Mình chọn cách hiểu hai lúa nhất cho câu trả lời này: quảng cáo hiển thị cho riêng từng thằng dựa vào sản phẩm mà thằng đó đã từng xem qua, chứ không phải dựa vào từ khoá trên website mà thằng đó nhập trên search engine như Google, Bing, …

Lấy ví dụ: Sản phẩm ngân hàng đi chẳn hạn, ngân hàng có thẻ tín dụng hạng ruồi, hạng trung và hạng sang, các dịch vụ cho vay tiêu dùng, vay sửa nhà, vay mua xe … Một thằng cha (hay con mén) nào đó vào website của ngân hàng mình (hoặc trên web/app của đối tác) và xem sản phẩm thẻ tín dụng hạng ruồi chẳn hạn. Từ đó về sau, thằng cha (con mén) đó sẽ thấy các quảng cáo về thẻ tín dụng hạng ruồi như các lợi ích của thẻ này, ưu đãi … xuất hiện đầy rẫy trên “Fake”book news feed (mấy cái quảng cáo gợi ý của “fake”book hoặc mấy cái quảng cáo trên các website có dính líu đến google adwords … thậm chí trong hộp mail google cũng thấy quảng cáo thẻ tín dụng hạng ruồi …
=> Chúc mừng bạn, bạn đã là “nạn nhân” của dynamic ads/dynamic remarketing
=> Tin cực vui, không phải có mình bạn là “nạn nhân” đâu.

Remarketing vs Retargeting

Đã là “nạn nhân” rồi, bây giờ muốn website/app nhà mình cũng thành mầm mống gieo rắc tại hoạ để hốt thêm nạn nhân khác thì làm sao:

1)Yếu tố con người:
– Cần một chiên (xào) gia công nghệ (hoặc một thằng chuyên làm công tác R&D mảng công nghệ càng tốt) vì mấy thằng này mới biết phải làm như thế nào để cấy Dynamic Ads/Dynamic Remarketing vào website/app … tất nhiên đừng cho nó tự tay cấy, nên biến nó thành người training hoặc tech owner thì hay hơn (quan điểm của thằng làm concept, đừng bóc lột nó bằng cách biến nó thành “thợ”, dễ sinh bất mãn)
– Designer(s) để thiết kế quảng cáo, quảng cáo sản phẩm mà xấu mù xấu đui thì ai mà thèm (theo kinh nghiệm, để khiến người dùng móc ví: phải được mắt rồi mới đến chất lượng, thương hiệu chỉ có sau khi có khách hàng sẵn sàng móc ví, OK?). Đừng can thiệp khi design đang làm việc, sáng tạo không phải thứ mà mấy bác có thể chõ mõ vào chém bậy bạ được, OK?
– Dev(s) mấy bác này mới là thợ này, không phải thằng chiên (xào) gia trên kia, dù cái thằng trên kia dư sức làm được.

2)Yếu tố phi con người:
– Phê duyệt của cấp trên cho phép triển khai
– Chi phí cho vụ tích hợp này (có thể là mua/nâng cấp tài khoản quảng cáo của Facebook hoặc Google Ads, trả xèng cho mấy bác dev(s) mua mì gói để OT …)
– Tài khoản Facebook Business Manager/ Google Adwords có thể dùng shared library business data
– Và n thứ linh tinh khác (vuốt thằng đầu tiên của yếu tố con người, cầu cho nó đừng có vẽ thêm thì mấy yếu tố này sẽ tối giản – theo kinh nghiệm cá nhân).

Sau khi hoàn thành xong toàn bộ phần việc của các bác, còn một bước chờ Fakebook và Google duyệt các quảng cáo (policy của mấy bác thì đầy rẫy, nhưng mà an tâm là người Tây họ làm việc đàng hoàng, không có vẽ vời nhằm moi tiền/ đòi hối lộ như dân Việt mình).