1. Xây dựng chiến lược về giá cả cạnh tranh nhằm thu hút và xây dựng niềm tin với khách hàng:
– Giá cả là 1 trong yếu tố cạnh tranh mạnh nhất hiện tại.
– Nhà kinh doanh sử dụng giá như một công cụ cạnh tranh sắc bén.
– Tâm lý của người tiêu dùng luôn trong tình trạng phải cân đối tài chánh các khoản chi hơp lý khi mua sắm mới hoặc thay thế.
– Xác định mức giá chào hàng, giá bán, giá sản phẩm mới… cho từng mặt hàng, kênh phân phối, thời gian, địa điểm tiêu thụ, phương thức thanh toán…
– Điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh doanh
– Chủ động thay đổi giá trước sự thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh.

2. Marketing Chiến lược về giá cả (Price Strategy)
a. Chính sách giá linh họat:
Đưa ra cho khách hàng khác nhau các mức giá khác nhau trong cùng điều kiện cơ bản và cùng khối lượng.


chính sách giá marketing

b. Chính sách giá theo chu kỳ sản phẩm:
Thường được đưa ra để lựa chọn mức giá cho các sản phẩm mới. Mức giá cụ thể (cao hay thấp) có thể có ảnh hưởng lớn đến thời gian cần thiết để vượt qua phân kỳ “xâm nhập thị trường” và khả năng bán hàng ở các phân kỳ tiếp theo do mức độ hấp dẫn của cạnh tranh và sản phẩm thay thế.
– Chính sách giá “hớt váng”: Đưa ra mức giá cao nhất – cố gắng bán ở mức giá cao nhất của thị trường nhằm tăng tối đa việc hớt phần ngon của thị trường.
– Chính sách giá “xâm nhập”: Đưa ra một mức giá thấp để có thể bán được hàng hoá với khối lượng lớn trên thị trường.
Chính sách giá “giới thiệu”: Đưa ra mức giá thấp bằng cách cắt giảm giá tạm thời để lôi kéo sự chú ý và dùng thử của khách hàng.
– Chính sách giá “theo thị trường”: Đưa ra mức giá trên cơ sở phân tích các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

c. Chính sách giá theo khu vực (chi phí vận chuyển): nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, sản phẩm phải được vân chuyển đến địa điểm sử dụng theo yêu cầu của họ

d. Chính sách giảm giá: chính sách kích cầu, chăm sóc khách hàng, khuyến mãi…

e. Chính sách giá theo nhóm, đối tượng khách hàng : theo từng cấp độ, phân loại đối tượng khách hàng,