn nó không xảy ra lần nữa. sử dụng thông tin đó để đánh giá rủi ro của họ với công ty bạn.
36. Hãy cho tôi biết sai lầm SEO lớn nhất của bạn là gì, kết quả là gì và bạn đã làm gì với nó?
Ngoài việc trang web bị phạt, ứng viên có thể thành thật về sự vội vã thực sự đáng xấu hổ. Hãy cho họ nói về những gì họ đã làm sai và những gì đã xảy ra sau đó.
37. Thành công lớn nhất của bạn về SEO là gì?
Câu hỏi này để bạn xem xét chiều sâu sự thành công thực sự của ứng viên.
38. Bạn sử dụng thước đo nào để đo lường sự thành công của SEO?
Đây là một trong những câu hỏi quan trọng nhất. Cuối cùng bạn muốn đảm bảo rằng ứng viên đang xem xét các thứơc đo thực sự có ý nghĩa và tạo ra sự khác biệt chứ không phải là những chỉ số hời hợt giúp họ cảm thấy tốt về bản thân.
39. Bạn có thể đưa cho tôi một số báo cáo mẫu mà bạn cung cấp cho khách hàng không?
Ngoài việc kiểm tra trang web mà bạn đã yêu cầu ở trên, bạn muốn có được một bản báo cáo khác mà ứng viên đã đặt ra cho các khách hàng hoặc ông chủ của họ. Báo cáo này sẽ cung cấp cho bạn một đánh giá bổ sung.
40. Nếu bạn điều hành tổ chức của riêng bạn, hãy chọn 2 trong số 3 mô tả tốt nhất về cách bạn hoạt đông: nhanh chóng, chất lượng hoặc chi phí thấp.
Đây là một câu hỏi. Không có câu trả lời sai nhưng nó có thể cho bạn biết rất nhiều về tinh thần của ứng viên và cách họ làm việc. Điều này sẽ ăn sâu vào cách họ thực hiện công việc mà họ làm cho bạn.
41. Nếu SEO không phải là một thứ, bạn nghĩ bạn sẽ làm gì để thay thế?
Đây là một câu hỏi cung cấp cho bạn một số cái nhìn sâu hơn vào những thứ mà ứng viên thích làm. Thường thì bạn sẽ thấy các kỹ năng cần thiết họ sẽ làm để mang lại thành công cho công việc SEO của họ.
Tóm lại
Việc hiểu kinh nghiệm của ứng viên là rất quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Bạn có thể không cần phải hỏi từng câu hỏi đặt ra ở đây cho từng ứng viên nhưng bạn cần phải hỏi đủ để cung cấp cho bạn hiểu biết thỏa đáng về kinh nghiệm trong thế giới thực của ứng viên.
Bạn càng có nhiều kiến thức về trải nghiệm của mình thì càng tốt. Tiếp tục đặt câu hỏi cho đến khi bạn hài lòng liệu ứng viên đó sẽ là một sự bổ sung tốt cho công ty của bạn hay không.