Hãy để SEO quay về đúng bản chất của nó – Là một công việc, là một đam mê chứ không phải là những lời nói đầu môi hay những phát hiện đã cũ rích từ thời tiền sử. Là để kiếm tiền.
Nên quay lùi một chút về định nghĩa cơ bản: SEO là đẩy từ khóa lên TOP trang 1 kết quả trên các công cụ tìm kiếm. Từ khóa ở đây là các nhu cầu tìm kiếm của hàng trăm triệu User mỗi ngày vẫn đang hoạt động trên thế giới Internet. Kết quả trang 2 hầu như vô nghĩa với lợi ích của nhà đầu tư.
Vấn đề nằm ở đây SEO ( Search Engines Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) hoạt động dựa trên các Search Engines. Và tất cả các công cụ tìm kiếm (SE – Search Engines) đều hoạt động dựa trên những thông số, những thuật toán nền tảng đã được qui định chặt chẽ, những nguyên tắc khung sườn, những con số tạo ra những qui chế hiển thị các kết quả tìm kiếm trên các SE. Và người làm SEO để muốn “chém gió” phải biết được chút ít nào đó những qui chế này để tối ưu dự án SEO của mình.
Dựa vào những kiến thức nền tảng này, những SEOer khi thực hiện nhiều dự án khác nhau. Với những yếu tố cơ bản về website, user, sản phẩm, lĩnh vực, giá cả….Mới đưa ra những chiến lược khác nhau để thực hiện dự án SEO của mình.
A. Một phần kiến thức nền tảng trong SE là:
- Data mining
- Web mining
- Text mining
- Những kiến thức về tf idf, kiến thức nền tảng UX, UI
- Search Quality, Web Structure…
- Nhiều nhiều lắm….
B. Những nền tảng mà mọi người đang biết trong SEO :
- Content
- Link
- Onpage
- Social vs Traffic
Tất cả những kết quả hiển thị của SEO đều dựa vào nền tảng qui tắc của các SE.
Tùy kiến thức nền tảng, trải nghiệm thực tế dự án, SEOer sẽ xây dựng ra bộ skill thực hiện dự án SEO cho riêng mình. Tùy phong cách mỗi người, sẽ có người thiên về content, có người thiên về link, có người thiên về tối ưu, hoặc cũng có người thiên về Social vs traffic… Hoặc kết hợp các yếu tố ( Content – Link – Onpage – Social vs Traffic ) để tạo ra những cách thực hiện dự án riêng cho từng dự án SEO.
Những trường phái SEO hiện tại đều đi theo các nền tảng của các SE, dựa vào bộ skill của mình và thực tế dự án để thực hiện các dự án SEO. Và theo yêu cầu ngày càng cao từ các SE như Google – Bing – Ask…, SEOer ngày càng có nhiều kiến thức tốt hơn về các SE.
Nhưng, ngày càng nhiều diễn giả đâu đó ngoài kia đang nói về trường phái SEO này, trường phái SEO kia, SEO ABCD gì đó mà ngay cả kiến thức nền tảng cũng không biết. Nên cứ thấy gì đó mới là làm như phát hiện ra tân thế giới thì nên xem lại xíu những kiến thức cơ bản này rồi hãy chém nhé.
Rồi nào làm theo những bước này bạn sẽ trở thành SEO Pro… Vâng, Pro gì ở đây khi ngay cả cơ chế SE hoạt động như nào, cơ chế crawl data hay cơ chế các SE trả về những kết quả theo query của User còn không biết thì Pro nằm ở đâu hả mấy Thánh ? Hay chỉ là mỗi ngày đi link, viết bài, cày cuộc như con ong chăm chỉ là trở thành Pro ?
Thôi ngay những giọng điệu mị dân, kiểu ta là nhất hay ta luôn luôn đúng đó đi, làm vài dự án đã trở thành Pro, làm vài từ khóa đã trở thành diễn giả. Ném cho một dự án trăm key cost vài trăm mil xem có làm được không nhé. Cũng cạn lời…
Ngay cả những hướng phát triển của một SEOer còn chưa rõ nhưng vẫn chém như bão.
Những thủ thuật vẫn chỉ mãi là thủ thuật, trước sức mạnh tuyệt đối mối mưu mô đều trở nên vô nghĩa.
Dù ngắn hay dài mục tiêu của SEO vẫn là tiền về túi khách hàng, đừng vẽ ra thêm nữa, đừng làm phức tạp lên nữa. Hãy nâng cao khả năng hơn để đảm bảo mang lại cho khách hàng những kết quả tốt nhất. Hãy đưa cho khách hàng thấy được hiệu quả dự án ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án, và sau đó hãy để kết quả thực tế cho khách hàng biết được doanh thu từ dự án SEO.
Và điều quan trọng khi làm SEO dự án là các kết quả tìm kiếm của Google như một bài toán có rất nhiều cách giải đáp, không đúng hoàn toàn cũng không sai hoàn toàn, chỉ là làm chưa đủ sâu, thực hiện công việc chưa đúng phương pháp vào thời điểm đó.
Bài viết dành cho những SEOer, có thể là amater, newbie, pro gì đó mọi người tự nhận định. Ai thấy không thích có thể không cần xem. Có nhiều người nhìn vào profile sẽ nói sao mình làm đào tạo mà lại chia sẻ những kiến thức này. Nhưng, đào tạo là đạo tạo, cái Tâm với nghề vẫn phải có. Và làm việc vì đam mê, vì yêu thích, và vì SEO vẫn sống được.