Chi phí quảng cáo nhiều không có nghĩa lợi nhuận sẽ đi đều theo. Cũng như Facebook ngày càng cho ra mắt nhiều tính năng mới và không phải ai cũng biết tối ưu những điều đó để biến chi phí thành lợi nhuận. Dưới đây là 8 kinh nghiệm đúc kết từ các chuyên gia giúp các bạn tối ưu được chiến dịch Facebook Ads của mình:
1. Sử dụng Facebook Lead Ads:
Một trong những tính năng quảng cáo mới của Facebook gần đây đó là Lead Ads. Tính năng này cho phép bạn thu thập thông tin của khách hàng tiềm năng ngay trên Faccebook mà không cần phải chuyển sang một bên thứ 3 hay một trang đích khác.
Facebook Lead Ads
Theo thống kê từ một số người quảng cáo, họ cho rằng sử dụng Lead Ads giúp họ giảm CPL (Cost per Lead – Chi phí trên một khách hàng tiềm năng) đến 4 lần.
Hướng dẫn tạo Facebook Lead Ads:
1. Tạo chiến dịch (campaign) mới và chọn mục “Lead Generation”
2. Tiếp tục thực hiện tương tự như những campaign trước.
3. Tạo bản đơn điền thông tin khách hàng tiềm năng tại advert level
4. Chọn những câu hỏi bạn cần để thu thập thông tin, ngoài ra có mục để chọn 3 câu không bắt buộc
5. Liên kết đến chính sách bảo mật của bạn.
6. Tuỳ chỉnh bản đơn
7. Kiểm tra lại và tạo bản đơn.
Bây giờ bạn đã sẵn sàng bắt đầu tính năng quảng cáo mới của Facebook- Lead Ads.
2. Báo cáo và phân tích:
Dựa vào báo cáo các bạn có thể tìm ra những sai sót cũng như những bài học thành công để cải thiện chiến dịch của mình. Một trong những phần quan trọng nhất trong báo cáo đó là phần “Breakdown” .
– Quảng cáo hiển thị trên điện thoại của bạn có hiệu quả?
– Nhóm đối tượng nào có CPA cao nhất?
– Khu vực nào kém hiệu quả trong việc đem đơn hàng về?
– Giới tính có liên quan đến kết quả chiến dịch không nhỉ?
Những câu hỏi tương tự như trên có thể được trả lời khi sử dụng “Breakdown”.
Trong ví dụ trên, quảng cáo trên instagram tỉ lệ chuyển đổi hơn đến gần 500% so với quảng cáo hiển thị trên điện thoại. Khi thấy điều này, ta nên tăng lượng tiền cho Instagram và giảm quảng cáo hiển thị trên điện thoại để tối ưu được chi phí.
3. Mô hình phân bổ quảng cáo
Hiểu được cách phân bổ rất quan trọng để có thể tăng lượt view và tỉ lệ chuyển đổi thành khách hàng. Mô hình này cho bạn theo dõi cách người dùng tương tác với trang – nguồn nào mang họ đến trang, lúc nào họ thoát trang và mất bao lâu để họ thực hiện chuyển đổi.
Khi hiểu rõ những điều này, bạn sẽ có thêm những lập luận, giả thiết để biết rằng quảng cáo của mình hiệu quả hay không.
Để mở tính năng này, trong ‘Manage Adverts’, mở những tuỳ chọn trong ‘Columns’ >
‘Customize Columns…’ > ‘ChangeAttribution Window’.
4. Kết nối với Instagram
Sau một thời gian dài chuẩn bị ra mắt và thử nghiệm thì Instagram Ads đã cho phép người sử dụng ở Việt Nam bắt đầu tạo quảng cáo từ ngày 14/10/2015.
Quảng cáo trên Instagram thì sao ? Với một cộng đồng hơn 400 triệu người sử dụng, Instagram hiện là là một trong những mạng xã hội cực lớn mạng và hứa hẹn sẽ là nền tảng quảng cáo di động lớn nhất thế giới.
Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh,… thì Instagram không còn gì xa lạ nữa, họ xài Instagram như mình sử dụng Facebook, vì vậy quảng cáo trên Instagram sẽ là cơ hội lớn cho những bạn đang kiếm tiền trên mạng, đặc biệt là mảng affiliate marketing với các thị trường này.
Còn đối với thị trường Việt Nam, Instagram đang từng bước du nhập hóa, tuy lượng người sử dụng không đông đảo bằng Facebook nhưng cũng đã tương đối, tập trung ở giới trẻ, phù hợp cho các cá nhân, doanh nghiệp quảng bá các loại mặt hàng phù hợp với lứa tuổi này.
Dù bạn đang kinh doanh ở thị trường nước ngoài hay Việt Nam thì quảng cáo trên Instagram (Instagram ads) là hình thức quảng bá mà bạn KHÔNG THỂ BỎ QUA.
Instgram đã cho nhiều thương hiệu lớn thử nghiệm Instagram Ads và mang lại nhiều hiệu quả rất cao, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều câu chuyện thành công ở đây. Năm ngoài, lượng người dùng Instagram tăng đột biến 50%.
5. Tận dụng Lookalike Audiences
Lookalike Audiences là một tính năng Facebook sẽ tìm ra những người xem tương tự như những khách hàng hay người xem hiện tại của bạn. Điều này có nghĩa rằng, bạn sẽ đỡ tốn công tìm kiếm những người xem khác và lọc họ lại.
Những người dùng từ danh sách email của bạn, phân khúc bạn chọn trong Facebook Pixel hay những mục tiêu chuyển đổi bạn đặt ra. Sau đó Facebook sẽ tìm kiếm những người dùng có những điểm tương đồng như bạn đặt ra, ví dụ như: nhân khẩu học, sở thích, thái độ, … Sau đó Facebook tạo thành một danh sách và gửi cho bạn.
6. Lưu ý về lựa chọn địa điểm:
Rất nhiều người bỏ qua phần lựa chọn địa điểm, điều này làm chi phí đội lên khá cao trong khi đơn hàng lại không về.
Hãy thử vào Facebook Insight của mình, xem xét những đối tượng tiếp cận trang của bạn đến từ những địa phương nào, hãy cân nhắc bỏ những địa phương có lượt chuyển đổi quá thấp.
7. Trò chuyện bằng ngôn ngữ của chính khách hàng:
Với những tính năng phân tích của Facebook, bạn có thể hiểu được phần nào đối tượng bạn nhắm tới là những ai (về sở thích, quan tâm,thái độ, …) Từ đó hãy xây dựng content bằng chính ngôn ngữ của nhóm đối tượng đó.
Bạn không thể dùng ngôn ngữ teen teen cho nhóm đối tượng quá lớn tuổi, đó là ngôn ngữ của bạn chứ không phải của họ. Ngược lại, đừng quá nghiêm túc khi bán hàng cho những nhóm đối tượng học sinh.
8. Remarketing:
Tất cả Digital Marketers đều biết và phải biết tầm ảnh hưởng của remarketing, nên đừng bỏ sót tính năng này nhé.
Remarketing Search: quảng cáo nhắm tới đối tượng đã từng bấm vào quảng cáo của bạn khi tìm kiếm trên Google, sau đó tiếp tục search. Những người tìm kiếm lần đầu có thể chưa mua vì đang khảo giá. Nhưng sau vài ngày, nếu họ tiếp tục tìm kiếm thì tỷ lệ mua sẽ cao hơn. Bạn có thể nhắm vào đối tượng này, tăng giá đấu, thêm ưu đãi, và thay đổi thông điệp quảng cáo khác phù hợp,..
Tiki là một trong những ví dụ về Remarketing rõ ràng nhất. Bạn hãy thử click vào một cuốn sách của Tiki, sau đó trở về Facebook, cuốn sách đó chễm chệ nằm kế bên newsfeed của bạn.