Trong vài năm qua, Google đã phát hành nhiều bản cập nhật thuật toán trong đó có Panda, Penguin, Pigeon và Hummingbird là lớn nhất. Kế đến là những thông tin cập nhật về dữ liệu có cấu trúc, và các hình phạt cho những hệ thống link Spam.

Lý do của Google trong mỗi lần update hay tung ra thuật toán mới đều vì Google muốn người dùng để có hạnh phúc, khi họ truy cập vào trang web của bạn. Và cách duy nhất giúp Google biết điều này đó là dựa vào sự hài lòng của người dùng khi truy cập trang web của bạn.

Google thu thập dữ liệu để hiểu được hành vi của người dùng khi tương tác với nội dung của bạn. Và để làm tốt điều này các Webmaster cần phải thực hiện SEO Onpage (một thuật ngữ quá quen thuộc với các SEOer trên toàn thế giới).

Vấn đề về SEO Onpage là bạn cần chú ý những khâu onpae bắt buộc phải có khi tối ưu trang web để từ đó giúp cải thiện lượng truy cập vào website của bạn, tăng thứ hạng website của bạn trên Google và giúp cho quá trình SEO Offpage được dễ dàng hơn.

CÔNG VIỆC ONPAGE MÀ BẠN CẦN LÀM:

1. Tốc độ trang web: 47% các đối tượng mục tiêu của bạn mong muốn trang web của bạn để tải trong 2s. Hơn nữa, theo nghiên cứu của Radware khoảng hơn một nửa số người mua sắm trực tuyến của Mỹ sẽ không mua từ một trang web nếu nó tải chậm.

tang-toc-do-load-web

Tăng độ load website

Nếu các bạn thấy rằng website của mình chưa có được tốc độ load trang như mong muốn, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia lập trình để nhờ họ tư vấn và tối ưu tốc độ tải trang. Ngoài ra đối với các bạn sử dụng mã nguồn WordPress, có thể bạn cần xóa 1 số Plugin không cần thiết để tốc độ load trang được cải thiện ngay lập tức.

2. Thân thiện với thiết bị di động: Thời điểm hiện tại tỷ lệ người dùng sử dụng thiết bị di động để truy cập internet đã ngày càng gia tăng, thậm chí chiếm hơn 70% lượng truy cập vào trang web so với máy tính để bàn. Việc website của bạn không thân thiện với thiết bị di động sẽ làm giảm đáng kể độ uy tín cũng như trải nghiệm của người dùng. Và đừng quên nếu thiếu phiên bản Mobile, website của bạn sẽ bị Google đánh giá thấp và dần xuống hạng. Xây dựng một giao diện Mobile không hề khó, có khá nhiều kiểu tối ưu tuy nhiên theo tôi bạn chỉ cần lưu ý tới công nghệ Reponsive (Giao diện co dãn theo kích thước màn hình).

Tính tương tác của quảng cáo mobile

3. Tối ưu hóa Crawlability
Trong thực tế để thành công trong SEO chỉ đơn giản làm tốt 3 yếu tố quan trọng:
Crawlability
Nội dung
Liên kết

seo offpage rất quan trọng
Và đừng bao giờ quên rằng, để Google có thể thu thập dữ liệu trên trang web của bạn, bạn cần trỏ các đường dẫn một cách chính xác. Bởi nếu các đường dẫn của bạn trỏ không chính xác hoặc đưa ra những thông tin không liên quan thì Google sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu rõ cấu trúc và sơ đồ website cũng như nội dung bạn đang muốn truyền tải.

4. Tối ưu các thẻ Heading
Các thẻ Heading luôn là một trong những tiêu chí quan trọng để giúp Google Bots hiểu được nội dung trang web của bạn để từ đó xếp hạng trang web của bạn được tốt hơn. Đừng bao giờ quên các tiêu chí quan trọng của thẻ Heading như:

The H1-H6-SEO-ONPAGE

Các thẻ H1 – H6 sử dụng trong quá trình làm SEO Onpage

Mỗi trang chỉ nên có 1 thẻ H1, các thẻ H2 hỗ trợ thông tin cho thẻ H1, các thẻ H3 hỗ trợ thông tin cho thẻ H2.
Nếu bạn không chèn các thẻ Heading vào trong bài viết, Google vẫn có thể thu thập và hiểu rõ nội dung của bạn, tuy nhiên nếu bạn chèn các thẻ Heading một cách hợp lý chắc chắn sẽ giúp Google hiểu rõ nội dung của bạn hơn và Index dữ liệu của bạn nhanh hơn.

5. Các thẻ Meta Property

Khai báo đầy đủ các thẻ Meta Property sẽ giúp Google dễ dàng thấu hiểu cấu trúc website của bạn hơn từ đó tăng độ Trust của trang web bởi khi khai báo các thông tin trong thẻ Meta Property sẽ giúp Google biết rõ website của bạn thuộc loại nội dung nào ngoài ra các thẻ Meta Property này cũng giúp các hệ thống mạng xã hội dễ dàng hiển thị các thông tin một cách đầy đủ khi bạn share lên các mạng xã hội tương ứng (ví dụ như ảnh đại diện, tiêu đề và các nội dung trong thẻ miêu tả).

6. Meta mô tả:
Thông tin trong thẻ miêu tả chứa 160 ký tự là tối đa, nội dung được viết trong thẻ miêu tả này sẽ xuất hiện ngay bên dưới thẻ tiêu đề. Các nội dung đó sẽ cung cấp cho người đọc thêm các thông tin chi tiết về nội dung họ sẽ đọc khi Click vào trang web của bạn.
Bạn không cần phải nhồi nhét từ khóa trong meta mô tả như một số chuyên gia hay tài liệu SEO tư vấn. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc các từ khóa có liên quan đến từ khóa chính mà bạn đang nói tới.
Ví dụ, nếu từ khóa chính của bạn trong tiêu đề là ” Cách tăng lượt truy cập cho trang web ,” bạn có thể sử dụng một số từ khóa dưới đây để đưa vào thẻ miêu tả.

Thẻ Mô Tả (Meta Description Tag)
+ Gia tăng lượng khách truy cập trang web
+ Đẩy mạnh lưu lượng truy cập miễn phí
+ Cách thu hút khách truy cập trang
+ Cách thu hút người truy cập website
Bạn thường có thể tìm thấy từ khóa liên quan khác dưới các kết quả tìm kiếm của bạn (ở dưới TOP 10 kết quả tìm kiếm trên Google luôn có những từ khóa liên quan đến truy vấn bạn đang tìm kiếm). Đó cũng là những biến thể mà bạn có thể sử dụng trong thẻ mô tả của bạn.