Thỏ là một bạn tốt nghiệp loại khá một trường kinh tế ngoài Hà Nội. Ra trường, thỏ thấy content, Seo, Facebook marketing … đang sốt, học phát sau một vài tháng là kiếm tiền được ngay. Thỏ lấy làm sung sướng lắm.

Một ngày, thỏ gặp một cụ rùa lụ khụ đang ngồi gặm quyển marketing căn bản của Philip Kotler. Trong bị của cụ, thỏ thấy cơ man nào là NLP, Body Language, Nhà giả kim và Quảng cáo theo phong cách Ogilvy. Thỏ liền sà lại hỏi han khuyên nhủ:

– Cụ ơi, giờ đi học content là kiếm lương gần chục củ ngay, cụ việc giề phải tần mần mấy thứ này zậy.
– Cụ già rồi nên phải mần đống này thì mới chạy nhanh được.

marketing căn bản của Philip Kotler

Cụ rùa thủng thắng đáp.
Thỏ lấy làm lạ và cho rằng cụ rùa giừ rồi nên lẩm cẩm chăng. Thỏ nghĩ vậy rồi bỏ đi.

Một năm sau, thỏ đã kiếm lương trên chục củ, thỏ nghĩ mình cũng hoành tráng phết rồi. Trên đường tha thẩn, thỏ gặp lại cụ rùa xưa. Ăn mặc vẫn giản đơn vậy, cụ đang ngồi nhẫn nha gặm nhấm Những người khốn khổ.

– Cụ chạy đến đâu rồi cụ?

Thỏ hỏi thăm

– Cụ vẫn ở đây thôi, chưa chạy đến đâu cả. Chỉ là cụ có câu hỏi cho thỏ:
– Đố thỏ biết tại sao cụ lại lấy tiêu đề là : “thỏ và rùa” vậy?

Thỏ vò đầu bứt tai nghĩ mãi không ra. Mất ngủ cả đêm, sáng sớm hôm sau thỏ mò lại hỏi:

– Thế tại sao vậy cụ ?
– Vì trong tâm trí người xem, khi nhắc đến “thỏ” và “rùa”, ngay lập tức người xem sẽ cảm thấy rất thân quen. Họ sẽ nhớ về câu chuyện thỏ chạy đua với rùa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt hơn thì ở phía dưới ta phải viết là lạ, khang khác đi một chút khiến cho người xem cảm thấy vừa quen lại vừa lạ. Vậy mới hấp dẫn người xem. Đặc biệt là ta hay đăng trong Facebook. Người xem chỉ dành vài giây để “lướt qua” tiêu đề và 4-5 dòng đầu của bài viết. Nếu trong khoảng thời gian này, ta không thu hút được họ xem tiếp thì “phêu” rồi.

Ồ, hay nhỉ, thỏ như nhớ ra cái gì đó, cái này vốn là căn bản, cơ mà qua lời cụ, nó sinh động và dễ nhớ hơn nhiều thật. Thỏ nghĩ bụng và nghe tiếp.

– Bản thân từ ngữ không có nghĩa, ấn tượng hay cảm xúc, ví dụ nếu người đọc chưa bao giờ nghe về câu chuyện “ thỏ và rùa” thì cách dùng từ này cũng “phêu”. Từ ngữ chỉ có sức mạnh với người xem nếu họ đã trải qua một quá trình tiếp xúc lâu dài và dần hình thành ấn tượng hay cảm xúc với từ ngữ đó. Ví dụ như các từ: cừu, rắn, sư tử, đại bàng, sói, cáo … sẽ gây ấn tượng gì nếu ta dùng nó để ám chỉ một ai đó.

cuộc đua giữa rùa và thỏ

– Để nhấn mạnh một người đàn ông – một thương hiệu rất “men lì” , ta sẽ dùng cách nào để miêu tả ? Trong truyện “Ông già và biển cả” tác giả đã miêu tả về sự dũng cảm của một ông lão sau khi đã chiến đấu một mình với bầy cá mập giữa biển khơi như sau “ Lão ngủ thiếp đi và mơ về những con sư tử”.

– Từ “sư tử” sẽ có hiệu quả ngay lập tức vì nó gợi nhớ đến những cảm xúc và ấn tượng có sẵn trong tâm trí người xem. Bài viết cũng vì thế mà ngắn gọn và “mềm” đi rất nhiều.

– Ngoài ra, còn có rất nhiều từ ngữ có khả năng thôi miên người xem nữa, nếu biết dùng đúng cách. Chờ cụ nghiền ngẫm thêm một thời gian nữa cho chuẩn thì cụ sẽ lại chỉ tiếp cho thỏ nhé.

Thỏ cám ơn cụ rùa rồi trầm ngâm đi tiếp.

– Mình vẫn tự cho là giỏi content mà giờ thấy còn nhiều điều chưa biết phải học hỏi quá.

Thỏ ngẩng mặt nhìn lên, bầu trời cao và trong xanh quá. Và thỏ thấy mình có thêm đôi cánh…