Contents

BƯỚC 1: Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu

Đây là BƯỚC QUAN TRỌNG NHẤT của việc xây dựng thương hiệu vì nếu xây dựng sai lầm nền móng thì khó có thể điều chỉnh sau này. Các chất liệu cơ bản để xây dựng nền móng bao gồm:

+ Các nhận biết cơ bản của thương hiệu: là logo, màu sắc, bao bì, nhãn mác, nhạc hiệu, đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu đó khác biệt với thương hiệu khác. Ví dụ đặc tính cơ bản của iPhone là: Điện thoại di động cao cấp; Sử dụng hệ điều hành iOS độc lập và biểu tượng là quả táo cắn dở thể hiện cho sự sáng tạo

+ Các Lợi ích thương hiệu: là lợi ích lý tính (lợi ích về mặt thực tiễn) và lợi ích cảm tính (lợi ích về mặt cảm nhận) của thương hiệu đó mang lại cho người tiêu dùng.

+ Niềm tin thương hiệu: Niềm tin nào chứng tỏ rằng thương hiệu sẽ mang lại lợi ích cho người dùng, lý do khách hàng muốn gắn bó với thương hiệu

+ Tính cách thương hiệu: Nếu thương hiệu đó biến thành người thì người đó sẽ như thế nào, tính cách người đó ra sao, biểu hiện như thế nào?

+ Tinh chất thương hiệu: là tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt và đặc trưng, thường được xây dựng trong logo và câu slogan của thương hiệu.

thương hiệu và marketing

BƯỚC 2: Định vị thương hiệu

Xác định vị trí của thương hiệu trong “não” của người tiêu dùng (người tiêu dùng sẽ nhớ gì về thương hiệu đó). Tại sao phải định vị?

Hàng ngày hàng giờ, người tiêu dùng tiếp nhận hàng núi thông tin, quá tải với trí nhớ của họ nên không thể nhớ được hết các thông tin thu nhận. Họ chỉ có thể nhớ những gì rõ ràng, đơn giản và khác biệt.

Nếu thương hiệu không được xác định rõ nằm ở đâu trong não người dùng thì họ không bao giờ nhớ được thương hiệu đó.

Định vị thương hiệu nhằm truyền thông tính chất của thương hiệu một cách đồng nhất trên mọi phương tiện truyền thông từ đó xây dựng tài sản của thương hiệu

BƯỚC3: Xây dựng chiến lược thương hiệu

Sau khi đã định vị được thương hiệu, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu trong ngắn hạn (1-3 năm) và dài hạn (3 năm trở lên), bao gồm:

+ Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm
+ Ngân sách cho khuếch trương thương hiệu trong từng năm.
+ Kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn.
+ Nguồn lực cần thiết để thực hiện
+ Kế hoạch đa dạng hóa sản phẩm
v.v…

7 nguyên tắc vàng về thương hiệu

BƯỚC 4: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho thương hiệu

Sau khi đồng ý chiến lược về thương hiệu, người quản lý thương hiệu dựa trên ngân sách của từng thời điểm để lên kế hoạch truyền thông cho cả năm. Kế hoạch bao gồm tháng nào tiêu bao nhiêu tiền, quảng cáo thông điệp nào, tiếp cận đến những đối tượng nào, trên các kênh nào, ở các khu vực địa lý nào….

BƯỚC 5: Đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông

Sau mỗi giai đoạn truyền thông, cần có sự đo lường hiệu quả của chiến dịch truyền thông thương hiệu để có sự hiệu chỉnh kịp thời.

Các thông tin thường phải được thu thập bao gồm:

Có bao nhiêu % người biết đến thương hiệu (brand awareness)?
Họ nhớ được những yếu tố nào của thương hiệu đó?
Họ có nhận xét về thương hiệu đó thế nào?
Có bao nhiêu % người dùng thử nghiệm các sản phẩm của thương hiệu đó?
Có bao nhiêu % người dùng lần đầu các sản phẩm thương hiệu đó?
Có bao nhiêu % người tiếp tục dùng sau lần đầu tiên?
Có bao nhiêu % người giới thiệu cho người khác về thương hiệu?
v.v….

thương hiệu tốt, hấp dẫn

Trên đây là 5 bước cơ bản để bắt đầu xây dựng thương hiệu, đây là một lộ trình dài hạn và cần được đầu tư bài bản, tuy nhiên sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn trong dài lâu, vì vậy hãy kiên trì thực hiện theo kế hoạch để tạo dựng một chỗ đứng cho thương hiệu của mình trên thị trường và trong tâm trí của khách hàng bạn nhé.

Nguyễn Khiết