Chắc hẳn khi nghe tiêu đề này nhiều bạn sẽ giật mình và khó hiểu. Bởi vì khi nhắc đến 2 chữ thương hiệu nhiều người Việt Nam, các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ cứ nghĩ chuyện làm thương hiệu là chuyện của các tập đoàn, công ty lớn. Mình kinh doanh nhỏ làm thương hiệu làm gì, tiền đâu mà làm….Thương hiệu như là một điều mới mẻ, to lớn, vĩ mô đối với nhiều người làm kinh doanh ở Việt Nam.
Nhưng các bạn có biết các cụ chúng ta trước đây đã làm thương hiệu và làm rất tốt. Vì sao mình dám nói như vậy? Trước hết cần hiểu thương hiệu là gì? Nếu để nói định nghĩa về thương hiệu thì chắc phải mất mấy trang giấy. Mình xin tóm lược theo cách hiểu của như sau: Thương hiệu là những hình ảnh, âm thanh, cái tên, màu sắc, đặc tính (hóa lý, sinh học….)vv riêng biệt của sản phẩm, dịch vụ, tổ chức, doanh nghiệp và cả mỗi cá nhân nhằm phân biệt với sản phẩm, dịch vụ, tổ chức….khác. Định vị thương hiệu là tạo nên sự liên tưởng, dấu ấn về sản phẩm, dịch vụ…của mình vào tâm trí người khác ( trong kinh doanh là khách hàng…).
Như vậy thương hiệu có 3 điểm quan trọng:
– Có tính liên tưởng
– Có sự khác biệt để phân biệt với đối thủ cạnh tranh
– Phải định vị được dấu ấn vào tâm trí khách hàng.
Quay lại với tiêu đề, các cụ nhà ta làm thương hiệu như thế nào? Chắc hẳn ai trong chúng ta khi nghe đến cốm là nghĩ ngay đến Làng Vòng, nghe đến chả cá là nghĩ đến Chả cá Lã Vọng, chả cá Sa Kỳ, nghe đến áo dài là muốn tới Huế may một cái, uống rươu phải tới Kim Long (Quảng Trị), Bầu Đá (Bình Định), Muốn mua sâm là nghĩ tới Ngọc Linh- Quảng Nam….Từ xưa các cụ ta đã biết làm thương hiệu cho các sản phẩm mà vùng mình có chất lượng, lợi thế cạnh tranh mà nâng tầm lên thành đặc sản, để đến bây giờ nhiều doanh nghiệp ăn theo các thương hiệu đó để làm ăn.
Không có công nghệ hiện đại, chưa có internet, trao đổi thông tin khó khăn không như bây giờ vậy các cụ nhà ta đã làm thương hiệu như thế nào mà đến ngày nay một số thương hiệu như áo dài đã thành thương hiệu quốc gia.Theo ngu ý của tại hạ các cụ ngày xưa làm thương hiệu theo đúng cái gốc, cái căn bản của thương hiệu. Tuy không có nhiều công cụ như ngày này nhưng các cụ rất hiểu cái bản chất của thương hiệu. Đó là các cụ biết
– Chất lượng sản phẩm là cái gốc quan trọng nhất
– Biết được cái hay cái dở, cái ngon, cái đẹp của sản phẩm. Tóm lại là hiểu sản phẩm, yêu sản phẩm.
– Biết tìm cái lợi thế, cái độc đáo của vùng đất mình sống để tìm ra sản phẩm khác biệt mà phát triển nó
– Đi đến vùng miền khác thì mang theo để quảng bá, người khách đến thì nhiệt tình giới thiệu. LÀm thương hiệu với phương châm hữu xạ tự nhiên hương.
– Gắn sản phẩm với địa danh của nó để tạo dấu ấn thương hiệu.
Thăng Long ngày xưa 36 phố phường 3 6 mặt hàng, 36 thương hiệu là một trong những đô thành sầm uất nhiều thương nhân từ nhiều nước tới buôn bán nhất châu Á thời phong kiến.
Các cụ ngày xưa thiếu công cụ truyền thông mà có thể làm tốt như vậy. Bây giờ chúng ta có rất nhiều kênh truyền thông, marketing chỉ cần hiểu về bản chất, quy luật của thương hiệu mà ứng dụng vào thì sẽ tốt hơn rất nhiều.
CÁC CỤ NGÀY XƯA ĐÃ LÀM THƯƠNG HIỆU GIỎI NHƯ VẬY LẼ NÀO CON CHÁU NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA SỢ LÀM THƯƠNG HIỆU.