Một số lý giải nguyên nhân vì sao các sàn thương mại điện tử thời gian vừa qua phải đóng cửa! Hudson Pham chia sẻ cho các bạn cùng biết:
1. Chi phí đầu tư làm sản phẩm & duy trì hạ tầng của sàn TMĐT là quá lớn. Thường mất 1-2 năm để xây dựng sản phẩm, đầu tư hạ tầng, duy trì hàng tháng … có khi lớn hơn xây dựng 1 mặt bằng siêu thị offline như HC, Mediamart 
2. Chi phí marketing để có 1 đơn hàng quá cao, vì tất cả trả bằng quảng cáo để kéo khách hàng về, tỷ lệ người dùng trực tiếp vào website để tìm và mua hàng rất thấp do thương hiệu & không chiến lược SEO tốt. Để có người bán, các sàn lại phải bao luôn thêm các chi phí vận chuyển, thanh toán …
3. Việt Nam không phải là nước sản xuất, hàng hoá toàn nhập về bán lại, vì thế không có người bán nào có lợi thế về giá so với đối thủ, dẫn đến 1 sản phẩm (SKU) có tới hàng trăm người bán nhưng chính sách giá như nhau. Vì thế người mua sau khi xem hàng sẽ tìm xuống cửa hàng Offline để xem xét sản phẩm, dịch vụ rồi mới quyết định mua hàng.

thương mại điện tử

Doanh thu của các sàn TMĐT đến từ đâu?
1. Thu phí % qua các giao dịch thành công. Nhưng như trên giải thích, khách hàng không thanh toán trực tuyến, mà mua hàng offline hoặc thanh toán CoD. Hơn nữa phí này thu quá thấp không đủ cover phí marketing.
2. Thu phí các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS): Phí listing, phí thuê gian hàng, phí quảng cáo tin VIP … nhưng những dịch vụ VAS này cũng ko đủ hiệu quả để khách hàng sẵn sàng chi trả, do cũng không cạnh tranh gì với các shop khác cùng bán 1 sản phẩm trên sàn.
3. Chi phí đầu tư xong là mất, không có đem lại giá trị trong tương lai vì cả người mua và người bán đều KHÔNG TRUNG THÀNH. Hết lợi là biến!
Hai khoản thu này thường chỉ cover được 10-20% chi phí cho đầu tư và vận hành, ví thế càng mở rộng càng đốt tiền nhanh, càng đi nhanh thì càng nhanh chết.
Đối với doanh nghiệp B2C thì sao? Làm e-Commerce có tốn kém hơn offline không? Ngoài các nội dung chi phí cũng phải đầu tư như làm marketplace và B2C2C, thì chi phí cho 1 đơn hàng Online tốn kém hơn chi phí cho 1 đơn hàng Offline, vì các lý do:
1. Trả phí giao dịch thanh toán Online (3%) cao hơn off-line (1.5%) hoặc CoD (1%).
2. Chi phí, thời gian và nguồn lực để xử lý đơn hàng, giao hàng đến tay khách hàng cũng cao hơn so với off-line. Đặc biệt tỷ lệ chuyển hoàn cao (5-10%) trong khi Offline thì không.
3. Bị cạnh tranh về chiến lược giá vì khách hàng có thể so sánh dễ dàng với các đối thủ cạnh tranh.

Thương mại điện tử - B2B là gì
Vậy TMĐT của Việt Nam sẽ dịch chuyển theo xu hướng nào? Có lẽ Online to Offline (O2O) là lựa chọn phù hợp:
1. Phải có cửa hàng và dịch vụ Offline tốt, cạnh tranh.
2. Online làm kênh để tiếp thị là chính, dẫn khách hàng xuống Offline thực hiện giao dịch.
Làm thế nào để thúc đẩy giao dịch TMĐT? Câu trả lời là phải thúc đẩy thói quen THANH TOÁN THẺ!
1. Thẻ TÍN DỤNG mục đích chính là kích cầu, thúc đẩy giao dịch mua sắm với người tiêu dùng. Muốn vậy, người bán & hãng vận chuyển phải bắt tay để cung cấp dịch vụ CCOD (Credit Card On Delivery)
2. Các dịch vụ tài chính như thanh toán trả góp 0%, giảm giá, cash back, loyalty là động lực để khách hàng thực hiện giao dịch Online!