Tài chính đầu tư đơn giản (nhưng lại cực khó) là bài toán giải quyết mối quan hệ của hai yếu tố Rủi Ro và Lợi Nhuận.

Nói về risk ở VN một cách bài bản chắc cần off-line ít nhất một ngày. Ở Mỹ, risk-free được xem là đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ. Ở VN, không có lựa chọn đầu tư risk-free tuyệt đối, nhưng về cơ bản risk-base có thể coi là tiền gửi tại NH thương mại của nhà nước, với mức return trong nhiều năm tới có thể tiệm cận 10% .

Như vậy khi đầu tư vào bất cứ lĩnh vực gì, khi bạn cầm chắc phần return kha khá so với cái base 10% thì mới nên xem xét để làm. Nhưng khi đó bạn phải hiểu rõ, và phải GIẢM TRỪ được tất cả các thể loại rủi ro khác so với tiền gửi NH. Các rủi ro đó có thể mang tính hệ thống như: vĩ mô, pháp lý, ngành, thị trường… Hay mang tính riêng lẻ như: năng lực, tổ chức, kinh nghiệm, qui trình, con người, quan hệ, dự báo…

Câu hỏi còn lại là % chính xác của return là bao nhiêu để bù được mức độ rủi ro mà bạn cảm nhận được. Nên nhớ, chỉ có bạn mới là người có câu trả lời chính xác nhất.

Risk và Return trong khởi nghiệp

Đối với các bạn khởi nghiệp, lời khuyên của tôi là:

1. Hãy tìm hiểu về mô hình kinh doanh trên một trang giấy (9 ô), nhằm cụ thể hoá ý tưởng đầu tư của mình
2. Phân tích rủi ro từ hệ thống vĩ mô, cũng như những đặc điểm riêng từ hoàn cảnh vi mô, đừng quên phân tích cả mô hình 5 forces của M. Porter
3. Nếu thấy Risk & Return đáng xem xét sâu hơn, hãy lập kế hoạch chi tiết cho 9 cái ô tổng quát của mô hình kinh doanh, để đánh giá sát hơn khả năng thành công của dự án

Làm tốt 3 bước trên, khả năng thành công sẽ cao hơn, còn lỡ như thất bại, bạn sẽ giảm trừ được rất nhiều rủi ro cho lần lập nghiệp kế tiếp.