7 CHIẾN THUẬT MARKETING DÀNH CHO THƯƠNG HIỆU CAO CẤP 2017
Dựa trên báo cáo “Top 100 Luxury Brands” do Kantar Vermeet cộng tác cùng công ty nghiên cứu thị trường Kantar Millward Brown và tập đoàn quảng cáo WPP thực hiện, chúng ta đúc kết lại 7 Chiến Thuật Marketing dành cho Thương Hiệu Cao Cấp!

1. DI SẢN THƯƠNG HIỆU – Heritage
Mỗi thương hiệu cao cấp đều có câu chuyện về lịch sử hình thành. Heritage Branding (tạm dịch: Tiếp thị Di sản Thương hiệu) là cách mỗi thương hiệu kể về câu chuyện của mình để tạo ra kết nối cảm xúc với khách hàng.
Bằng cách truyền đạt câu chuyện ẩn sau mỗi thương hiệu, khách hàng sẽ cảm thấy gắn bó hơn với những thứ họ sở hữu. Hơn thế nữa, truyền thông về câu chuyện di sản thương hiệu còn giúp xây dựng lòng tin cho những khách hàng mới.

2. KHẲNG ĐỊNH SỰ PHÙ HỢP – Relevance
Sự phù hợp này cần phải có sự gắn kết với di sản thương hiệu mà chúng tôi nói bên trên. Chẳng hạn, thương hiệu Chanel có thể kết nối triết lý của Coco Chanel với định vị mới của họ là “thời trang sexy và táo bạo”.
Đối với nhiều thương hiệu, sự phù hợp thể hiện qua sự kết hợp khéo léo giữa cũ và mới trong cách truyền thông đến đối tượng mục tiêu. Quảng cáo trên tạp chí và báo là cách tuyệt vời để tiếp cận nhóm khách hàng cổ điển và tinh tế, trong khi nhóm khách hàng trẻ thích được tiếp cận qua truyền thông xã hội, digital, trực tiếp và cá nhân hoá.

kinh doanh trà sữa

3. TẠO RA BIỂU TƯỢNG THƯƠNG HIỆU – Iconic
Các biểu tượng có nhiều vai trò quan trọng: chúng đại diện cho câu chuyện mà thương hiệu muốn kể với khách hàng, thương hiệu được nhận diện một cách nhanh chóng, khẳng định giá trị của người sử dụng sản phẩm của thương hiệu và tạo hiệu ứng lan toả cho giá trị thương hiệu.
Ví dụ: Áo Parka của thương hiệu Canada Goose. Chiếc áo khoác này đại diện cho di sản của thương hiệu, được làm từ lông ngỗng nên đem đến không những lợi ích lý tính mà còn lợi ích cảm tính cho người sử dụng. Sau cùng thì chiếc áo Parka này còn tạo hiệu ứng lan toả giúp thương hiệu dễ dàng mở rộng các sản phẩm áo khoác khác.

4. HÃY THỰC HIỆN CUỘC NÓI CHUYỆN 2 CHIỀU
Ngày càng nhiều thương hiệu cao cấp đem trải nghiệm đến khách hàng dưới hình thức video. Chẳng hạn như video live-streaming những buổi trình diễn thời trang hoặc cảnh hậu trường, giúp khách hàng không cảm thấy xa cách với thế giới thời trang hàng hiệu “xa xỉ”. Nghiên cứu cho thấy rằng khách hàng trẻ tuổi ngày càng quan tâm về các video hậu trường. Họ cảm thấy rằng những video này không giống quảng cáo truyền thống, ngoài ra còn khiến họ gắn kết hơn với thương hiệu họ quan tâm.

Bên cạnh đó, một số thương hiệu cao cấp đã và đang cho ra đời nhiều bộ sưu tập giới hạn (limited edition), hoặc hợp tác với các nhà thiết kế. Prada đã thực hiện chiến lược kinh doanh chớp nhoáng bằng hình thức flash sales (một sự kiện giảm giá chỉ mở bán trong một khoảng thời gian nhất định) hoặc các phiên bản thiết kế đặc biệt với số lượng giới hạn để kết nối với khách hàng, bắt kịp với xu hướng và đồng thời duy trì tính độc quyền của thương hiệu.