Với những người làm trong lĩnh vực SEO hay dịch vụ entity có lẽ không còn xa lạ gì với bộ Google Stacking nữa. Bạn nên tạo một bộ Google Entity chuyên nghiệp riêng cho mình để đem lại nhiều lợi ích hơn cho website cũng như về mảng SEOCách để triển khai Google Entity Stacking như thế nào đạt được hiệu quả cao, hãy cùng seo lên top quận 12 hướng dẫn bạn trong bài viết sau nhé.

Mục lục

Contents

Một bộ Google Entity Stacking gồm những gì?

Google Entity Stacking

Hiện nay một bộ Google Stacking đầy đủ sẽ bao gồm :

  • Folder Drive Google: Một công cụ dùng để lưu trữ các tập tin được cung cấp bởi Google. Các tập tin này sẽ được đồng bộ hóa và lưu trữ trên đám mây giúp người dùng có thể chia sẻ hay chỉnh sửa. Các tệp tin chủ yếu trong Google Drive là Google Tài liệu, Google Trang tính, Google Trang trình bày, Biểu mẫu.
  • Google Site: Công cụ cho phép người dùng tạo trang web các nhân được cung cấp miễn phí bởi Google. Bạn có thể sử dụng Google Site để thực hiện các thao tác với web cực dễ. Bên cạnh đó nó còn được tích hợp một vài ứng dụng khác của Google như Google Docs, Google Calendar, Google Maps, …
  • Blogger Profile: Tạo thông tin liên quan đến công ty hay doanh nghiệp dưới dạng Blog.
  • Blogspot: tương tự như một trang tài khoản weblog cho phép người dùng đăng tải nội dung, videos, hình ảnh hoàn toàn miễn phí. Qua các blog người dùng tương tác với khách hàng, thỏa sức sáng tạo nội dung mong muốn.
  • Docs Google: Là một công cụ soạn thảo văn bản online cũng có các chức năng chính như Word là soạn thảo, copy paste, chỉnh sửa, chèn ảnh, …  Đặc biệt khi soạn thảo trên Google Docs toàn bộ dữ liệu sẽ tự động được lưu lại và đồng bộ hóa nhờ đám mây.
  • Google PDF: Cho phép mở trực tiếp các file định dạng PDF online mà không cần tải về máy. Nó cũng có các chức năng như tìm kiếm trong PDF, chỉnh sửa và đánh dấu nội dung.
  • Google Sheet: Một trong những công cụ hữu dụng nằm trong Google Drive có các chức năng cơ bản của một bản Excel. Google Sheet thực hiện các lệnh trong bảng tính giúp người dùng sử dụng dễ dàng hơn mọi lúc chỉ cần có kết nối internet khi các dữ liệu đã được lưu và đồng bộ hóa.
  • Google Form: Công cụ tạo các biểu mẫu như biểu mẫu đánh giá, bình chọn, khảo sát, … các kết quả sẽ được báo cáo trực tiếp với người tạo biểu mẫu. Người dùng có thể liên kết biểu mẫu trên các trang web, mạng xã hội hay thông qua email để tiến hành khảo sát.
  • Google Draw: Công cụ vẽ trực tuyến phát hành bởi Google. Với Google Draw người dùng tạo ra được các khối hình học, bảng biểu, vẽ sơ đồ cây, tạo hình mong muốn.
  • Google Slide: Được Google ban hành để giúp người dùng tạo ra các bản trình chiếu như bài thuyết trình, bài giảng đơn giản nhất có thể. Nằm trong folder Google Drive nên tất cả các dữ liệu từ Google Slide cũng được đồng bộ hóa lên đám mây và sử dụng được trên các thiết bị khác nhau với cùng một tài khoản.
  • Youtube: Ứng dụng đăng tải và xem video phổ biến nhất được nhiều người yêu thích. Tạo tài khoản riêng trên Youtube và đăng tải các nội dung sáng tạo lên đó để thu hút lượt xem và đăng ký kênh của mình.
  • Maps: Nằm trong bộ Google Entity Stacking thì vị trí của doanh nghiệp sẽ được đăng ký và đánh dấu trên Maps giúp thân thiện hơn với khách hàng tìm kiếm.

Doanh nghiệp không nhất thiết phải tạo ra tất cả những gì có trong bộ Google Stacking mà có thể lựa chọn phần phù hợp nhất, tạo hiệu quả cao cho mình. Trên các sản phẩm cần phải được ghi đầy đủ thông tin liên quan đến doanh nghiệp như: tên, địa chỉ, thưởng hiệu, phương thức liên lạc, giới thiệu chung, logo, khẩu hiệu, …

Tác dụng khi triển khai Google Entity

Tác dụng khi triển khai Google Entity

Google Entity Stacking đem lại đến cho website của doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn hơn, cụ thể:

  • Tăng hiệu quả hơn với SEO, tạo được độ tin tưởng cao cho các chỉ số trên các trình duyệt, mạng xã hội, blog. Từ đó website của doanh nghiệp được đánh giá cao và thu hút nhiều khách hàng hơn.
  • Lưu trữ và đồng bộ hóa toàn bộ dữ liệu từ các tệp tài liệu lên đám mây giúp nhanh chóng nhận được tín hiệu tốt trên Google và tăng khả năng nhận diện đến với khách hàng.
  • Thân thiện hơn với Google, tăng độ nhận diện thương hiệu và được công nhận trên Google.
  • Nhờ Maps mà doanh nghiệp chứng minh được sự tồn tại là có thật, địa chỉ thực tế được cung cấp tạo niềm tin cao hơn.
  • Thiết lập một vòng liên kết với Website, Google Map và Social giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và doanh nghiệp cũng thuận tiện trong việc quản lý.
  • Tạo social backlink phát huy được hiệu quả làm việc trong quá trình truyền tải trên website và tăng khả năng tương tác, phản hồi của social.
  • Tạo một nền tảng website vững chắc, đầy đủ và hợp lệ nên sẽ gặp phải các trường hợp rủi ro hay bị phạt bởi Google.
  • Thúc đẩy thứ hạng của website qua những đánh giá từ Google, mở rộng sức ảnh hưởng và được nhiều người tìm kiếm hơn.
  • Triển khai Google Entity Stacking doanh nghiệp được công nhận về trình độ làm việc chuyên nghiệp, uy tín và khẳng định bản quyền thương hiệu. Từ đó sẽ có nhiều người biết đến website của doanh nghiệp hơn, khả năng tương tác cao.
  • Cấu trúc chính và chủ đề được nêu trong trang web sẽ được khai báo bởi Schema.
  • Kết hợp nhiều nhiều nội dung vào bên trong các thuộc tính của website để đẩy mạnh cơ chế hoạt động của Stack.

Cách triển khai Google Entity Stacking hiệu quả

Cách triển khai Google Entity Stacking hiệu quả

Tất cả các công cụ hỗ trợ nằm trong bộ Google Stacking đều được Google cung cấp và sử dụng miễn phí. Nếu như bạn muốn sử dụng dung lượng lớn hơn trên Google thì có thể đăng ký sử dụng thêm data. Khi đã có các mảnh ghép giờ công việc tiếp theo cần thực hiện là liên kết chúng lại với nhau thành một thể thống nhất.

Bước 1: Tạo các file liên quan trong folder

Trong Folder Drive Google bạn tiến hành tạo Folder có các file mới với tên theo nguyên tắc Key + Brand để dễ dàng phân biệt và tìm kiếm. Đây là file chứa các thông tin cần thiết liên quan đến doanh nghiệp như tên, thương hiệu, địa chỉ, điện thoại, email, thông tin chung, logo.

Lưu ý: số lượng folder hay số lượng file sẽ không bị hạn chế hay phải theo một quy định cụ thể nào. Lượng file mà doanh nghiệp tạo sẽ tùy thuộc vào sản phẩm và dịch vụ mà ngành nghề doanh nghiệp thực hiện. Sẽ có nhiều đơn vị nhiều file hơn nhưng cũng có những đơn vị có số file khá hạn chế tùy thuộc vào thông tin của họ.

Bước 2: Đồng bộ các file với nhau

Sau khi tiến hành tạo các file yêu cầu hoàn thành bạn tiến hành đồng bộ hóa nội dung của chúng lại để dữ liệu được liên kết với nhau.

Bước 3: Tạo liên kết

Bạn cần phải tạo các đường liên kết giữa các file với nhau và tất cả đều hướng về trang web chính. Sau mỗi lần tìm kiếm từ người dùng và click vào các đường dẫn sẽ chuyển hướng đến phần thông tin liên quan hoặc quay trở về trang chủ.

Bước 4: Index các file

Index các tài liệu Google Tài liệu, Google Trình chiếu, Google Trang tính, Google Maps, Google Draw, Google Form, Google Calendar, Google Site với nhau. Đây là bước cuối cùng cũng là phần quan trọng nhất bạn cần thực hiện chính xác, có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi Index.

Cách Index Folder Google Drive thành công

Có hai cách để Index Folder Google Drive Folder như sau:

  • Cách 1: Bạn cần tạo được một bản copy từ một sản phẩm của Drive đã được Index trước đó rồi đổi tên và phần nội dung bên trong là được. Cách này là cách đơn giản nhất khi dựa vào folder đã được Index, bạn sẽ không phải mất công thực hiện lại. Nhưng tùy thuộc vào lượng file mà bạn có mà bạn sẽ mất khoảng một ngày để tiến hành cách này.
  • Cách 2: cách này cũng khá dễ để thực hiện khi điều bạn cần làm là tìm kiếm một bảo Google Drive Folder đã index rồi, sau đó tiến hành đưa file cần Index vào trong Folder đó.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết của Google Stacking. Nếu như doanh nghiệp muốn cải thiện và nâng cấp lại hệ thống website thì cần triển khai ngay bộ Google Stacking riêng cho mình. Chúc các bạn triển khai tốt Google Entity Stacking một cách hiệu quả và đem lại nhiều thành tích tốt hơn trong công việc.