Để trả lời khái niệm time onpage là gì? time onsite là gì? các bạn cần phải hiểu đúng và phân biệt được hai yếu tố này đó là của phiên (sesstion) hay của user (người dùng).

Một user có thể có nhiều phiên truy cập website của bạn trong 1 ngày. Số user bao giờ cũng nhỏ hơn hoặc bằng số phiên.

1. Time onpage là gì?

Nói đến time onpage theo Google Analytics là lượng thời gian trung bình người dùng đã bỏ ra xem một trang hoặc 1 màn hình hay tập hợp các trang hoặc màn hình được chỉ định.

sesstion hay của user

2. Time onsite là gì?

Nói đến time onsite theo Google Analytics là nói tới lượng thời gian trung bình của 1 phiên trên toàn bộ website.

Người quản lý SEO không chỉ đưa ra KPI là thời gian trung bình của 1 phiên vì điều đó chưa đánh giá đúng chính xác nội dung của bạn đã tốt hay chưa? (Lưu ý Google Analytics bắt đầu tính thời gian này từ khi website của bạn được tải xong hoàn toàn).

Time onpage và time on site yếu tố nào cần quan tâm?

Với tôi time on site không phải là KPI chính khi làm SEO. Tôi quan tâm nhất đó là time onpage của landingpage mà tôi SEO. Bạn nào từng làm SEO cho affiliate chắc hiểu rõ nhất điều này. Người chơi affiliate luôn luôn muốn người dùng vào landingpage Sale đó và click mua hàng luôn còn người làm SEO thì luôn muốn người dùng lòng vòng có time on site cao, time on site cao đồng nghĩa với page view cũng cao. Sẽ có bạn bắt bẻ những site phim có time on site cao. Hãy lưu ý khi làm SEO thì nên so sánh cùng lĩnh vực của mình. Về logic SEO việc time on site cao thì đồng nghĩa với việc page view cũng cao nên khi làm file quản lý lập kế hoạch SEO tôi đã lược bỏ KPI là time on site mà chỉ đưa page view và time on page.

Session là gì

Để phân tích chi tiết theo từ khóa và landingpage chúng ta không nên bỏ qua yếu tố time on page. Để theo dõi thời gian trung bình trên landingpage SEO chúng ta truy cập vào Google Analytics:
Tìm tới: Behavior (Hành vi) -> Site content (nội dung trang web) -> All Pages (Tất cả các trang).

Hai yếu tố time onpage và time on site cực kỳ quan trọng nó là 1 yếu tố giúp Google đánh giá chất lượng nội dung landingpage SEO website của bạn (bên cạnh đó còn nhiều yếu tố khác như tương tác, tín hiệu mạng xã hội…).