Email marketing vẫn đang là một trong những công cụ digital marketing hiệu quả nhằm truyền tải những thông điệp mong muốn đến với khách hàng mục tiêu. Vậy đâu là những loại thông điệp mà các doanh nghiệp thường sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu.

Có thể bạn quan tâm: Tổng quan về SMS và Email Marketing

Trước khi nói đến các loại thông điệp phổ biến, chúng ta cần nhắc lại một chút về mục đích của Email marketing. Tất cả những chiến dịch, nội dung, hình thức… đều nhằm thực hiện những mục đích như: thúc đẩy doanh số bán hàng, giảm chi phí tiếp thị, nâng cao nhận thức về thương hiệu. Dưới đây là 5 loại thông điệp phổ biến mà chúng ta cần ghi nhớ:
Những công việc bạn cần thực hành rất nhiều và trong những công việc đó, bạn không thể bỏ qua 5 loại thông điệp Email Marketing mà bài viết này sẽ đề cập sau đây.

Nhận biết: Với loại thông điệp này, những thông tin đưa ra phải ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo giúp khách hàng nhận diện được sản phẩm của bạn giữa vô số những cái tên khác trong thị trường. Hành động này không mang lại những hiệu quả về mặt doanh số, lợi nhuận ngay lập tức, nhưng về lâu về dài sẽ giúp bạn phát triển.

Cân nhắc: Cân nhắc là một bước quan trọng trong hành vi của khách hàng. Đây là lúc email marketing phát huy tác dụng khi đưa ra nhiều cách thức khác nhau để có thể tiếp nhận thông tin một cách chủ động theo cái cách mà họ muốn.

các loại thông điệp email marketing phổ biến
Hành động: Kêu gọi hành động từ phía khách hàng. Đó là phần không thể thiếu. Để làm được điều này quả không đơn giản, bạn cần phải biết đâu là thời điểm thích hợp để đưa ra thông điệp này, tránh gửi tới những người đang trong quá trình tìm hiểu thông tin hoặc những khách hàng chưa sẵn sàng cho việc mua hàng của bạn.

Sử dụng sản phẩm: Đây là bước được thực hiện sau khi khách hàng đã mua sản phẩm của bạn. Thông điệp ở bước này sẽ bao gồm những hướng dẫn chi tiết cách sử dụng, thăm dò, lấy ý kiến phản hồi của họ về quá trình sử dụng. Một trong những mục đích chính của thông điệp này là giúp cho khách hàng của bạn cảm thấy họ được quan tâm, chăm sóc, từ đó mối quan hệ trở nên bền chặt hơn.

Trung thành: Để có được sự trung thành từ khách hàng của mình, bạn phải giữ hình ảnh sản phẩm của mình, tạo dựng mối quan hệ thân thiết, xây dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Đó là nền tảng cho sự phát triển kinh doanh bền vững.