Contents
Nói về 3 thủ thuật để rank website 2018. Đây là 3 trọng tâm của việc làm SEO trong năm 2018 này.
1) Tập trung vào nội dung, tạo ra nội dung có chiều sâu, có thẩm quyền. Có nhắc thới Hummingbird.
2) Tối ưu Tittle, Description: chứa từ khóa, hấp dẫn, giàu ngữ nghĩa, CTR…
Title là gì? Cách tối ưu title trong SEO
Thẻ tiêu đề (hay còn gọi là thẻ Title Tags) là phần nội dung miêu tả ngắn gọn và chính xác nhất nội dung bên trong của một trang. Hiểu một cách đơn giản hơn thì thẻ tiêu đề giống như là tên của trang web đối với Google bot và người dùng mạng.
Về bản chất, thẻ tiêu đề là một đoạn trích ngắn, mô tả chính xác và ngắn gọn nội dung chính của trang, giúp người đọc và google bot hiểu được trang web này đang nói đến vấn đề gì.
Cách viết Title Tags cho một trang :
Thẻ Title luôn được đặt trong phần header của trang với cấu trúc code (theo HTML):
Tầm quan trọng của Title Tags là gì :
Thẻ tiêu đề là nội dung chính mô tả nội dung trên trang, là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong tối ưu SEO Onpage, cho phép người dùng mạng và Google Bot hiểu được chủ đề chính mà trang web đang nói đến. Và nó cũng là phần bắt buộc phải có đối với các website sử dụng ngôn ngữ lập trình HTML hay XHTML.
Ngoài ra thẻ tiêu đề còn là một yếu tố quan trọng trong việc tạo trải nghiệm cho người dùng và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Tối ưu Title Tag Trong SEO :
Thẻ tiêu đề là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất của tối ưu SEO Onpage. Tuy nhiên việc tối ưu nó lại không hề khó, cần ít công sức nhưng lại đem lại đem lại hiệu quả cao cho SEO. Sau đây là một số các lưu ý cần khi tối ưu Title Tag :
1. Viết tiêu đề dễ đọc, dễ nhớ, viết một cách tự nhiên và phải tác động đến cảm xúc của người dùng :
Việc tạo một thẻ tiêu đề hấp dẫn sẽ thu hút nhiều người dùng truy cập hơn từ các kết quả tìm kiếm. Sẽ rất quan trọng để các bạn đánh giá được những điều người dùng thực sự mong muốn tìm kiếm từ thẻ tiêu đề của một website. Từ đó sẽ giúp các bạn tối ưu thẻ Title hơn.
Bởi các thẻ tiêu đề là tương tác đầu tiên của một khách với website, và là cái nhìn tổng quan đầu tiên của người dùng về toàn doanh nghiệp khi họ tìm thấy website doanh nghiệp trong bảng kết quả tìm kiếm. Vì thế, hãy tạo ấn tượng nhất có thể cho người dùng và truyền đạt các thông điệp tích cực nhất có thể cho họ.
2. Đặt từ khóa quan trọng nhất ở đầu thẻ tiêu đề :
Theo các nghiên cứu đáng tin cậy thì việc để từ khóa quan trọng nhất ở phần đầu thẻ tiêu đề sẽ mang lại cho website rất nhiều lợi thể trong việc xếp hạng kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Ngoài ra việc để từ khóa lên đầu thẻ tiêu đề cũng làm gia tăng tỷ lệ người dùng nhấp chuột vào website trong bảng kết quả tìm kiếm.
3. Hãy chú ý đến chiều dài :
Các công cụ tìm kiếm sẽ cắt ngắn thẻ tiêu đề của website trong bảng kết quả tìm kiếm nếu vượt quá một độ dài nhất định. Đối với Google, chiều dài tối đa thường là từ 50-60 ký tự, hoặc 512 pixels. Nếu thẻ tiêu đề quá dài, công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị một dấu ba chấm, “…” để ám chỉ rằng một thẻ tiêu đề đã bị cắt đứt.
Như vậy rất có thể người dùng không hiểu được nội dung chính của trang đang nói đến hoặc những thông điệp mà doanh nghiệp cần gửi đến cho người dùng không được hiển thị đầy đủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi cho trang web, làm giảm doanh thu chung.
Công cụ tìm kiếm đã sử dụng các từ khóa trong thẻ tiêu đề của website như một yếu tố để xếp hạng kết quả tìm kiếm, kể cả những từ khóa được cắt đứt trong các kết quả tìm kiếm.
Cuối cùng, sẽ tốt hơn rất nhiều cho các doanh nghiệp khi viết một tiêu đề website hay, có thể tăng số chuyển đổi và thu hút lượng người dùng lượng nhấp chuột lớn hơn, thay vì việc ám ảnh người dùng đọc với một thẻ tiêu đề dài đầy ắp thông tin.
4. Thêm từ khóa thương hiệu vào thẻ tiêu đề :
Nhiều ý kiến cho rằng nên thêm tên thương hiệu của mình vào cuối mỗi thẻ tiêu đề nhằm mục tiêu đưa thương hiệu của doanh nghiệp đi vào lòng người dùng. Việc đưa thương hiệu của doanh nghiệp vào tên thẻ tiêu đề sẽ nâng cao nhận thức của các thương hiệu trong thị trường mục tiêu, gia tăng độ tin tưởng và sức mạnh cho thương hiệu doanh nghiệp.
Nếu thương hiệu doanh nghiệp đã được coi là nổi tiếng, đủ để tạo sự khác biệt trong tỷ lệ nhấp chuột so với các đối thủ khác trong bảng kết quả tìm kiếm, thì tên thương hiệu nên được để lên đầu tiên. Nếu các thương hiệu ít được biết đến hơn hoặc có liên quan hơn so với các từ khóa, thì từ khóa nên để đầu tiên và thương hiệu nên để xuống cuối thẻ tiêu đề.
Những điều cần tránh khi viết Title Tags :
- Tránh lạm dụng thẻ tiêu đề để nhồi nhét từ khóa chính cần SEO hoặc nhồi nhét thông tin vào thẻ tiêu đề
- Tránh thêm các từ khoá không cần thiết vào các thẻ tiêu đề
- Tránh viết trùng tiêu đề
- Tránh viết thẻ tiêu đề quá dài (và quá ngắn đối với các doanh nghiệp chưa có tên tuổi trên thị trường)
Kết Luận :
Như vậy qua bài viết trên đã cho ta thấy tầm quan trọng của thẻ Title, và cách tối ưu thẻ Title trong SEO, từ đó các bạn mới học SEO cũng như đang làm SEO hiểu rõ hơn để có thể áp dụng thành công trong lãnh vực SEO của mình. Trân thành cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi, nếu còn thiếu sót gì mong được đóng góp thêm từ các bạn.
3) Sử dụng Google Search Console:
Google Search Console (Trước đây gọi là Google Webmaster Tool) là một công cụ miễn phí nhưng vô cùng hữu dụng cho blog, website của bạn. Công việc đầu tiên của bạn sau khi tạo được 1 blog, website đó là đăng ký ngay 1 tài khoản Google Search Console.
Khi không bị thông báo tác vụ thủ công trong Google Search Console ( GSC ) . Anh em không cần thiết phải sử dụng công cụ disavow từ chối các liên kết.
Công cụ này chỉ thực sự hữu ích khi anh em đã cố gắng liên hệ các diễn đàn, các trang web để gỡ bỏ backlink mà không được chấp thuận hoặc một yêu cầu thanh toán.
Ngoài ra anh em vui lòng để tên file khi gửi lên GSC là ” disavow ” dưới dạng txt không sử.
=> Tuy kiến thức về tối ưu Content là chưa đầy đủ. Không ai phủ nhận sức mạnh và tầm quan trọng của Backlink. Nhưng mà xu hướng người ta khuyên nhau tập trung vào Content. Và đây chính là con đường mình đang theo đuổi. Vẫn còn đó rất nhiều vấn đề về mặt Nội Dung mà chúng ta có thể làm tốt hợp Top 10 để góp mặt trong trang 1 Google.