Nói “định vị thương hiệu”; “khác biệt hóa thương hiệu” thì dễ, nhưng làm thế nào để trở nên khác biệt lại là điều khó thực thi với hầu hết doanh nghiệp.

Mô hình khác biệt hóa do ThanhsBrand sáng tạo hỗ trợ các doanh nghiệp có cái nhìn đơn giản và cụ thể về một phạm trù trừu tượng nhất trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu. Mô hình này là sự kết hợp giữa Chiến lược cạnh tranh của Michael E. Porter và Chiến lược định vị, chiến lược Khác biệt hóa của Jack Trout.
Mô hình chia làm 3 phần chính :

Phần 1: Các giá trị nền tảng.

Để xây dựng được các giá trị này, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Để trở thành một thương hiệu MẠNH, các giá trị nền tảng cần gợi cảm, nhưng phải được thực hiện một cách Kiên định.

Phần 2: Chuỗi giá trị.

Chuỗi giá trị là một phạm trù do Michael E. Porter xây dựng và được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động xây dựng chiến lược cạnh tranh và chiến lược Marketing cho Doanh nghiệp.

Trọng tâm của mô hình DNA cũng là việc khai thác Chuỗi giá trị dựa trên nền tảng chiến lược Định vị thương hiệu.

images (4)

Mô hình Chuỗi giá trị
Đây chính là phạm trù hàm chứa sự sáng tạo, cải cách, phát minh… để cụ thể hóa những giá trị nền tảng chưa định hình rõ ràng.

Theo mô hình này, tất cả các yếu tố hỗ trợ cho sự “khác biệt hóa” thương hiệu như định vị cạnh tranh, tính cách, hình tượng, thông điệp thương hiệu… phải được chắt lọc và thể hiện xuyên suốt trong từng mắt xích của chuỗi giá trị. Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp cần nghiên cứu tổng thể chuỗi giá trị của mình và của đối thủ cạnh tranh; trong mỗi khâu, mỗi quy trình đều có thể tìm ra điểm đặc biệt độc đáo, tạo ra sự khác biệt so với đối thủ và phù hợp với tính cách, hình tượng thương hiệu dự kiến.

mô hình đổi mới

Đổi mới – sáng tạo quy trình, mô hình hoặc sản phẩm – một trong các phương pháp hữu ích để khác biệt hóa chuỗi giá trị của Doanh nghiệp.

Phần 3: KHÁC BIỆT HÓA.

Chúng tôi cũng gọi sự khác biệt hóa sau khi đã kết tinh qua chuỗi giá trị là mã gen di truyền của Doanh nghiệp (DNA); bộ mã gen này có tính quyết định sự phát triển bền vững của thương hiệu.

sự khác biệt của thương hiệu

Phần 3 được định nghĩa là “Thay đổi thế giới”. Bằng sự sáng tạo độc đáo, tạo nên những điều khác biệt có giá trị bền vững, các thương hiệu có thể tự hào đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt thế giới; đem lại cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp hơn với vô vàn trải nghiệm thú vị.

Nguồn tham khảo: ThanhsBrand