Việc lập kế hoạch cho một chiến dịch SEO cũng như việc định vị chỗ gõ của người thợ, bởi vì định vị sai bạn sẽ phí công cho những thứ vô dụng. Xác định từ khóa quan trọng như vậy nhưng xem ra các doanh nghiệp vẫn làm việc này rất qua loa và kết quả là lãng phí cả đống tiền cho những công đoạn SEO tiếp theo mà không hề biết. Thói quen này xuất phát từ tư duy làm việc tiểu nông của chúng ta, khi tư vấn cho những chủ doanh nghiệp về SEO tôi thường nghe những điệp khúc đại loại như: Anh thấy thằng A nó làm từ khóa abc nhiều khách lắm, chị thấy từ khóa xyz được nhiều người search lắm SEO lên chắc đầy khách,… Lười suy nghĩ trong cách đặt vấn, coi thường việc R&D sẽ khiến cho doanh nghiệp phải trả giá đắt hơn họ tưởng.
- Bước 1: Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa phải là quá trình nghiên cứu khách hàng.
Hiện nay cách làm phổ biến ở doanh nghiệp là giao cho SEOer hoặc các cty SEO việc chọn từ khóa và thực hiện SEO. Các SEOer là dân kỹ thuật nên việc chọn từ khóa thường mang tính cơ học máy móc, chọn từ khóa đơn giản chỉ là chọn lựa những từ khóa nào có lượt search cao nhất và đưa vào bản kế hoạch SEO. Cách làm này luôn đẩy chiến dịch SEO đến với những từ khóa hot và các từ này sẽ càng ngày càng hot vì người đi sau luôn học theo đối thủ và quyết giành bằng được từ khóa đó.
Hãy bắt đầu nghiên cứu từ khóa theo hướng tiếp cận mới: “Bạn không nghiên cứu từ khóa mà đang nghiên cứu khách hàng”. Ví dụ bạn cần làm SEO cho một cửa hàng bán ốp lưng điện thoại, vào Google KeywordPlanner và tìm hiểu với từ “Ốp lưng” Google sẽ gợi ý cho bạn vô số các từ khóa với đầy đủ dữ liệu về lượng tìm kiếm.
Hãy đừng vội vã chọn những từ có lượt search/tháng cao và đưa vào kế hoạch SEO, dừng lại và tìm hiểu khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm của bạn theo hướng nào.
“Ốp lưng nillskin” là cái gì? – điều này có thể rất rõ với nhân viên Sales nhưng với một SEOer thì không chắc đã biết
Khách hàng quan tâm đến chủng loại nào nhiều nhất? – iphone, ipad, sky, …
Khách hàng thường gọi tên sản phẩm là gì? – iphone thường được viết là iphone, ip hay ifone,…
Khách hàng có quan tâm nhiều đến giá cả không?
Nhiều lần chính những chủ doanh nghiệp sau khi xem các Keywords idea cũng ngạc nhiên vì có những từ khóa được tìm kiếm rất nhiều mà họ không ngờ tới.
Một kho dữ liệu khổng lồ các từ khóa sẽ giúp bạn hiểu hơn về khách hàng của mình: họ đang cần gì, quan tâm tới điều gì, nói gì về sản phẩm, gọi tên nó như thế nào,… Tìm hiểu là quá trình rất quan trọng nó giúp SEOer mềm mại hơn trong phát triển chiến dịch SEO và kết nối tốt hơn với các bộ phận khác, tuy nhiên việc này thường hay bị bỏ qua, lý do là do chính là các SEOer và chủ doanh nghiệp đánh giá thấp giá trị của hiểu biết.
- Bước 2: Chọn từ khóa
Sau khi đã nghiên cứu để có hiểu biết tổng thể sản phẩm, khách hàng việc tiếp theo là lên danh sách những từ khóa để lập kế hoạch SEO. Vậy những từ khóa nào lựa chọn và từ khóa nào không? Theo kinh nghiệm cá nhân tôi bạn nên chọn một từ khóa dựa trên 3 yếu tố:
– Lượt search/tháng
– Hành vi đằng sau từ khóa: Ví dụ người dùng search từ khóa “iphone” thì hành vi không rõ ràng có thể là tìm hiểu, download phần mềm, xem giá,… nhưng nếu search “Mua iphone” thì nhiều khả năng họ sẽ mua hàng
– Độ khó của từ khóa: Một kế hoạch SEO đẹp lung linh sẽ chỉ là vô dụng nếu bạn không đủ khả năng SEO các từ khóa của mình lên top, khi lựa chọn từ khóa bạn phải trả lời câu hỏi “Liệu có SEO được từ này lên top 10 không? top 5 không? top 1 không?” hãy thành thật với bản thân mình về khả năng hiện tại, vì đánh giá sai độ khó sẽ làm bạn tốn rất nhiều công sức mà không mang lại một chút giá trị nào. Đây có lẽ là yếu tố khó đánh giá nhất nó phụ thuộc nhiều vào kinhh nghiệm của người lập kế hoạch.
- Bước 3: Lựa chọn Landing Page (trang đích)
Landing Page là page trên website của bạn khi người dùng click vào kết quả tìm kiếm của Google. Có nghĩa là một từ khóa phải chọn 1 landing page để thực hiện SEO.
Hiện nay các SEOer của chúng ta chọn landing page như thế nào:
– Chọn theo cấu trúc của site: Khách hàng đưa cho SEOer một webiste và yêu cầu SEO. SEOer sẽ lấy home page, các page Category sản phẩm, Page Sản phẩm rồi lựa chọn các từ khóa cho các page đó. Đây là cách tiếp cận theo kiểu “Đưa cho khách hàng cái mình có” không phải “Đưa cho khách hàng cái họ cần”, thường thì các sản phẩm của bạn tuân theo quy luật 80-20, 80% doanh số xuất phát từ 20% sản phẩm của bạn. Cách tiếp cận SEO theo kiểu này là cách dàn hàng ngang tiến lên và bạn sẽ lãng phí đến 60% nguồn lực SEO mà không hề biết.
– Không chọn landing page nào cả: Đây là cách làm không hề hiếm nhất là khi SEOer bị áp lực lên top quá cao, họ sẽ buộc phải lựa chọn homepage để dễ SEO nhất (theo quan điểm của họ). Cách làm luộm thuộm này không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn gây ra nhiều nguy cơ bị phạt bởi Penguin do sự mất cân đối về link và anchor tẽt.
– Chọn page có vị trí cao nhất trong hiện tại: Các công ty SEO hoặc SEOer khi bị áp lực lên top nhanh sẽ buộc phải lựa chọn cách lên top nhanh nhất nên không có gì lạ họ sẽ chọn cách này. Thao tác rất đơn giản: search từ khóa và thấy page nào ở vị trí cao nhất sẽ chọn page đó. Đây là một sai lầm bởi vì: thứ nhất page đó lên top là trong hiện tại, khi 1 page có nội dung phù hợp được onpage tốt nó sẽ vượt lên ngay, có nghĩa là lựa chọn theo cách này không giúp bạn dễ SEO hơn, thứ hai: Landing page không có nội dung phù hợp sẽ khiến người dùng bỏ đi ngay sau khi vào site, đây là một tổn thất cho chủ doanh nghiệp.
Nguyên tắc lựa chọn Landing page cho từ khóa thực ra rất đơn giản: Bạn chỉ cần hiểu người dùng muốn gì khi search từ khóa đó và tìm cho họ page nội dung phù hợp nhất trên website của bạn
- Kiên định với kế hoạch đã vạch ra
“Khi đã quyết định phải kiên định” đây là một câu nói của Bear Gryll một chuyên gia sinh tồn trên Discovery Channel, ở trong môi trường hoang dã con người phải rất quyết đoán và kiên định thì mới có thể sống sót. Môi trường SEO chắc cũng khắc nghiệt như thế nên bạn phải rất kiên định với kế hoạch của mình đề ra. Hãy bỏ thời gian để nghiên cứu thật kỹ kế hoạch của mình sau đó phải thực hiện nó thật kiên định thì bạn mới có thể dành chiến thắng.
- Dũng cảm loại bỏ những từ khóa chọn sai
Một SEOer dù giỏi đến đâu thì cũng không thể đảm bảo dự đoán chính xác hoàn toàn hiệu quả các Keywords trong kế hoạch SEO của mình. Vì vậy sau một thời gian chạy chiến dịch SEO cần nhìn nhận lại thực tế và loại bỏ những keywords không mang lại hiệu quả. Keywords không mang lại hiệu quả có thể là:
– Lên top nhưng không mang lại đơn hàng
– Quá khó để lên top
– Landing page không đúng với nhu cầu khách hàng
Điều này có vẻ trái ngược với mục 4 ở trên, nhưng thực ra ở đây bạn chỉ bỏ đi những keywords chứ không thay đổi nó. Bỏ đi những từ khóa này giúp bạn dành thêm nguồn lực để dành chiến thắng với những từ khóa khác trong kế hoạch.
Lời kết:
Với việc cập nhật liên tục các thuật toán Penguin và Panda SEO không còn là những thủ thuật, kỹ thuật giúp bạn trong 2,3 tháng vượt xa đối thủ được nữa. SEO đã bước sang một giai đoạn mới nơi mà tính chiến thuật, trình độ hiểu biết và kỹ năng quản trị dự án mới là những thứ quyết định đến thành công của doanh nghiệp trên Google.
Nguồn Sưu Tầm