Thương hiệu là “tổng tài sản phi vật thể của sản phẩm: Tên, bao bì, giá cả, lịch sử phát triển, danh tiếng của sản phẩm, và cách nó được quảng cáo. 

” David Ogilvy – Tác giả cuốn On Advertising.

Bạn cứ tưởng tượng bản thân mình bước ra đường với bộ quần áo rách rưới từ trên xuống dưới. Tên bạn là Trần Văn Mèo, chân bạn bị bong gân và bạn phải đi cà nhắc. Hẳn người ta sẽ nghĩ gì về bạn? Đâu ai biết bạn từng là một tỷ phú với kiến thức uyên thâm, chỉ vì bị phá sản nên giang hồ dí nợ, đánh đập. Bạn phải thay tên đổi họ để trốn chạy.
Cái người ta nhìn thấy chính là cái người ta cảm nhận. Rất nhiều người nói rằng: Sản phẩm của tôi rất tốt, rất hiệu quả, giá rất rẻ (Đặc biệt là những doanh chủ xuất phát từ chuyên môn như: Bác sĩ, sản xuất,…Hoặc những doanh chủ đã lớn tuổi, thâm niên lâu năm). Chỉ có mỗi một cái là bao bì rất xấu, hình ảnh chụp bằng điện thoại, nhìn thiết kế thì liên tưởng ngay đến cánh đồng lúa. Vậy thì khách hàng sẽ cảm nhận thế nào, suy nghĩ thế nào?

VẬY THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?

Thứ nhất là Cái tên như ví dụ ở trên chính là…cái tên. Cụ thể là logo. Logo phải thể hiện được bạn làm ngành gì một cách tinh tế. Không phải cứ bán đồ ăn là bê nguyên mớ nguyên liệu nấu ăn. Đồng thời phải thể hiện được luôn cái hồn của doanh nghiệp bạn.

xây dựng thương hiệu bằng hình ảnh

Thứ hai là Cái bao bì nó giống như bộ quần áo bạn mặc. Bạn muốn nổi bật giữa bữa tiệc hay muốn “lạc trôi” giữa hàng tá sản phẩm trong siêu thị? Ai cũng tôn trọng người có kiến thức, kinh nghiệm uyên thâm. Nhưng người ta lại muốn nhìn ngắm và tiếp cận trai xinh gái đẹp hơn (Cho dù không có gì trong đầu). Bao bì sản phẩm cũng y chang. Bạn bán một lọ thuốc tiền triệu, mà vỏ thuốc làm bằng nhựa “bình dân”, thiết kế thời trống đồng, thì ai dám mua một sản phẩm như vậy? (Trừ những thương hiệu lâu đời). Ngược lại cũng đừng làm ngược lại. Bạn bán một sản phẩm giá rẻ, chất liệu bao bì rất rẻ. Nhưng nhìn phải đẹp và bắt mắt. Nếu 2 sản phẩm giá ngang nhau, chất lượng chưa ai biết, thì khách hàng sẽ chọn ai? Trung Quốc và các nước tây âu làm rất tốt điều này.

Thứ 3 là cái phong cách thiết kế. Cái này liên quan đến định vị. Khách hàng không thể nhớ nhiều hơn 3 công ty trong cùng một lĩnh vực. Nên bạn phải đồng bộ mọi thiết kế của mình. Tập trung vào đúng một cái và làm cho khách hàng nhớ duy nhất một cái đó là ok. Sản phẩm đắt tiền thì phải thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp. Sản phẩm rẻ tiền thì phải đẹp và gần gũi.

Thứ tư là lịch sử phát triển. Nếu một người 50 tuổi đứng lên trước đám đông và bảo rằng cách đây 5 năm tôi trẻ như người mới 35 tuổi. Bạn có tin không? Có thể bạn sẽ tin 50%. Nhưng nếu ông ta đưa ra hình ảnh chứng minh (Dù có dùng photoshop, và bạn cũng không thể biết được) thì bạn sẽ tin 90%. Doanh nghiệp hay sản phẩm cũng nên làm điều tương tự. Công ty mình đã từng như thế nào, phát triển ra sao, đem lại những giá trị gì cho khách hàng. Phải có tư liệu bằng hình ảnh hoặc video, khách hàng mới “BIẾT” và sau đó mới “TIN”

Thứ sáu là video review hoặc hình ảnh khách hàng. Cái này không nói chắc bạn cũng làm hết rồi.

Thứ 7 là hình ảnh sản phẩm. Bao gồm…hình ảnh sản phẩm, banner cho sản phẩm, hoặc video hướng dẫn sản phẩm. Nếu dòng sản phẩm của bạn ai cũng biết xài thì phải xem thử hình mình đã đẹp nhất chưa, phù hợp nhất chưa. Còn nếu sản phẩm mới, độc, lạ thì phải hướng dẫn cho khách hàng cách sử dụng. Khi họ thấy sử dụng đơn giản, quá trình xem video thấy hứng thú, thì tự nhiên họ sẽ mua. Phần này gần như là chủ chốt của việc “sống” hay là “chết” khi làm marketing trên internet. Ai dùng mỹ nhân kế tốt thì người ấy nắm chắc khoảng 50% thắng (Nếu tất cả mọi thứ như quản lý, điều hành, nguồn lực giống những đối thủ). Đặc biệt là các bạn trẻ bán hàng online.