Hãy cung cấp một giải pháp mà khách hàng tương lại thực sự cần, dựa trên các hoàn cảnh cụ thể của họ.

Bạn vừa phát triển một công nghệ tuyệt vời và hoàn toàn mới. Bạn đã đầu tư hàng ngàn giờ làm việc. Giờ mới đến phần khó khăn- bán sản phẩm của bạn. Nhiều người sáng lập công ty mới không có đội bán hàng để dựa vào, kết quả là doanh số bán hàng rất ảm đạm. Nhưng đây không nhất thiết phải là kết quả của việc đầu tư của bạn.

Một trong những sự thật cốt lõi về việc bán hàng mà các công ty mới cần hiểu là hành động bán hàng thực sự không hẳn là đẩy hàng hóa cho người khác mà thiên về giải quyết một vấn đề hơn.

Cao hơn nữa, qui trình bán hàng chính là giúp các khách hàng tương lai- bạn đang cố gắng cải thiện điều kiện hiện tại của khách hàng.

Nếu bạn cần giúp đỡ trong lĩnh vực bán hàng thì hãy cân nhắc 4 bí quyết sau đây:

kỹ năng bán hàng hiệu quả

1. Thay đổi quá trình suy nghĩ của bạn

Như đã nói ở trên, bạn cần xoay chuyển quá trình suy nghĩ của bạn từ chỗ làm thế nào để chốt một đơn hàng sang bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề gì. Trước khi liệt kê các tính năng của sản phẩm, bạn cần tìm ra những vấn đề mà khách hàng tương lai đang vướng mắc. Nếu bạn không thể tìm ra vấn đề mà sản phẩm mình có thể giải quyết thì có thể là chúng không hợp với thị trường này hoặc đó không phải là một sản phẩm tốt hoặc cách bán sản phẩm của bạn cần phải tinh chỉnh để tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể mà các công ty đang phải đối mặt.

Bằng cách đặt câu hỏi cho các khách hàng, bạn có thể phát hiện ra rằng giải pháp của bạn rẻ hơn, dịch vụ khách hàng của bạn vượt trội hoặc sản phẩm của bạn sẽ khiến cuộc sống của nhóm nhân khẩu mục tiêu của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Dù bạn gặp phải vấn đề gì trong việc bán hàng, hãy chắc chắn rằng mình có gắn kết sản phẩm với các nhu cầu của khách hàng.

2. Luôn tìm cách tăng thêm giá trị

Đừng nghĩ rằng một khi khách hàng đã rút tiền ra mua sản phẩm của bạn thì có nghĩa là quá trình bán hàng đã hoàn tất. Thường thì những người bán hàng sẽ liên hệ với khách hàng cho đến khi đã chốt xong đơn hàng, và sau đó khi vụ mua bán hoàn tất, họ sẽ chuyển khách hàng cho đội dịch vụ. Đây chính là một cơ hội bị bỏ lỡ.

Hãy thường xuyên liên lạc với các khách hàng của bạn và tìm cách tiếp tục hỗ trợ họ, lắng nghe nhu cầu ngày càng tăng của họ và sẵn sàng trả lời các câu hỏi trước khi các vấn đề nảy sinh. Bạn không nhất thiết phải luôn ở trạng thái bán hàng nhưng sự tương tác sẽ giúp các kênh thông tin luôn rộng mở. Thêm nữa, nếu vì lý do nào đó, giải pháp của bạn không đáp ứng được nhu cầu của họ, bạn cần lắng nghe các ý kiến phản hồi vì bạn muốn cải thiện hoặc giải quyết vấn đề trước khi quá muộn.

kỹ năng bán hàng

3. Đồng cảm với các khách hàng tương lai của bạn

Các khách hàng tương lai thường xuyên nhận các cuộc gọi của các nhân viên bán hàng, và họ có thể thấy được sự khác biệt giữa một người chân thành giải quyết vấn đề và một nhân viên bán hàng thiếu kiên nhẫn không thực sự quan tâm tới vấn đề của họ. Hãy trở thành một người thuộc nhóm thứ nhất và lắng nghe các khách hàng tiềm năng của bạn và giải quyết các vấn đề của họ. Bạn càng lắng nghe tốt bao nhiêu thì mối quan hệ mua bán của bạn càng tốt bấy nhiêu.

4. Đưa ra một giải pháp hợp lý

Các khách hàng tiềm năng biết khi nào ai đó đang cố gắng bán gì đó cho họ bất chấp nó có phù hợp hay không. Hãy đừng làm một người như thế. Thay vào đó, hãy cung cấp một giải pháp mà khách hàng tương lại thực sự cần, dựa trên các hoàn cảnh cụ thể của họ.

Các công ty mới thường có động lực với suy nghĩ về chủ nghĩa lý tưởng: Bạn đang cố gắng làm điều gì đó tốt hơn, nhanh hơn hoặc hiệu quả hơn. Bạn đang tìm cách sáng tạo và đổi mới. Bạn đang đem lại cho thế giới này thứ mà trước đây chưa ai từng làm. Hãy đem tinh thần và niềm đam mê đó vào các cuộc trò chuyện bán hàng với các khách hàng.