Theo báo cáo của Nielsen, 80% người tiêu dùng ở Đông Nam Á sở hữu một smartphone và phân nửa số hộ gia đình (50%) tham gia cuộc khảo sát đều có máy tính bảng. Người tiêu dùng ở Đông Nam Á trung bình tốn 22 giờ đồng hồ mỗi tuần cho việc lên mạng, so với con số 19 giờ của năm 2011.

Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về mức độ tiêu thụ thiết bị công nghệ và thời gian cho việc lên mạng, thói quen sử dụng thiết bị công nghệ để xem các nội dung số của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi; 9 trong số 10 người tương tác với 2 màn hình cùng một lúc, và đáng kể là 8 trong số 10 người có thể tương tác với 3 màn hình cùng lúc.

“Sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị có kết nối, đặc biệt là smartphone và máy tính bảng, là công cụ tạo sự chuyển biến trong việc xem các nội dung truyền thông của người tiêu dùng, thay vì chỉ tập trung ở các kênh truyền thống thông qua các thiết bị phát sóng và truyền hình cáp như trước đây”, bà Nancy Jaffe, người đứng đầu trong việc thực hiện bản báo cáo Nielsens Cross Platform trong khu vực Đông Nam Á, phát biểu.

Đối với các doanh nghiệp truyền thông, việc hiểu được thói quen xem các nội dung truyền thông của người tiêu dùng ngày càng trở nên quan trọng, để có thể cung cấp đúng nội dung vào đúng thời điểm, hợp tác với các nhà quảng cáo để phát hiện ra những cơ hội mới giúp gia tăng tính kết nối và tương tác với người tiêu dùng.

content marketing

QUYỀN KIỂM SOÁT VÀ QUYỀN CHỌN LỰA

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ phát sóng truyền hình internet tại Thái Lan (76%) và Philippines (71%), truyền hình vẫn là kênh chính dùng để phát các dịch vụ nội dung phong phú, tuy nhiên, các kênh thay thế khác cũng đang phát triển: hơn 6 trong 10 người tiêu dùng trực tuyến trong khu vực Đông Nam Á xem tivi và xem phim bằng các kênh trực tuyến như video theo yêu cầu. Mạng xã hội YouTube ngày càng được thừa nhận như là một “kênh tivi” cơ bản.

TĂNG MỨC ĐỘ XEM VIDEO TRỰC TUYẾN

Xem video trực tuyến là một cách giải trí phổ biến đối với người tiêu dùng kỹ thuật số ở Đông Nam Á, và phần đông xem video trực tuyến ít nhất là hằng tuần. Việt Nam có tỷ lệ xem vidieo trực tuyến cao nhất trong khu vực (91% xem hằng tuần), trong khi Singapore là nước có tỷ lệ sử dụng internet cao nhất trong khu vực lại là nơi có tỷ lệ xem video trực tuyến thấp nhất trong số những người tiêu dùng trực tuyến (chỉ 56% xem hằng tuần).

Máy tính xách tay và máy tính để bàn là các thiết bị kết nối phổ biến nhất để xem video theo yêu cầu (85%), tiếp theo là điện thoại di động (43%) và máy tính bảng (33%).

Người tiêu dùng nhận ra và hiểu được rằng họ phải trả chi phí cho nội dung mà họ xem; phần lớn cho biết họ hy vọng hoặc là trả tiền để xem video trực tuyến, hoặc có thể kết hợp xem video có quảng cáo. Hầu hết người Đông Nam Á thích xem các video có lồng ghép quảng cáo hơn là xem các video phải trả tiền hoặc là không có quảng cáo, vì các video này miễn phí.

Quan trọng hơn, 80% người tiêu dùng kỹ thuật số Đông Nam Á bị thôi thúc tìm kiếm một sản phẩm mà họ thấy trong mục quảng cáo khi xem video trực tuyến, và kết quả là 62% đặt mua sản phẩm.