Chỉ số KC/KD (Keywords Competitve hoặc Keywords Difficutly) – Độ khó từ khóa mà mình hay check bằng Tool Kwfinder.com hoặc Ahrefs.com.

Cuối cùng đã BÙA VÀ CÓ THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC! Cơ bản độ chính xác của những chỉ số này chỉ chiếm tầm 70-75%.

Có những thị trường KC/KD(Keywords Competitve hoặc Keywords Difficutly) cực kỳ cao. Mình cứ nghĩ nó khủng hoảng ai dè khi triển khai ai dè nó lại dễ.

Có những thị trường KC/KD(Keywords Competitve hoặc Keywords Difficutly) thấp lè tè 1x,2x. Mười mấy, hai mấy. Nhưng có những đối thủ cao tay, họ phối hợp BÙA CHỈ SỐ. Làm cho Kwfinder hoặc Ahrefs chỉ hiển thị con số độ cạnh tranh cực kỳ thấp. Kéo mức độ cạnh tranh của toàn ngành hàng đi xuống. Anh em nghĩ nó dễ nhảy vào đánh SEO thì hóa ra lại bị vỡ mồm.

Đa phần những Tools này chỉ dựa trên links, số lượng links, đặc điểm chỉ số của links. Nên đa phần điểm On-Page, Internal Links, Cấu trúc Web… bị bỏ quên, có những trang links nhiều nhưng On-Page kém. Thì tools nó báo chỉ số cạnh tranh khá cao, tuy nhiên nếu mình hiểu điều này.

Nếu làm On-Page kỹ vs thêm một ít links thì có thể đè được đối thủ mà không cần phải bận tậm. Và ngược lại, có những thằng nó On-Page rất kỹ và chặt chẽ, số lượng links nhìn thấy ít, nên chỉ số hiển thị sẽ không có cạnh tranh cao.

Và còn một vài yếu tố dựa trên khía cạnh kỹ thuật chuyên sâu khác nữa, để bùa được chỉ số cạnh tranh trung bình. Làm cho mọi người ngộ nhận về độ cạnh tranh của ngành.

Cho nên anh em dùng Tools hỗ trợ SEO. Thì nên hiểu rõ nguyên lý của nó, tránh bị phụ thuộc quá nhiều mà làm đánh mất đi tư duy đúng về phương pháp SEO nha.

toi-uu-keyword-seo-onpage

Đánh giá và phân bổ keyword trong website công việc gây nhức đầu nhất khi SEO

Độ mạnh của các Website ở trang 1

  • Yếu tố cuối cùng trong việc xác định độ khó từ khóa Seo nhưng cũng không kém phần quan trọng đó chính là độ mạnh yếu của các website ở trang 1. Nếu như các yếu tố bên trên của các bạn đều tốt nhưng khi gõ từ khóa trên google thì kết quả trả về với các website ở vị trí 1,2,3 đều là các website lớn, tuổi đời lâu, thậm chí là các website của các báo lớn, thì  độ khó từ khóa Seo đang từ thấp trở nên rất cao.
  • Vì các website đó lâu đời, có lượng truy cập lớn luôn được google ưu tiên hơn hẳn. Các website mới thành lập, ít lưu lượng rất khó cạnh tranh với các website này. Nhưng không phải là không Seo được.
    Để xác định độ mạnh yêu của cac website có rất nhiều chỉ số tuy nhiên cá nhân mình hay quan tâm tới các chỉ số sau:
    – Tuổi đời của website ( domain ): Google luôn ưu tiên các website hoặc tên miền ra đời trước, có uy tín cao  và có giá trị hơn website mới xuất hiện.
    – Lưu lượng truy cập vào website : Quá rõ ràng, các website có lưu lượng truy cập lớn, lượt tìm kiếm nhiều hơn thì luôn luôn được ưu tiên trong công cụ tìm kiếm của Google. Vì thế bạn hãy cố gắng cho website của mình có càng nhiều lượt truy cập thật càng tốt .Tuy nhiên đừng dùng lưu lượng truy cập bẩn nhé, rất dễ bị Google phạt đó.
    – Liên kết nội bộ ( tối ưu onpage ): đó là những vấn đề như menu, thanh điều hướng, cách thức liên kết từ một trang web này đến một trang web khác, nội dung bài viết không trùng lặp, cấu trúc bài viết chuẩn Seo. Nó giúp các bạn có thể điều hướng được bot của các công cụ tìm kiếm và cũng có thể điều hướng được người dùng nếu chúng ta làm tốt khâu nội dung. Nếu liên kết nội bộ tốt thì website càng mạnh và thu hút được người dùng ở lâu trên website
    – Liên kết từ bên ngoài ( tối ưu offpage ) : đây là phần nổi bật nhất nó là một thành phần quan trọng để xác định sức mạnh của một trang web. Nhưng website có lượng backlink lớn, trỏ về từ các website lớn và cùng chủ đề thì càng mạnh và khó vượt top khi Seo.

Lời kết

  • Trên đây là một số cách giúp các bạn đánh giá độ khó từ khóa Seo cũng như xác định độ khó của chiến dịch Seo để có thể báo giá cho khách hàng chính xác. Các cách trên chỉ giúp các bạn đánh giá độ khó từ khóa Seo hiệu quả  trong 1 giới hạn nhất định, để nâng cao hiệu quả thì còn phụ thuộc vào kinh nghiệp Seo các dự án có liên quan khác của các bạn