Email Marketing Template là những mẫu Email được soạn sẵn để phục vụ cho việc gởi Email Marketing. Một Email Marketing Template được thiết kế dưới dạng HTML. Có rất nhiều nhà cung cấp Email Marketing Template miễn phí, bạn có thể tải về chỉnh sửa để sử dụng lại, hoặc có thể tự thiết kế cho mình một Email Marketing Template hấp dẫn.

Cấu trúc của một Email Marketing Template

Như một trang web, Email Marketing Template cũng có cấu trúc bao gồm phần header (có banner và tiêu đề), phần thân (body) và phần chân email (footer).

Phần Header
Ở phần này bạn có thể đặt liên kết unsubscribe để những người dùng “khó tính” đừng Click vào nút Spam trong hộp thư. Banner bao gồm Logo công ty và tiêu đề của email được thiết kế bên trong phần này.

Phần thân Email
Ở phần thân Email có các lựa chọn sau, bạn có thể thiết kế phần thân với 1 cột duy nhất, nhưng cũng có thể thiết kế phần thân với 2 cột tùy vào tính chất và yêu cầu của thông điệp truyền tải.

Phần chân Email – Footer
Phần này nên để thông tin liên hệ và một lần nữa để lại đường link Unsubscribe để người dùng có thể từ chối nhận email nếu họ không thích.

KPI trong email marketing

KPI trong email marketing

KPI trong email marketing các chỉ số đánh giá hiệu quả với email marketing rất rõ ràng và dễ dàng để chúng ra đưa ra kết luận là email marketing có hiệu quả hay không, cần tối ưu điều gì để nâng cao hiệu suất hơn nữa. Sau đây tôi nêu rõ ý nghĩa từng thông số và cần làm gì để cải thiện nó.

1) Delivery Rate: số lượng email thực tế đến được hộp thư của khách hàng/ tổng số email gửi đi. Thông số này quyết định hiệu suất “đẩy” email đi của hệ thống. Nếu thấp, smtp server của bạn đang có vđề (thực tế tôi đổi smtp server khác).

2) Reject: Email bị hệ thống từ chối. Lý do: nội dung email của bạn có vđề (bạn chưa spin tiêu đề/nội dung, hình ảnh chèn vào quá nhiều, file đính kèm quá nặng, ko chèn unsubcri vào footer,…)

3) Bounce: số lượng mail chết quá nhiều. 1 số smtp server quy định rất rõ số lượng email chết maximum trên mỗi chiến dịch gửi đi. Bạn tự tin là email của bạn toàn bộ là opt-in, nhưng bạn có tin ko opt-in thì opt-in mail chết vẫn đầy rẫy trong đó. Dùng phần mềm lọc lại cho chắc bạn nhé (nếu ko biết phần mềm nào “chuẩn mực” trong chuyện này tôi sẽ tặng bạn

4) Complaint email: email mà người dùng mở lên họ đọc nội dung của bạn nhưng cảm thấy “vô vị” và bực mình, họ đánh dấu là spam. Chú ý câu chữ để đừng gây phản cảm.

5) open rate: số lượng email được mở trên tổng số email đến hộp thư, nếu thấp bạn hãy lưu ý: thời gian gửi và cách đặt tiêu đề nhé

6) click rate: số lượng click vào link trên tổng số email được mở. nếu thấp có 2 vđề ở đây: nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng bạn đã tiếp cận sai, cách viết email phải nửa úp nửa mở, gợi sự tò mò, và tăng dần về cảm xúc

7) Unsubcribe: người ta cảm thấy phiền hà khi đọc mail của bạn và ko mong muốn nhận mail trong thời gian tới và người ta bấm vào mục Unsubcribe trong footer email. Ngôn ngữ trong email nên nhẹ nhàng, tế nhị và tôn trọng người đọc bạn nhé.