Đầu năm 1992, Pepsi cố gắng giành giật lại thị trường Đông Nam Á từ Coca (lúc đó Pepsi chiếm 17% còn Coca là 75%) bằng chiến dịch “The Number Fever.” Mọi thứ tiến triển tốt đẹp cho đến khi thảm họa marketing lớn nhất trong lịch sử xảy ra…
Kế hoạch của họ như sau: Ở Philippines, Dưới mỗi nắp chai Pepsi, 7 Up và Mountain Dew sẽ có 3 chữ số. Các chữ số này sẽ được dùng để bốc thăm may mắn trúng giải. Giải thưởng từ 1,000 peso đến 1,000,000 peso (khoảng 40,000 USD). Đến cuối chương trình, Pepsi sẽ công bố con số may mắn giành giải đặc biệt 1,000,000 peso, và người giữ nắp chai này sẽ đến nhận thưởng.
Chương trình ngay lập tức thu hút sự chú ý của toàn dân Philippines. Doanh số Pepsi tăng vọt 40% chỉ trong vài tuần. Đến cuối chương trình, theo thống kê sơ bộ, 31 triệu người (hơn nửa số dân toàn quốc) đã tham gia chương trình.
Để chắc ăn, Pepsi đã gửi một bức thư nho nhỏ cho công ty đại diện quay số ở Mexico tên là D. G. Consultores, liệt kê những con số không được chọn (vì những con số này được in với số lượng lớn trên cả triệu nắp chai). Nhưng rủi thay, không hiểu sao công ty đại diện không nhận được thông tin này. Họ đã chọn số 349 làm con số may mắn. Và 349 lại là con số nằm trong danh sách cấm của Pepsi, bởi vì có đến 800,000 nắp chai đã được đánh số 349!
Vậy là thay vì mất 1,000,000 peso (40,000 USD) cho người giải nhất, Pepsi giờ phải trả tận 800 tỉ peso (32 tỉ USD) cho những người đạt giải đặc biệt. Phải nói thêm rằng, lợi nhuận của Pepsi ở Philippines năm 2012 chỉ đạt 240 tỉ peso/năm!
Dĩ nhiên là Pepsi làm gì có tiền mà trả. Thế là hàng chục nghìn người Philippines bắt đầu phản đối Pepsi. Họ tấn công, ném gạch, và thậm chí ném bom vào các xe tải của Pepsi. Xe Pepsi phải được bảo vệ tận răng, còn các nhà lãnh đạo Pepsi trốn ra nước ngoài. Nhân dân Philippines đã đâm hơn 1,000 đơn kiện hình sự lẫn dân sự Pepsi tội quỵt tiền. Để giải quyết hết những đợt kiện này, Pepsi đã phải trả hết 10 triệu USD phí thuê luật sư. Đồng thời, họ đã phải trả 250 triệu peso cho những người đi kiện để xoa dịu phần nào.
Một sai lầm nhỏ khiến công ty bay mất mấy chục triệu USD, cơ sở vật chất bị tấn công, thương hiệu bị tẩy chay, công ty bị hầu tòa liên tục còn lãnh đạo phải trốn ra nước ngoài. Đây có thể coi là thảm họa marketing lớn nhất lịch sử nhân loại từ trước đến giờ…
NGUỒN TRÍCH DẪN: Ecoblader