Thẻ meta description là 1 thành phần quan trọng của việc làm seo và rộng hơn nữa đó chính là việc quảng bá website của bạn lên các cổ máy tìm kiếm. Chẳng hạn Google coi là một bài viết tóm tắt toàn bộ trang web của bạn, dựa vào đây mà Google xác định keyword và nội dung trang web của bạn. Do vậy bạn phải cẩn thận, trau chuốt kỹ hơn trong việc tạo và tối ưu hóa thẻ meta description.

1. Ưu điểm của thẻ meta description là gì?

Chú ý rằng việc thay đổi thường xuyên nội dung bài viết là điều cấm kỵ.

Tối ưu thẻ mô tả trong SEO

Tối ưu thẻ mô tả trong SEO

Khi người dùng tìm kiếm với từ “ban xe hoi Toyota” thì kết quả trả về là tiêu đề và một phần thẻ meta description của nó được sử dụng làm đoạn trích.

Tiêu đề trang chủ có thể liệt kê tên website/doanh nghiệp của bạn và có thể có một ít thông tin quan trọng khác như vị trí xác thực của doanh nghiệp, hay thông tin về các lĩnh vực kinh doanh chính hoặc các mặt hàng được chào bán của doanh nghiệp.

Thẻ mô tả website

Thẻ mô tả website

Người dùng thực hiện truy vấn “Mua xe Toyota ở đâu”. Với thẻ meta description duy nhất được sử dụng làm đoạn trích, hiển thị dưới dạng kết quả.

2. Cách sử dụng thẻ Meta Description:
– Meta Description chứa từ khóa
– Meta Description tóm tắt nội dung trang một cách chính xác
– Meta Description nên có số ký tự trong khoảng 140-160 ký tự kể cả dấu cách
– Mỗi URL phải có một thẻ meta description riêng

Ví dụ:
– Viết đoạn miêu tả cung cấp thông tin và gây hứng thú cho người dùng khi họ thấy đoạn trích từ thẻ meta description của bạn hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm..
Khi viết thẻ description cần tránh:
– Viết thẻ meta description không liên quan đến nội dung trang
– Sử dụng các miêu tả chung chung như “Đây là một trang web…” hay “Trang về thiết kế web”
– Chỉ điền các từ khóa vào đoạn miêu tả
– Sao chép và dán toàn bộ nội dung của tài liệu vào thẻ meta description

description-tag-mieu-ta-0

Meta Description Tag

– Sử dụng các mô tả duy nhất cho mỗi trang
Tạo thẻ meta description khác nhau cho mỗi trang sẽ giúp ích cho cả người dùng và Google, đặc biệt trong những truy vấn mà người dùng có thể mở ra nhiều trang trong tên miền của bạn (ví dụ, những truy vấn sử dụng site: seotongthe.vn). Nếu trang của bạn có hàng ngàn, thậm chí hàng triệu trang, các thẻ meta description thủ công có lẽ không khả thi. Trong trường hợp này, bạn có thể tạo ra các thẻ meta description tự động dựa trên nội dung của từng trang đó.
Cần tránh: Dùng một thẻ meta description cho tất cả các trang trong site hay một nhóm lớn các trang.