Khác hẳn với thuật toán tính giá thầu của Google, nơi người dùng tìm thấy thông tin và rời khỏi đó càng nhanh càng tốt, Facebook đã chọn một hướng hoàn toàn khác. Họ xây dựng hệ thống quảng cáo trên Vickrey-Clarke-Groves auction hay gọi tắt là VCG, một cơ chế đấu thầu từ các thập niên 60 – 70. Tên của cơ chế này có tên người chiến thắng giải Nobel năm 1996 là William Vickrey. VCG chỉ có ý nghĩa học thuật trong nhiều thập kỷ, cho tới khi Facebook quyết định sử dụng nó cho quảng cáo trực tuyến. VCG là một phiên đấu giá kín khi bạn chọn một giá thầu. Một cách dễ hiểu hơn, giá thầu là mức giá cao nhất mà bạn sẵn sàng trả cho 1 người bấm vào quảng cáo (CPC) hoặc cho 1000 lượt hiển thị (CPM) thay cho các nhà quảng cáo khác. Bạn không thể biết chính xác con số mà các nhà quảng cáo khác chọn lựa. Hấp dẫn hơn, VCG không tìm kiếm mức giá cao nhất. Nó còn tinh tế và phức tạp hơn thế. Có vẻ giống phụ nữ nhỉ ^^ Facebook đã điều chỉnh hệ thống phức nào này để sắp xếp thứ hạng không chỉ cho quảng cáo mà còn dùng cho tất các nội dung khác mà bạn nhìn thấy trên Facebook.
Với thuật toán đấu giá VCG, các bạn chắc chắn ko bao giờ biết được mình có bao nhiêu đối thủ, và giá thầu những người khác đang bid là bao nhiêu. Cũng giống như khi đánh Poker, bạn ko thể biết được bài của đối thủ đang có là gì, cho dù lúc đó bạn đang cầm đôi xì, thì cũng ko có nghĩa là bạn sẽ chắc chắn thắng ván đó, tứ quý xì thì vẫn còn thùng phá sảnh mà phải ko. Thứ duy nhất mà các bạn kiểm soát được chỉ là số tiền mà bạn đặt cược trong ván đó mà thôi.
Ở một phương diện nào đó, giống như đánh poker, khá nhiều người thích all in dù ko nắm chắc phần thắng (cờ bạc là may rủi mà phải ko), những người làm quảng cáo trong khá nhiều trường hợp cũng muốn thử đánh cược với may mắn của mình. Các bạn sẵn sàng dồn toàn bộ ngân sách quảng vào một chỗ và hy vọng doanh thu cũng tăng trưởng tương đương. Nhưng trong đại đa số trường hợp, khi các bạn để Facebook tự quyết định số phận của mình bằng Auto Bidding và All In thì đều chung một kết cục: Tắt nhạc.