Chìa khóa thành công của Digital marketing ngày nay là thích nghi với mindset của người tiêu dùng
Trong 1 bài viết gần đây trên Ahrefs, Joshua Hardwick chia sẻ về 7 chiến lược digital marketing cho doanh nghiệp nhỏ (tất nhiên cũng không bỏ sót “sự tham gia” của công cụ nổi tiếng này trong bài viết).
Thấy hay ho nên tóm ý lại cho anh em xem. Phần thao tác trên Ahrefs, ai không biết thì nhắn hỏi dưới khung chat của website nhé, mình nghĩ ở đây chắc ai cũng biết và dùng qua rồi.
1. LÀM BLOG VỚI TƯ DUY SEO
Đừng viết blog như kiểu nhật ký, mà viết về những VẤN ĐỀ khách hàng mục tiêu đang THỰC SỰ tìm kiếm. Chẳng hạn, nếu bán linh kiện máy tính, thì khách hàng có thể tìm những thứ như lý do máy bị chậm? làm cách nào để tự build 1 máy tính? làm sao tăng tốc máy tính?…Điều hay là: Bạn có thể vừa giúp họ giải quyết vấn đề, vừa tích hợp sản phẩm của mình vô chính nội dung đó. Hoặc sử dụng dịch vụ seo của bên thứ ba.
Cách thức: xem “Questions” report khi nghiên cứu từ khóa trên Ahrefs –> Phân tích độ khó –> Tạo & tối ưu nội dung.
2. VIDEO MARKETING TRÊN YOUTUBE
Youtube chính là search engine lớn thứ 3 thế giới, và cũng là nơi người ta thường tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình. Thêm nữa, Google ngày càng thể hiện nhiều kết quả tìm kiếm là video nên video của bạn vừa SEO được trên Youtube lẫn Google.
Cách thức: nghiên cứu từ khóa trong Ahrefs nhưng chuyển sang tab Youtube –> xem “Questions” report –> tạo video thật hữu ích, giảm thiểu sự rườm rà và tránh quảng cáo quá lộ liễu.
3. SOCIAL MEDIA MARKETING
Việc đăng bài mới mỗi ngày lên khắp các kênh KHÔNG PHẢI là chiến lược Social media marketing, mà là sự lãng phí thời gian và làm khách hàng ngao ngán. Lời khuyên là:
3.1 Tập trung vào chỉ 1 mạng Xã Hội
Làm cái gì cũng tốn thời gian, công sức, nếu phân bổ quá dàn trải, thì chẳng mang lại kết quả chi rứa. Tốt nhất là tập trung làm hiệu quả 1 kênh mạng xã hội thôi.
Vậy chọn tập trung vô cái nào? Tất nhiên không phải cái có nhiều user nhất đâu, hãy tìm mxh nào mà khách hàng mục tiêu thường xuyên lui tới, và xem bạn có phục vụ được gì cho họ trên đó hay không.
3.2 Phục vụ theo từng nền tảng
Bất kể bạn chọn nền tảng mạng xã hội nào để chơi, bạn cũng cần phải hiểu tại sao KH của mình lại lên đó và bạn sẽ phục vụ họ ra sao.
– Với Youtube, đa phần là để giải trí hoặc học hỏi
– Với Facebook, người dùng muốn xem nội dung ngắn, hài hước hoặc gây sốc và có thể chia sẻ bạn bè
– Với Twitter, nó thiên về giao tiếp nhanh gọn, hiệu quả
4. PODCASTING
Thường làm chiến lược này thì có 2 cách:
4.1 Tự làm
Đây là cách rất tốt để xây dựng thương hiệu và cộng đồng, tất nhiên phải tốn kha khá công sức mới tạo được sức hút. Chưa kể không phải ai cũng có thiết bị và nhiều kết nối trong lĩnh vực của mình.
4.2 Tìm cách để được phỏng vấn lên podcast của ai đó
Những người làm podcast luôn tìm những người thú vị để phỏng vấn. Không cần phải là ngôi sao gì đâu, miễn là có kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình và sẵn sàng chia sẻ giá trị với người khác.
Cách thức:
– Xem podcast nào đó thì chú ý tới tên khách mời và website của họ (nếu có và thường là có)
– Phân tích web đó trong ahrefs –> vào xem Backlink
– Filter với tên của người đó –> tìm được các web làm Podcast
– Liên hệ, nói rõ vì sao nên phỏng vấn bạn (bạn mang lại giá trị gì).
5. EMAIL MARKETING
Nếu bạn chưa làm email marketing lần nào, thì giờ là lúc bắt đầu.
Bước đầu tiên là tạo traffic vào website. Có nhiều cách để đạt điều này, một trong số đó là mục số 1 bên trên (chiến lược dài hạn).
Bước tiếp theo là thuyết phục khách truy cập đăng ký nhận bản tin của bạn. Có nhiều cách như lead magnet (khóa học miễn phí), content upgrade (tải phiên bản PDF của bài viết)… nhưng nói chung là tìm cách cung cấp giá trị gì đó.
Luôn nhớ, xây dựng list là một quá trình liên tục nên đừng trì hoãn việc này chỉ vì bạn sợ danh sách của mình sẽ không lớn lắm.
6. FORUM VÀ CỘNG ĐỒNG
Các cộng đồng trên Facebook, Quora có thể là những kênh marketing tốt. Nếu làm markting trên những nơi này, luôn nhớ 2 nguyên tắc.
– Đừng bao giờ chào sản phẩm trực tiếp
– Thỉnh thoảng hãy link tới content của mình, chỉ khi thích hợp (bởi nó không có giá trị SEO tốt lắm nên đi link trên những nền tảng này thường vô ích).
Luôn tâm niệm những nơi này là để chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm, xây dựng quan hệ và giúp đỡ người khác.
7. PAID ADS
Nhiều DN không muốn làm Paid Ads (quảng cáo trả tiền), vì nó không free. Nhưng thực tế là không có thứ gì free hết (kể cả SEO).
Nên không có gì phải mắc cỡ khi nhắc tới paid ads cả, điều duy nhất bạn cần tránh là quăng tiền mù quáng vào ad network vì ai đó khen ngợi nó. Nó có thể hiệu quả với họ, nhưng chưa chắc với bạn.
Trước khi bắt tay làm paid ads, chú ý đến nguyên tắc ABC:
– Audience: Bước đầu tiên chính là tìm ra nền tảng (platform) mà khách hàng sử dụng.
– Budget: Hầu hết quảng cáo PPC đều hoạt động trên cơ sở đấu giá, càng nhiều nhà quảng cáo, giá càng mắc, nên hãy tìm kiếm những Keyword có CPC thấp và cho thấy Dự định tìm kiếm (search intent) rõ ràng. CPC không chỉ là Google, bạn có thể sử dụng các nền tảng khác với CPC thấp hơn như Facebook, Twitter, Pinterest, Youtube, Quora.
Cách thức: Bỏ keyword vào Ahrefs, xem “Phrase match” report, lọc theo CPC
– Commerciality: Lúc này bạn phải giải quyết bài toán tạo cầu nối giữa Dự định mua hàng trên nền tảng đó (intent of platform) và Cách để bạn bán được sản phẩm thông qua content. Tại sao điều này quan trọng? Vì chẳng hạn bạn chạy ads trên Google, bạn có thể đưa traffic về landing page cung cấp thông tin sản phẩm, việc này thường sẽ mang lại kết quả, nhưng với các nền tảng như Facebook hay Pinterest thì chưa chắc, do không phải ai cũng đang ở “buying mode – muốn mua hàng” để mà rút ví.
TÓM LẠI
Chìa khóa thành công của Digital marketing ngày nay là thích nghi với mindset của người tiêu dùng
Hãy ngưng việc cố bán, thay vào đó là giải quyết vấn đề của họ bằng nội dung miễn phí, giá trị phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Chọn 1 trong các chiến lược trên, thử nghiệm nó, làm chủ nó trước khi đi qua cái tiếp theo.